Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh Lớp 7 qua một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh Lớp 7 qua một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh Lớp 7 qua một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo
I. PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài: Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh là một phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh tự giải quyết vấn đề học tập để phát triển các phẩm chất và năng lực của mình thông qua tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Có thể khẳng định rằng đây là một phương pháp dạy học rất hiện đại, giúp học sinh biết vận dụng sáng tạo những nội dung học tập vào thực tiễn của cuộc sống một cách linh hoạt và hiệu quả. Phương pháp này giúp học sinh học để làm chứ không phải học để biết như cách học truyền thống trước đây. Để tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh thì cần phối hợp rất nhiều phương pháp dạy học, đồng thời giáo viên phải có định hướng để học sinh vận dụng một cách sáng tạo nội dung học tập trong sách giáo khoa vào thực tiễn cuộc sống với phương châm học để làm. Nhận thức được vấn đề trên, nên ngay sau khi được tập huấn về dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Tôi đã xem rất nhiều tài liệu có liên quan đến cách dạy học mới này, mới mong muốn sẽ tổ chức dạy một cách khoa học và mang lại hiệu quả cao nhất cho học sinh. Năm học 2020 – 2021 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 7E và dạy bộ môn Ngữ văn lớp 7 (7C,7D,7E). Sau một thời gian nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi từ nhiều nguồn học liệu khác nhau tôi đã tìm ra một trong những yếu tố góp phần thành công trong dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh lớp 7 đó là hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm là chìa khóa thực hiện việc học đi đôi với hành, học qua làm, học giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống ngay trong lớp, trong trường. Đây là phương pháp ưu việt cho sự phát triển năng lực sáng tạo, giúp các em tự chiếm lĩnh tri thức, hình thành các kĩ năng, giá trị phẩm chất của bản thân. Thông qua kế hoạch hoạt động, tôi đã tổ chức cho các em trải nghiệm bằng những hoạt động thiết thực hết sức bổ ích. Những thử nghiệm luôn được tôi tổ chức trên lớp. Tôi đã trình bày sáng kiến này của bản thân trước Ban giám hiệu nhà trường được nhà trường trực tiếp khảo sát và đánh giá cao đồng thời cho phép tôi áp dụng trong lớp vào giờ hoạt động trải nghiệm, ngoài giờ lên lớp hoặc các tiết sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần,. Ngoài ra còn khuyến khích các giáo viên khác học hỏi và thực hiện theo nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh. Trên tinh thần đó tôi quyết định chia sẻ những kinh nghiệm vừa qua của bản thân thông qua sáng kiến kinh nghiệm với tên goi: “Phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh lớp 7 qua một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo” Thực hiện: Trang 1 Là phương pháp nghiên cứu một số tài liệu, một số văn bản có liên quan đến việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở lớp 7 nhằm cung cấp thêm một số hiểu biết cũng như căn cứ pháp lý khi triển khai nội dung đề tài. b. Phương pháp khảo sát: Là phương pháp khảo sát đối tượng học sinh, nhất là các em lớp 7 về đặc điểm tâm sinh lý để xây dựng những hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với đối tượng các em. c. Phương pháp trao đổi kinh nghiệm: Là phương pháp trao đổi với một số đồng nghiệp có kinh nghiệm về tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo để từ đó tôi xem xét và điều chỉnh những biện pháp trong đề tài một cách hợp lý nhằm mang lại tính hiệu quả cao hơn của nội dung nghiên cứu. d. Phương pháp tổng kết: Là phương pháp tổng kết những vấn đề đã nghiên cứu và khảo sát từ đó xây dựng những biện pháp có tính khả thi cho nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Thực hiện: Trang 3 1.2.1. Câu lạc bộ. Câu lạc bộ được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ văn nghệ, câu lạc bộ tiếng anh, câu lạc bộ lá lành đùm lá rách,câu lạc bộ thơ văn Việc ổ chức các câu lạc bộ sẽ giúp các em tăng cường hoạt động tập thể phát triên nhân cách và các năng lực vốn có của bản thân qua đó các em có thể vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống hằng ngày. 1.2.2. Tổ chức diễn đàn. Tổ chức diễn đàn là cơ hội để các em bày tỏ ý kiến, quan điểm của bản thân trước tập thể. Đây cũng là một hoạt động bổ ích và có tính giáo dục cao, bởi lứa tuổi các em THCS là đang trong giai đoạn chuyển giao giữa người lớn và trẻ con, sẽ có nhiều điều thắc mắc, nhiều vấn đề các em chưa thổ lộ ra. Nếu tổ chức diễn đàn thành công, có nội dung, có chủ đề thì đây sẽ là cơ hội tốt để các em thể hiện quan điểm hoặc bày tỏ những ý kiến của mình, vừa giúp các em giải tỏa được những vấn đề chưa rõ đồng thời giúp các em điều chỉnh bản thân để có những hành động, việc làm thiết thực và đúng đắn. Việc tổ chức diễn đàn có rất nhiều chủ đề, chủ điểm để giáo dục các em, chẳng hạn như diễn đàn: “điều em muốn nói” theo chủ đề chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam để các em thổ lộ những tâm tư tình cảm của mình về thầy cô giáo. Hoặc diễn đàn: “Sức khỏe vị thành niên” để giúp các em giải đáp những thắc mắc về tâm sinh lý lứa tuổi, hoặc có thể tổ chức cho các em một diễn đàn về “Bố mẹ ơi hãy hiểu con” Đây cũng là nội dung cần thiết để các em bộc lộ những thái độ, tình cảm của bản thân về gia đình mình. Bởi trong cuộc sống, cũng có nhiều gia đình giáo dục con cái theo một hệ thống áp đặt, lấy những đặc điểm gia truyền, truyền thống để bắt buộc con cái phải nghe theo, làm theo mà không cần biết đến tâm lí của của con như thế nào,. 1.2.3. Tham quan, dã ngoại. Việc tổ chức tham quan, dã ngoại đối với lứa tuổi học sinh trong trường THCS thì tương đối khó, cả về thời gian, không gian, Nhưng đây là hoạt động hết sức thiết thực vì hoạt động này sẽ mang lại cho các em cảm giác thật, trải nghiệm thật để các em so sánh với kiến thức đã học và tự tìm cho mình một cách liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn chuẩn mực nhất. Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực tham Thực hiện: Trang 5 Bảng khảo sát thái độ học sinh về tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Ý KIẾN ĐỀ LỚP TSHS TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO XUẤT KHÁC Thích Không thích 7C 34 30 4 0 7D 34 32 2 0 7E 33 29 4 0 Như vậy qua bảng khảo sát trên đã giúp tôi nhận thấy việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoàn toàn phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em. Nhất là các em lớp 7, bởi cái tuổi này mọi thứ bắt đầu thay đổi trong mỗi các em. Chính vì thế việc được thầy, cô tổ chức các hoạt động như diễn đàn, câu lạc bộ hoặc dã ngoại thì sẽ rất vui và hứng thú tránh sự gò bó, nhàm chán trong các tiết học. Đồng thời là cơ hội để các em thể hiện bản thân, giao lưu học hỏi lẫn nhau,. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp. Mục tiêu của giải pháp là trình bày một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 7 nhằm giúp các em vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. Qua đó phát triển những phẩm chất,năng lực của bản thân qua các hoạt động này. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. Để tổ chức được một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tôi đã tìm hiểu kĩ các tài liệu, các thông tin liên quan từ nhiều nguồn để có những hoạt động thiết thực và hiệu quả. Cụ thể như sau: Bước 1: Khảo sát đối tượng – Thống nhất nội dung. Để tổ chức có hiệu quả một hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì không thể thiếu phần khảo sát đối tượng. Vì nếu không nắm bắt được tâm lý đối tượng thì việc tổ chức sẽ không mang lại hiệu quả. Do đó, trước khi nghiên cứu nội dung, kế hoạch của hoạt động trải nghiệm sáng tạo nào đó tôi luôn khảo sát để xem tâm lý ,thái độ của các em về vấn đề sẽ được triển khai như thế nào, sau đó tôi mới tổ chức thực hiện. Ví dụ: Trước khi triển khai Hoạt động trải nghiệm sáng tạo về chủ đề “Người thắp lên ngọn lửa tâm hồn” (Tiết 51,52 tuần 13 - theo kế hoạch dạy học của bộ môn Thực hiện: Trang 7 Thứ nhất Kế hoạch là văn bản nhằm tạo sự thống nhất giữa các bên : Nhà trường – gia đình – giáo viên. Có kế hoạch thì nhà trường mới nắm được cụ thể nội dung hoạt động trải nghiệm ra sao ở lớp học mà giáo viên đề xuất, từ đó sẽ có những chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời cho giáo viên triển khai thực hiện có hiệu quả. Về phía gia đình phụ huynh, khi thấy được kế hoạch hoạt động trải nghiệm chi tiết mà giáo viên trao đổi, phụ huynh sẽ yên tâm để tạo điều kiện cho con, em mình tham gia, đồng thời kết hợp với giáo viên để giúp đỡ các em như đưa đón các em luyện tập, biểu diễn, đi tham quan, hoặc mua sắm trang phục, các dụng cụ cần thiết để các em tham gia đầy đủ. Thứ hai Kế hoạch hoạt động là căn cứ pháp lí cho giáo viên tổ chức và thực hiện nội dung một cách chính trực để phòng khi gặp những sự cố ngoài ý muốn thì sẽ không bị cô lập hoặc bị đổ lỗi mà sẽ có tổ chức cá nhân trong và ngoài nhà trường giúp đỡ. Thứ ba Kế hoạch hoạt động là căn cứ chuẩn mực để giáo viên dựa vào đó triển khai thực hiện một cách khoa học. Các nội dung thực hiện tuân thủ kế hoạch thì hiệu quả của nội dung sẽ đạt được kết quả nhất định. Vì trong quá trình dạy học, không phải lúc nào kế hoạch cũng được triển khai thực hiện được bởi sẽ có nhiều lý do khách quan như: việc dạy học phải đảm bảo thời gian, gặp một số lịch hoạt động chung của nhà trường, các tổ chức trong trường,hoặc do thời tiết không phù hợp trong khoảng thời gian dự kiến tổ chức. Chính vì thế giáo viên căn cứ kế hoạch và thực tế để có điều chỉnh phù hợp cho các em tham gia trọn vẹn, an toàn và mang lại giá trị giáo dục cao. Dưới đây là kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11: Nội dung kế hoạch như sau: Thực hiện: Trang 9 Giáo dục chuyển từ hướng tiếp cận nội dung sang hướng tiếp cận năng lực. Chú trọng việc tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế nhằm giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH. 1. Nội dung: Nội dung 1: Diễn đàn “Điều em muốn nói” (Tổ chức cho học sinh tham gia thuyết trình trước diễn đàn về những suy nghĩ, tâm tư tình cảm của mình về công ơn đối với thầy cô giáo). Các lớp căn cứ nội dung chủ đề, lựa chọn đại diện tham gia diễn đàn. Số lượng tham gia không hạn chế. Nhưng đảm bảo các em đều phải tham gia ít nhất một nội dung. Nội dung 2: Tổ chức thi diễn văn nghệ về chủ đề hát về thầy cô. Tương tự như nội dung 1, các lớp lựa chọn học sinh có năng khiếu văn nghệ tham gia dự thi. Nội dung bài hát phaỉ đúng chủ đề hát về thầy cô giáo. Nội dung 3: Thi vẽ về chủ đề ngày ngày nhà giáo Việt Nam. Tương tự như nội dung 1, các lớp lựa chọn học sinh có năng khiếu hội họa tham gia dự thi. Phần thi vẽ không đặt nặng về đẹp của hội họa và về ý tưởng của chủ đề bức họa. 2. Biện pháp thực hiện. - Giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. - Trình kế hoạch lên Ban giám hiệu nhà trường. - Ban giám hiệu căn cứ Kế hoạch để chỉ đạo, giúp đỡ giáo viên, học sinh thực hiện tốt kế hoạch. - Công bố nội dung kế hoạch đến phụ huynh học sinh phối hợp thực hiện. - Giáo viên và học sinh căn cứ kế hoạch để triển khai thực hiện. - Giáo viên phối hợp với giáo viên trong tổ và một số giáo viên trong trường: giáo viên Nhạc, Mỹ thuật, Tổng phụ trách đội để đánh giá kết quả sau hoạt động. 3. Thời gian thực hiện: Sau khi được nhà trường phê duyệt, giáo viên triển khai kế hoạch đến từng lớp nắm rõ nội dung và tổ chức tập luyện. Thời gian tổ chức vào tiết trải nghiệm của từng lớp và tiết sinh hoạt cuối tuần trước ngày 18/11/2020. Thực hiện: Trang 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_pham_chat_nang_luc_cho_hoc.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh Lớp 7 qua một số hoạt động trải ngh.pdf