Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Vật lý 7

doc 23 trang sklop7 26/06/2024 1270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Vật lý 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Vật lý 7

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Vật lý 7
 Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
 I Phần mở đầu
 1. Lí do chọn đề tài 3-4
 2. Mục tiêu nhiệm vụ đề tài 4-5
 3. Đối tượng nghiên cứu 5
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5
 5. Phương pháp nghiên cứu 5-6
 II Phần nội dung
 1. Cơ sở lý luận 6
 2. Thực trạng 7
 2.1/ Thuận lợi –khó khăn 7-8
 2.2/ Thành công – hạn chế 8-9
 3.3 / Mặt mạnh – mặt yếu 9
 3.4 / Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 9
 2.5 / Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra 9-10
 3. Biện pháp, giải pháp 
 3.1 / mục tiêu của giải pháp ,biện pháp 10-11
 3.2 /Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp ,biện pháp 11-18
 3.3 / Điều kiện thực hiện giải pháp ,biện pháp 18
 3.4 /Mối quan hệ giữa các giải pháp ,biện pháp 18-19
 3.5 /Kết quả khảo nghiệm ,giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 19
 4 / Kết quả thu được qua khảo nghiệm ,giá trị khoa học của vấn đề 20
 nghiên cứu 
 III Kết luận và kiến nghị
Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015-2016 Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến
 PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
 VÀO GIẢNG DẠY MÔN VẬT LÝ 7.
 I . PHẦN MỞ ĐẦU:
 1 / LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, nơi chứa đựng các 
tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, nơi chứa đựng và phân huỷ các chất 
thải do con người tạo ra trong đời sống và sản xuất. Môi trường có vai trò cực kì 
quan trọng đối với đời sống con người. Môi trường đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh 
trưởng và phát triển và còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những 
nét đẹp văn hoá, thẩm mĩ của con người. Việc bảo vệ môi trường hiện là một trong 
nhiều những mối quan tâm mang tính toàn cầu, ở nước ta bảo vệ môi trường là vấn 
đề được quan tâm sâu sắc.
 Môi trường ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang bị ảnh hưởng
nặng nề bởi nhiều nguyên nhân như: Khí hậu, nhiệt độ, khói bụi, rác thải công 
nghiệp,rác thải sinh hoạt, tiếng ồn vv.... Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền 
kinh tế nó kéo theo sự phát triển của nhiều loại máy móc, xe cộ khiến cho sự ô nhiễm 
tiếng ồn ngày càng gia tăng đến mức báo động. Không chỉ ở các thành phố lớn, các 
khu công nghiệp mà ngay cả những làng quê vốn yên lặng nay cũng trở nên quá ồn 
ào do sự phát triển của các phương tiện giao thông, các phương tiện thông tin - 
truyền thông hoạt động một cách thiếu khoa học, các loại máy móc vv..
 Trong số các môn học ở trường THCS thì môn Vật lí là một trong những môn 
học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế giới 
tự nhiên nói chung và về môi trường xung quanh. Vì thế qua môn học này, mỗi khi 
cung cấp một đơn vị kiến thức cơ bản có liên quan đến môi trường thì giáo viên có 
thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào từng đơn vị kiến thức này hoặc từng bài 
giảng của mình. Để việc tính hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong từng bài 
Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015-2016 Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến
 Hơn thế nữa đề tài được xây dựng nhằm trao đổi kinh nghiệm trong phương 
 pháp giảng dạy tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đối với môn Vật lý 
 trường THCS, đặc biệt là nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
 Chính vì thế mà tôi đã đi sâu nghiên cứu tim hiểu về những nguyên nhân nào 
dẫn đến ô nhiễm môi trường, trên cơ sở đó tôi sẽ lồng ghép kiến thức đó vào trong 
tiết dạy và dùng phương pháp dạy học có tích hợp môi trường để làm thế nào vừa 
dạy cho học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản của bộ môn và vừa lồng ghép các 
đơn vị kiến thức về môi trường cho học sinh.
 3 /.Đối tượng nghiên cưú: 
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các bài học của chương trình vật lý 7 có liên 
quan đến giáo dục môi trường. Từ đó ta có thể giáo dục ý thức bảo vệ môi trường 
đến các em học sinh khối 7 Trường THCS Lê Đình Chinh, xã Quảng Điền, huyện 
Krông Ana, Tỉnh Đak Lak. 
 4 / Giới hạn Phạm vi nghiên cứu : 
- Thực hiện đề tài này thực hiện trong vòng 2 năm.từ năm 2014-2015 lúc đó Học 
sinh lớp 6 bắt đầu tiếp xúc với bộ môn vật lý và năm học 2015-2016 hiện nay là học 
sinh khối 7 của trường trung học cơ sở Lê Đình Chinh, xã Quảng Điền, huyện Krông 
Ana, Tỉnh Đak Lak.
 5/ Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp trực quan: Sử dụng tranh, ảnh, sử dụng băng, đĩa hình.
- Phương pháp thảo luận: Thảo luận nhóm học sinh.
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề: Giáo viên đưa ra vấn đề cần
nghiên cứu- học sinh nghiên cứu tài liệu và giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên phải căn cứ vào các nội dung cụ thể của từng bài, xác định nội dung
đó thể hiện ở mức độ nào ? (Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận hay mức độ liên hệ) 
và phụ thuộc vào đối tượng học sinh ở từng địa phương để vận dụng các phương 
Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015-2016 Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến
thông tin mới để mở mang kiến thức về mọi lĩnh vực, nhất là về tình hình ô nhiễm 
môi trường đang diễn ra ngày càng trầm trọng như hiện nay.
2 / Thực trạng : 
 - Trước sự ô nhiễm môi trường như hiện nay, để bảo vệ chính mình và người thân 
của mình, thì mỗi con người phải có ý thức bảo vệ môi trường. Thông qua những 
việc làm cụ thể là tất cả học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường đều phải có ý thức 
bảo vệ môi trường đang sống. Vì các em còn nhỏ nên việc nhận thức về môi trường 
cũng còn hạn chế, nhưng có nhiều việc làm để các em có thể góp một phần vào 
phong trào bảo vệ môi trường đang được thực hiện ở khắp mọi nơi trên đất nước và 
trên toàn thế giới. Để cùng với toàn thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường, Bộ Giáo 
Dục và đào tạo nước ta đã và đang phát động các phong trào “Trường học thân thiện, 
học sinh tích cực”, “Môi trường xanh – sạch - đẹp”. 
 Ở trường THCS Lê Đình Chinh việc tích hợp kiến thức về bảo vệ môi trường 
trong môn học vật lí đã được các giáo viên thực hiện trong qua các tiết học song 
điều này chưa mang tính liên tục và chưa có hệ thống, do vậy học sinh còn nắm bắt 
vấn đề này một cách chung chung.
 Đối với học sinh, mặc dù các em đã được nghe, được biết là phải bảo vệ môi 
trường nhưng trên thực tế điều này chưa thực sự tác động đến hành động của các em. 
Mối quan hệ giữa việc học kiến thức với thực tiễn đời sống chưa chặt chẽ. Một ví dụ 
minh chứng đó là khi lao động các em còn đốt rác là bao bì ni lon, tạo nên những làn 
khói ô nhiễm gây ảnh hưởng đến nhiều người.
2.1 / Thuận lợi –khó khăn :
 * Thuận lợi:
 Một là:Trường THCS Lê Đình Chinh luôn được sự quan tâm của ủy ban nhân dân 
xã Quảng Điền, sự quan tâm của lãnh đạo Phòng giáo dục. Gần đây các hoạt động 
dạy và học của nhà trường không ngừng đi lên và đã đạt được một số thành tích đáng 
kể. Cơ sở vật chất cơ bản đã được đầu tư đáp ứng cho nhu cầu dạy và học .
Trang 7 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015-2016 Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến
trường đang sống, còn phòng máy của trường không đủ và hư hỏng nhiều không thể 
tạo điều kiện để học sinh tiếp cận với thông tin mới để mở mang kiến thức về mọi 
lĩnh vực, nhất là về tình hình ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày càng trầm trọng 
như hiện nay.
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu.
-Vấn đề bảo vệ môi trường đã được cộng động quan tâm. Trong nhà trường nội dung 
này cũng đã được lồng ghép trong nhiều môn học nhất là môn Giáo dục công dân, 
môn Sinh học. Điều này tạo thuận lợi hơn cho giáo viên khi tích hợp nội dung này 
trong môn học Vật lí.
-Học sinh rất hứng thú khi tìm hiểu vấn đề môi trường trong khi học tập môn Vật lí 
vì đây là môn học mà kiến thức gắn liền với thực tiễn đời sống.
-Tuy nhiên còn thể hiện mặt yếu đó là đồ dùng dạy học trực quan chưa đáp ứng tốt 
cho việc tích hợp bảo vệ môi trường, trong các tiết học giáo viên tích hợp thường 
thông qua lời giảng, còn mang nặng tính thuyết giáo do vậy học sinh chỉ biết nghe và 
làm thậm chí làm mà không hiểu vì sao lại như vậy.
2.4/ Nguyên nhân các yếu tố khác
- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Thói quen xả rác của người nông dân vẫn còn tồn tại phần nào tác động đến ý thức 
của các em học sinh.
- Một số em học sinh chưa thực sự tích cực, chưa chủ động trong việc vận dụng kiến 
thức học ở trường với thực tiễn.
2.5 / Phân tích đánh giá thực trạng mà đề tài đặt ra:
 Một là - Đối với học sinh lớp 7 kiến thức cơ bản về môi trường vẫn còn hạn chế. 
 Hai là- Thời gian của mỗi tiết học 45 phút và chỉ có một tiết trên tuần đối với môn 
Vật lý.
 Ba là -Đồ dùng thí nghiệm hư hỏng nhiều, chưa có máy quay dùng để thu thập tư 
liệu, tranh ảnh, các tư liệu về môi trường và bảo vệ môi trường còn hạn chế.
Trang 9 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015-2016 Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến
 Bằng phương pháp giảng dạy đưa những kiến thức bảo vệ môi trường đơn giản, 
cụ thể gắn liền với cuộc sống và địa phương của các em, kết hợp nhắc nhở của giáo 
viên sẽ là một trong những yếu tố góp phần cho sự thành công cho tiết dạy có tích 
hợp bảo vệ môi trường. 
 Cần tổ chức những buổi ngoại khóa để học sinh có điều kiện tìm hiểu về vấn đề 
môi trường ở địa phương, để từ đó các em có biện pháp và hành động cụ thể bảo vệ 
môi trường. Thường xuyên liên hệ với môi trường ở trường học, ở gia đình, ở địa 
phương. Và bản thân người giáo viên phải là một tấm guơng trong vấn đề bảo vệ môi 
trường.
3.2 / Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp, giải pháp: 
 Để cụ thể vấn đề nghiên cứu ở trên, qua tìm hiểu tài liệu và một số đề tài có liên 
quan, tôi có xây dựng hệ thống câu hỏi, câu trả lời và phương pháp giảng dạy các 
kiến thức cho một số bài có tích hợp bảo vệ môi trường môn Vật lí 7.
1. Bài 1 : NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
 a. Địa chỉ tích hợp: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt 
ta.
 b. Phương pháp tích hợp : sử dụng thí nghiệm để hình thành kiến thức làm thế nào 
để nhìn thấy một vật(hình 1.2 a), gv kết hợp đặt ra các câu hỏi.
GV hỏi : Các em có biết vì sao các bạn học sinh ở thành phố bị cận nhiều hơn các 
bạn học sinh ở nông thôn không ?
HS nhận thức : ở thành phố, do nhà cao tầng che chắn nên các học sinh thường phải 
học tập, làm việc và vui chơi dưới ánh đèn điện (ánh sáng nhân tạo) hoặc ánh sáng 
khuếch tán nên mắt thường dể bị cận. Chúng ta ở nông thôn học tập, làm việc và vui 
chơi dưới ánh sáng chủ yếu là ánh sáng tự nhiên vì thế mà ít bị cận hơn.
GV: Để khắc phục hiện tượng trên thì các học sinh thành phố cần phải làm gì ?
HS trả lời : Các học sinh thành phố cần có kế hoạch học tập hợp lí, tổ chức vui chơi, 
dã ngoại ở những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên.
Trang 11 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015-2016 Người thực hiện: Phan Thị Hồng Luyến
Hs nhận thức : Sự ô nhiễm ánh sáng gây ra các tác hại cho con người như: Làm cho 
con người luôn bị mệt mỏi, ảnh hưởng đến tâm lí, lãng phí năng lượng, mất an toàn 
giao thông và sinh họat.
GV : Làm thế nào để giảm thiểu ánh sang đô thị ?
HS nhận thức: Để giảm thiểu ánh sáng đô thị cần phải:
+ Sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu.
+ Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ.
+ Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung ánh sáng vào nơi cần thiết.
+ Lắp đặt các loại đèn phát ra ánh sáng phù hợp với sự cảm nhận của mắt.
3. Bài 5 : ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
a. Địa chỉ tích hợp:
Gương phẳng là một phần của mặt phẳng phản xạ được ánh sáng.
b. Phương pháp tích hợp: hình thành kiến thức tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng( 
có sử dụng thí nghiệm H5.2- SGKVL7), cho học sinh nêu ví dụ thực tế, kết hợp sử 
dụng hình ảnh vể sự ô nhiễm của nguồn nước,các hành động để bảo vệ môi trường 
nước.
GV : Các mặt nước trong xanh của các dòng sông, ao, hồ có vai trò gì ?
Hs trả lời : Các mặt nước trong xanh của các dòng sông, ao, hồ nó không những là 
 những chiếc gương phẳng tự nhiên để tôn lên 
 vẽ đẹp cho quê hương mà nó còn góp phần 
 quan trọng vào việc điều hòa khí hậu tạo ra 
 môi trường trong lành.
 GV giới thiệu hình ảnh về môi trường nước 
 chúng ta đang ở tình trạng ô nhiễm rất nghiêm 
 trọng
GV: Vậy chúng ta cần phải làm gì để có được những mặt nước trong xanh này?
Trang 13 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2015-2016

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_tich_hop_bao_ve_moi_truong.doc