Sáng kiến kinh nghiệm Quản lí và giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm

pdf 27 trang sklop7 27/07/2024 1010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quản lí và giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Quản lí và giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Quản lí và giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm
 1 
 MỤC LỤC 
 Nội dung Trang 
 Mục lục 1 
 Danh mục các chữ cái viết tắt 2 
 1. Mở đầu 3 
 1.1. Lý do chọn đề tài 3 
 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 
 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4 
 2. Nội dung 4 
 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề 4 
 2.2. Thực trạng 5 
 2.2.1 Tình hình chung. 5 
 2.2.2. Thuận lợi 5 
 2.2.3. Khó khăn 6 
 2.3. Các giải pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề: 10 
 2.3.1. Đối với giáo viên chủ nhiệm. 10 
 2.3.2. Biện pháp tổ chức thực hiện. 19 
 2.3.3. Xử lí học sinh vi phạm. 22 
 2.3.4. Phối hợp với các đoàn thể trong trường. 22 
 2.4. Kết quả đạt được 23 
 3. Kết luận, kiến nghị 24 
 3.1. Kết luận 24 
 3.2. Kiến nghị 25 
 Phụ lục 26 
GV: Nguyễn Thị Dịu Hiền Trường THCS Nguyễn Tất Thành 3 
 1. MỞ ĐẦU 
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 -Quản lí và giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm giúp các em 
nâng cao ý thức tự giác, tích cực trong công tác chủ nhiệm là vấn đề quan 
trọng trong công tác dạy học. Đặc biệt là ở các trường vùng sâu vùng xa, xã 
nghèo, vùng dân tộc thiếu số....việc học sinh có mải chơi, thiếu ý thức học 
tập, đánh nhau, bỏ học không chỉ là nổi lo của ngành giáo dục hôm nay mà 
còn là gánh nặng cho thế hệ tương lai về nguồn nhân lực, nguồn lao động chất 
lượng thấp. Đáng kể đến việc các em nghỉ học bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội 
ảnh hưởng đến trật tự an ninh. Các em bỏ học sớm, thất học sẻ là gánh nặng 
cho xã hội, của ngày mai. 
 -Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi đã quyết định chọn đề tài này, 
và hy vọng thông qua những kinh nghiệm này có thể giúp các thầy, cô có 
thêm những cách quản lí, giáo dục học sinh ngày càng tốt hơn. 
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
 -Nghiên cứu về biện pháp quản lí, giáo dục học sinh trong công tác chủ 
nhiệm giúp các em nâng cao ý thức tự giác, tích cực giúp các em tập trung 
vào việc học tập nhằm hạn chế học sinh cá biệt, bỏ học trong công tác chủ 
nhiệm. Giúp học sinh suy nghĩ tích cực đúng đắn có tinh thần trách nhiệm 
hình thành nhân cách tốt. 
 -Nâng cao sự thân thiện giữa giáo viên và học sinh, rèn luyện tính độc 
lập tự chủ, quyết đoán cho học sinh. cũng là dịp trau dồi học tập nhóm cho 
học sinh, tạo tinh thần đoàn kết, gần gũi cho học sinh, hình thành ý thức chia 
sẻ kinh nghiệm học hỏi bạn bè, ngày càng tự tin hơn và phát triển toàn diện 
hơn hoàn thiện nhân cách học sinh. 
 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
 Nghiên cứu công tác chủ nhiệm lớp, những học sinh khối 7 và 8 và học 
sinh cúp giờ, bỏ học trong trường THCS Nguyễn Chí Thanh. 
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
GV: Nguyễn Thị Dịu Hiền Trường THCS Nguyễn Tất Thành 5 
theo hướng tích cực, tự kiểm soát hành vi, thái độ trên cơ sở các quy định, 
quy ước đã được xây dựng. 
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ. 
 2.2.1. Tình hình chung: 
 -Trường THCS Nguyễn Chí Thanh đóng trên địa bàn xã Nam Dong, 
một trong những xã có nhiều thành phần dân cư phức tạp và đây là vùng kinh 
tế mới, nhiều dân tộc anh em chung sống đặc biệt có tới một phần ba dân số 
là người dân tộc vùng núi phía bắc (chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng) có 2 tôn 
giáo chính là Phật giáo, Thiên chúa giáo. Có hơn 90% hộ dân sống bằng nghề 
nông, đời sống bà con thấp. Tình hình chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội 
còn nhiều phức tạp có nhiều đối tượng nghiện ma túy, trộm cắp. 
 -Từ những năm học gần đây trường THCS Nguyễn Chí Thanh có 
khoảng hơn 300 học sinh, dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 30 %. 
 -Với đặc điểm tình hình nhà trường có những thuận lợi và khó khăn 
như sau: 
 2.2.2. Thuận lợi: 
 - Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa 
phương. Có sự nhiệt tình phối kết hợp của ban đại diện cha mẹ học sinh. Đội 
ngũ giáo viên nhiệt tình, hầu hết có năng lực chuyên môn vững vàng. Công 
nghệ thông tin phát triển cũng góp phần thuận lợi trong việc tìm hiểu các 
thông tin liên quan đến vấn đề chủ nhiệm và trao đổi thông tin liên lạc với phụ 
huynh học sinh. 
 - Hầu hết, học sinh tích cực tham gia hoạt động phong trào do lớp, đội, 
trường tổ chức. 
 - Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, an ninh trật tự trong nhà trường ổn 
định. Được sự nhiệt tình phối hợp chặt chẽ giữa các bậc phụ huynh với 
GVCN. 
 - Bản thân tôi cũng tôi luôn trú trọng hình thành nhân cách tích cực 
cho học sinh đặc biệt là học sinh lớp mình chủ nhiệm. 
GV: Nguyễn Thị Dịu Hiền Trường THCS Nguyễn Tất Thành 7 
khăn. Các em ít có sự động viên, nhắc nhở hay tạo điều kiện của cha mẹ, gia 
đình trong việc học tập ở nhà, thậm chí cả phụ huynh lẫn học sinh đều coi 
thường việc học tập dẫn đến kết quả học tập yếu và khi đã học yếu học sinh 
càng thêm lười học.Vì vậy chỉ cần gặp khó khăn, trở ngại nhỏ ở gia đình là 
học sinh và phụ huynh sẵn sàng chấp nhận nghỉ học. 
 - Nguyên nhân nữa cũng góp phần vào việc học sinh cá biệt bỏ học đó 
là sự thu hút học sinh tạo cho các em tính ham học, tò mò yêu thích học tập 
còn hạn chế do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường chưa được xây dựng 
đáp ứng với yêu cầu thực tế giáo dục đó là: trong khi yêu cầu cải cách giáo 
dục là cải cách phương pháp dạy học theo phương pháp mới: Lấy học sinh 
làm trung tâm, học sinh chủ động nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát thí 
nghiệm, thực hành để chủ động rút ra kiến thức mới, giáo viên chỉ là người 
giúp đỡ, hỗ trợ để các em đạt được mục tiêu của bài học. Qua đó gây hứng thú 
ham thích môn học, kiến thức để các em muốn đến trường đến lớp nhiều hơn 
ở nhà. Từ đó cũng hạn chế được các em bỏ học. Nhưng vấn đề này ở trường 
THCS Chí Thanh rất khó khắc phục do chưa có phòng chức năng riêng. Tất 
cả dụng cụ thí nghiệm, đồ dùng của tất cả các môn được để chung trong 
một phòng thiết bị rất chật chội khó khăn cho giáo viên thực hiện thí nghiệm, 
hay dạy các môn năng khiếu. 
 - Một số đối tượng học sinh bố mẹ có kinh tế gia đình khá giả các em 
nghĩ không cần đi học, chỉ cần dựa vào tiền của của bố mẹ là có thể sống 
sung sướng nên các em đã ham chơi và rồi bỏ học. 
 - Có học sinh bỏ học vì mặc cảm mình nhiều tuổi lại học cùng lớp với 
các em nhỏ tuổi hơn. 
 - Kinh tế xã hội phát triển kéo theo sự xuất hiện của các quán Nét, các 
quán Bi-Da. Một số học sinh ham chơi đã trốn gia đình và nhà trường bỏ học 
để vui chơi tối ngày. 
 - Một nguyên nhân không kém phần quan trọng nữa là do bệnh thành 
tích trong giáo dục nên vẫn còn số ít em đã học xong chương trình tiểu học 
nhưng khi được tuyển vào lớp 6 của trường thì đọc chưa thông thạo tiếng việt, 
GV: Nguyễn Thị Dịu Hiền Trường THCS Nguyễn Tất Thành 9 
 + Nhóm một: Gồm những học sinh nhiều tuổi, học yếu, ham chơi, lười 
học, chán học, gia đình ít quan tâm, sự hiểu biết về việc cần thiết phải học tập 
văn hoá còn hạn chế. 
 + Nhóm hai: Gồm các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu nhân lực 
lao động, nhận thức về nhu cầu học tập của con em chưa cao, học cũng được, 
không học cũng không sao hoặc những gia đình cha mẹ không hạnh phúc, ly 
dị, ly thân không quan tâm đến con cái, mạnh ai người ấy sống. 
 + Nhóm ba: Là những em thuộc các gia đình có kinh tế khá giả, bố mẹ có 
chức có quyền, có tiền, con cái ỷ lại quyền chức của bố mẹ không chịu học 
hành đua đòi ăn chơi, trốn học để thoả mãn thú vui điện tử của mình . 
 * Tìm hiểu thực trạng học sinh lớp chủ nhiệm. 
 -Qua tìm hiểu và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp 7 , với tổng phụ 
trách đội với giáo viên đã dạy lớp 7A cũng như tìm hiểu thông tin ghi trong sổ 
điểm cũ, sổ chủ nhiệm cũ của lớp 7 năm học 2018 -2019. Tôi ghi chép lại 
một số điều cần lưu ý về học sinh lớp 7 : 
 Một số em chăm học có ý thức học tập tương đối tốt như 
các em: Nguyên, Tiên, Vân. Một số em còn học trung bình yếu và lười học 
như: e Khôi, Hiếu, Công, Thành, Hồng-Vân, Huyền, Đức, Khánh,... 
 Một số em cá biệt, hay vi phạm nội quy, đánh bạn như 
các em: Tuấn, Thư, Khôi. 
 -Kết quả thống kê chất lượng hai mặt năm học 2018 - 2019 của lớp 
7A, (lớp trước khi tôi trực tiếp chủ nhiệm trong năm học 2019 – 2020) như 
sau: 
 *Kết quả hạnh kiểm cuối năm 
 Tốt Khá Trung bình Yếu – Kém 
 Sĩ số TL(%) TL TL (%) TL 
 SL SL SL SL 
 (%) (%) 
 29 17 59% 10 34 % 2 7% 
 *Kết quả học lực cuối năm 
GV: Nguyễn Thị Dịu Hiền Trường THCS Nguyễn Tất Thành 11 
dựa trên: Điều lệ Nhà trường, Qui chế đánh giá xếp loại học sinh theo quy 
định của các cấp ban hành. 
 a. Cập nhập thông tin ban đầu về học sinh: 
 - GVCN nắm chắc về đặc điểm tình hình của lớp để có cách tổ chức, 
quản lý phù hợp. 
 - Lập phiếu điều tra thông tin lí lịch cũng như suy nghĩ của học sinh về 
vấn đề liên quan đến giáo viên chủ nhiệm, sinh hoạt chủ nhiệm. 
Phiếu 1: 
 SƠ YẾU LÍ LỊCH HỌC SINH 
 1. Họ và tên học sinh:.... năm sinh.... giới tính.... 
 2. Chổ ở hiện nay: 
 3. Họ tên cha:.., tuổi. Số điện thoại:.......... 
 Nghề nghiệp (làm gì, làm ở đâu): .. 
 4. Họ tên mẹ: ..., tuổi. Số điện thoại:.......... 
 Nghề nghiệp (làm gì, làm ở đâu): . 
 5. Anh, chị, em ruột (năm sinh, nghề nghiệp của anh, chị, em, hiện đang làm 
gì ở đâu) 
 6. Hiện em đang ở với ai (cha, mẹ, ông, bà, người bảo trợ....................... số 
điện thoại........................ 
 Phiếu 2 
 TÌM HIỂU VỀ BẢN THÂN EM 
 1. Hoàn cảnh sống hiện tại của gia đình em thế nào, có khó khăn về kinh tế 
không? 
 2. Em có giúp gia đình làm công việc nhà không? 
 3. Em cảm thấy việc học của em như thế nào? Có tốt không, có khó khăn gì 
không? Em đã chấp hành nội quy nề nếp như thế nào? 
 4. Trong lớp e thấy các bạn đối xử với em như thế nào? Em có bạn thân nào 
không? Em mong muốn các bạn phải đối xử với em như thế nào? 
GV: Nguyễn Thị Dịu Hiền Trường THCS Nguyễn Tất Thành 13 
học của từng em, tình hình hai mặt của năm cũ như thế nào Viết kế hoạch 
chủ nhiệm dựa vào những vấn đề ở trên. 
 -Dự kiến bản nội quy, quy chế thi đua của lớp (để học sinh xây dựng và 
thực hiện): 
 c. Tổ chức họp phụ huynh học sinh. 
 -Giáo viên chủ nhiệm tổ chức họp phụ huynh theo kế hoạch và nội 
dung nhà trường quy định. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm GVCN chủ 
động đưa ra kết quả điều tra thông tin của học sinh cho phụ huynh nắm được 
suy nghĩ của các em. Cùng với phụ huynh phân tích đặc điểm sinh lí lứa tuổi 
dậy thì của học sinh để cùng phối hợp giúp đỡ các em nếu cần. 
 -Lập danh sách lấy số điện theo liên lạc của các phụ huynh. Và danh 
sách học sinh cá biệt năm ngoái để cùng phụ huynh quản lí tốt các em hơn. 
 d. Làm sổ theo dõi học sinh. 
 Lập bảng theo dõi học sinh về các vấn đề như: Tôi chủ động lập danh 
bạ số điên thoại của từng phụ huynh liên lạc thường xuyên kịp thời với phụ 
huynh khi có vấn đề gì liên quan đến học sinh cần phụ huynh phối hợp hỗ trợ 
thực hiện (hoặc liên lạc qua mạng vnedu). Giáo viên lập bảng theo dõi các 
vấn đề về học sinh như: 
Theo dõi thông tin liên lạc với phụ huynh. 
STT Họ và tên Họ và Số điện Nội Ý kiến trao đổi Ghi chú 
 tên phụ thoại dung và phản hồi của 
 huynh phụ liên lạc phụ huynh 
 huynh 
1 
2 
Theo dõi tình hình học tập của học sinh. 
STT Họ và tên Học Hạnh Liên hệ PHHS Ghi chú 
 lực kiểm với GVCN(Chữ 
 kí) 
GV: Nguyễn Thị Dịu Hiền Trường THCS Nguyễn Tất Thành 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_quan_li_va_giao_duc_hoc_sinh_trong_con.pdf