Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học gây hứng thú và phát triển năng lực âm nhạc cho học sinh Lớp 7

doc 20 trang sklop7 23/06/2024 1203
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học gây hứng thú và phát triển năng lực âm nhạc cho học sinh Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học gây hứng thú và phát triển năng lực âm nhạc cho học sinh Lớp 7

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học gây hứng thú và phát triển năng lực âm nhạc cho học sinh Lớp 7
 Phương pháp dạy học gây hứng thú và phát triển năng lực âm nhạc cho học sinh lớp 7
 MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI .........................................................................2
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: ...........................................................2
 1. Cơ sở lý luận: ................................................................................................2
 2. Cơ sở thực tiễn: .............................................................................................2
 II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:..................................................................3
 III. CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC : ................................................................4
 IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN:...............................................................17
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:...............................................19
 I. KẾT LUẬN:.................................................................................................19
 II. KHUYẾN NGHỊ: ........................................................................................19
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 CÁC MINH CHỨNG
 2/20
Phương pháp dạy học gây hứng thú và phát triển năng lực âm nhạc cho học sinh lớp 7
 PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
1. Cơ sở lý luận.
 Theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐTchương trình giáo dục phổ thông 
2018 với mục tiêu giáo dục học sinh phổ thông để rèn luyện tốt 5 phẩm chất và 
10 năng lực từ đó các em có thể phát huy và vận dụng tối đa khả năng của mình 
vào thực tiễn.
 Xuất phát từ yêu cầu mà ngành giáo dục đặt ra, đòi hỏi những người giáo 
viên phải tìm ra phương pháp đổi mới sao cho phù hợp với lứa tuổi, với điều 
kiện cơ sở vật chất của từng trường, từng địa phương.
 Như chúng ta đã biết âm nhạc cùng với mĩ thuật là bộ môn thuộc phạm 
trù nghệ thuật đòi hỏi người học phải mạnh dạn, tự tin và một chút năng khiếu, 
học sinh học theo phương châm học vui – vui học. Vì vậy tạo cho các em sự say 
mê hứng thú học tập, phát huy tính tích cực chủ động, tư duy, sáng tạo của 
người học là rất cần thiết.
 Môn Âm nhạc ngoài mục tiêu chung là hình thành và phát triển năng lực 
tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo thì môn 
âm nhạc còn phát triển năng lực đặc thù: năng lực cảm thụ, năng lực thực hành, 
trình diễn và mở rộng hiểu biết về âm nhạc truyền thống của Việt Nam và tinh 
hoa văn hoá âm nhạc thế giới góp phần bồi dưỡng đạo đức, trí tuệ, tạo không khí 
vui tươi, lành mạnh, bồi dưỡng mầm non nghệ thuật cho tương lai đất nước.
2. Cơ sở thực tiễn.
 Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi có nhiều thay đổi về tâm sinh lí, sự 
phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về cơ thể và hình thành những phẩm chất mới 
về mặt trí tuệ, đạo đức. Học sinh được tiếp xúc với nhiều môn học, nhiều giáo 
viên và nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Vì vậy các em dần tách khỏi ảnh 
hưởng của một giáo viên, các em muốn mọi người coi mình là người lớn, dễ bị 
lôi cuốn vào những hoạt động hình thức hấp dẫn, sôi nổi.
 Muốn nâng cao chất lượng dạy – học môn âm nhạc và cuốn hút được học 
sinh đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn trau dồi nghiệp vụ sư phạm, bồi 
dưỡng kiến thức mới, luôn tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học. Giáo 
viên cần phải luyện tập thường xuyên để có những “ngón nghề” sao cho học 
sinh cảm nhận được học âm nhạc với thầy (cô) thực sự là bổ ích và lý thú; có ý 
nghĩa khơi dậy niềm đam mê và khám phá được những khả năng âm nhạc của 
các em. Có nghĩa là giáo viên phải để cho học sinh có được sự cảm mến, khâm 
phục thực sự - Thầy (cô) phải chỉ cho học sinh thấy được cái đúng cái sai và biết 
cách sửa sai cho các em. Để làm được việc này, người giáo viên âm nhạc phải 
thực sự tâm huyết với nghề, cố gắng nỗ lực để có những phương pháp kỹ năng 
giảng dạy tốt nhất đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của học sinh và hoàn 
thành tốt nhiệm vụ giáo dục trong giai đoạn đổi mới.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
 Với mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy 
học tích cực mang tính quyết định đến chất lượng đào tạo học sinh. Phương 
pháp dạy học tích cực có vai trò quan trọng trong việc phát huy tính chủ động, 4/20
Phương pháp dạy học gây hứng thú và phát triển năng lực âm nhạc cho học sinh lớp 7
 Bảng 2: Tổng hợp kết quả học tập của học sinh lớp 7 đầu năm học
 2020 - 2021.
 Tổng số Đạt Chưa đạt
 Lớp
 HS Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
 7A 40 32 80 8 10
 7B 39 35 90 4 10
 7C 40 33 83 7 17
 7D 39 38 97 1 3
 7E 39 37 95 2 5
 Tổng 197 175 89 22 14
 Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ học sinh không hứng thú với môn học còn 
cao, số học sinh xếp loại chưa đạt còn nhiều.
 Nguyên nhân của tình trạng trên đựơc thể hiện ở một số điểm sau:
 - Do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được việc dạy 
và học Âm nhạc cho giáo viên và học sinh.
 - Do giáo viên chưa thực sự tích cực trong việc trau dồi kỹ năng sử dụng 
nhạc cụ. Một giờ học nhạc mà dạy chay thì chắc chắn không thể sinh động và lôi 
cuốn học sinh chưa kể đến khả năng xướng âm và khả năng hát của giáo viên.
 - Trong quá trình dạy giáo viên chưa thực sự là người điều khiển dẫn dắt 
học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức. Các em còn đang “mơ hồ” về cách tự giải 
quyết các kiến thức âm nhạc: ví dụ về cách đọc chuẩn cao độ giữa các nốt, chưa 
nắm rõ tác dụng của các ký hiệu âm nhạc nên còn ngại thể hiện trước các bạn. 
Kế đến là sự thiếu tự tin vào khả năng của mình nên các em học sinh chưa có 
thói quen phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, phát triển tư duy mới.
 - Kết quả của sự dạy và học đó làm cho giáo viên không có thói quen và 
kĩ năng trong phương pháp dạy học tích cực còn học sinh học tập chưa trở thành 
chủ thể của việc tiếp nhận thức kiến thức mới. 6/20
Phương pháp dạy học gây hứng thú và phát triển năng lực âm nhạc cho học sinh lớp 7
 Để phát triển năng lực cảm thụ, năng lực hoạt động nhóm tôi đã thực 
hiện:
 + Giáo viên chuẩn bị phiếu hoặc bảng phụ.
 + Giáo viên chia lớp thành các nhóm.
 + Quy định thời gian thảo luận 3 phút.
 + Nêu nội dung thảo luận cho từng nhóm:
 - Nhóm 1: Nêu hiểu biết của em về dân ca quan học Bắc Ninh. Kể tên một 
số làn điệu dân ca quan họ mà em biết.
 - Nhóm 2: Bài hát Lí cây đa được viết ở nhịp gì? Trong bài có sử dụng kí 
hiệu âm nhạc gì?
 - Nhóm 3: Bài hát được chia làm mấy câu?
 - Nhóm 4: Lời ca của bài gợi lên hình ảnh gì?
 + Các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả của nhóm.
 + Các nhóm nhận xét bổ sung bài của nhau.
 + Giáo viên nhận xét, bổ sung kiến thức.
 Phương pháp này giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ những băn 
khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng 
cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi học sinh có thể nhận rõ trình độ hiểu biết 
của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những điều gì. Bài học 
trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ là sự tiếp nhận từ giáo viên.
Thành công của phương pháp này phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của các 
thành viên trong nhóm, cho nên để thành công ở phương pháp này giáo viên 
cần:
 + Cách đưa vấn đề phải làm cho các thành viên lớp nhóm hứng thú và 
muốn giải quyết.
 + Tổ chức và quản lý tốt quá trình làm việc của học sinh.
 + Tùy thuộc vào điều kiện lớp học, trình độ học sinh mà giáo viên có 
những yêu cầu mức độ khác nhau.
 + Công việc được giao phải có nội dung rõ ràng, học sinh phải hiểu được 
nhiệm vụ được giao. Trong hoạt động nhóm cần chú ý đến tư duy tích cực và 
năng lực làm việc hợp tác của các thành viên.
 + Giáo viên tôn trọng ý kiến, kết quả của các nhóm, khuyến khích cho học 
sinh các nhóm tự báo cáo, đánh giá và nhận xét kết quả.
 Nội dung dạy hát chúng ta vẫn thường theo quy trình: giới thiệu bài hát, 
cho học sinh nghe bài hát, chia đoạn chia câu để hát, luyện thanh khởi động 
giọng, tập hát từng câu, tập hát cả bài... nhưng khi áp dụng vào một số bài hát 
mà học sinh đã thuộc, đã từng được nghe... Thì việc dạy học theo nhóm nhỏ sẽ 
giúp cho giáo viên không quá lệ thuộc máy móc, lệ thuộc vào quy trình dạy hát 
kể trên mà giáo viên chỉ cần chia nhóm nhỏ cho học sinh tập hát, sau đó giáo 
viên sửa sai, củng cố. Phương pháp này sẽ giúp cho tiết dạy thêm sôi nổi và các 
nhóm được trình bày tác phẩm, tập biểu diễn nhiều hơn....
 Ví dụ 2: Tiết 20: Tập đọc nhạc số 6 chương trình âm nhạc lớp 7.
 + Giáo viên chuẩn bị phiếu hoặc bảng phụ.
 + Giáo viên chia lớp thành các nhóm. 8/20
Phương pháp dạy học gây hứng thú và phát triển năng lực âm nhạc cho học sinh lớp 7
nhằm giải quyết một vấn đề xác định. Trong vấn đáp tìm tòi giáo viên giống như 
người tổ chức sự tìm tòi còn học sinh giống như người tự lực phát hiện kiến thức 
mới. Vì vậy khi kết thúc cuộc đàm thoại, học sinh có được niềm vui của sự 
khám phá, trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy.
 - Phương pháp thực hành âm nhạc:
 + Giáo viên đưa ra yêu cầu cho học sinh.
 + Học sinh nghiên cứu SGK.
 + Giáo viên hướng dẫn học sinh từng phần, giao cho mỗi nhóm, mỗi cá 
nhân một nhiệm vụ cụ thể.
 + Tiến hành tập dượt.
 + Kết hợp nhóm, khớp nhạc.
 + Trình bày tác phẩm.
 Ví dụ 3: Tiết 20: Ôn bài hát: Đi cắt lúa chương trình âm nhạc lớp 7.
 Giáo viên đàn hoặc hát một câu bất kì trong bài yêu cầu các em tái hiện 
lại bằng giọng hát của mình.
 Giáo viên hướng dẫn các em một số động tác múa của đồng bào các dân 
tộc Tây Nguyên để các em có thêm những lựa chọn khi biểu diễn bài hát.
 Giáo viên không nên áp đặt các em vào từng nhóm, để các em tự chọn 
nhóm bạn diễn sẽ làm học sinh phấn khởi, vui sướng khi làm việc cùng nhau.
Trong giờ ôn tập hay kiểm tra bài hát này giáo viên yêu cầu học sinh tự lựa chọn 
hình thức trình bày, cách hát (hát nối tiếp, hát đuổi...) lựa chọn cách gõ đệm và 
sáng tạo các động tác múa phụ họa cho bài hát, cách kết bài...
 Đặc biệt trong giảng dạy âm nhạc nếu người giáo viên chỉ giải thích 
không thì tiết học không thể có hiệu quả, chúng ta không thể nói với học sinh 
rằng bài hát này giai điệu hay thật, hoặc giai điệu đẹp thật mà thiếu đi việc hát 
minh hoạ cho các em. Nên để học sinh nắm bắt được giai điệu bài hát hay bản 
nhạc thì nhất thiết người giáo viên phải hát được bài hát hay bản nhạc đó một 
cách chuẩn xác và thể hiện được cảm xúc trong đó.
 3. Phương pháp phát triển năng lực sáng tạo.
 Dạy học phát triển năng lực sáng tạo nhằm phát triển các tiềm năng sáng 
tạo của học sinh, giúp các em trở thành những cá nhân sáng tạo.
 Dạy học phát triển năng lực sáng tạo còn tạo điều kiện để học sinh làm 
chủ quá trình học tập của bản thân.
 Giáo viên khi đặt mục tiêu phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong 
các mục tiêu dạy học nhất thiết phải xác định được các công cụ, phương pháp 
sáng tạo và nguyên liệu ngay từ khâu chuẩn bị bài.
 Để học sinh thể hiện được sự độc đáo và sáng tạo của mình thông qua 
hoạt động âm nhạc trong quá trình dạy Ôn bài hát tôi thực hiện cho học sinh vẽ 
tranh minh họa cho bài hát, hoặc yêu cầu học sinh viết lời mới theo giai điệu bài 
hát.
 Ví dụ 4: Tiết 15: Ôn bài hát: Khúc hát chim sơn ca.
 Giáo viên yêu cầu tốp ca lên biểu diễn bài hát. Trong qua trình tốp ca biểu 
diễn bài hát giáo viên mời một số học sinh lên thể hiện cảm xúc của mình về bài 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_gay_hung_thu_va_ph.doc