Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh ở bậc THCS

doc 30 trang sklop7 13/07/2024 1130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh ở bậc THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh ở bậc THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh ở bậc THCS
 SKKN : Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh ở bậc THCS
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
 - Hiện nay, dạy học theo định hướng phát triển năng lực là một trong 
những quan điểm nổi bật trong dự thảo “Đề án đổi mới chương trình và SGK 
giáo dục phổ thông sau 2015”. Theo đó, môn Ngữ văn được coi là môn học công 
cụ. Như vậy, quá trình dạy học Ngữ văn nhằm giúp học sinh hình thành và phát 
triển các năng lực đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội, thông qua việc rèn 
luyện và phát triển các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết.Với đặc trưng riêng, môn 
Ngữ văn từng bước hình thành và nâng cao năng lực tiếp nhận văn bản gồm kỹ 
năng nghe và đọc, năng lực tạo lập văn bản gồm kỹ năng nói và viết. Năng lực 
tạo lập văn bản còn gọi là Tập làm văn, thể hiện ở khả năng vận dụng tổng hợp 
kiến thức về các kiểu văn bản, kiến thức tiếng Việt, văn học cùng các kỹ năng 
thực hành tạo lập văn bản theo hình thức trình bày miệng hoặc viết.
 - Dạy học làm văn thực chất là cung cấp cho học sinh những kỹ năng để 
giao tiếp, lĩnh hội và tạo lập văn bản. Bởi vậy, trong quá trình giảng dạy, giáo 
viên ngoài việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng như: Phân tích đề, tìm ý và 
lập dàn ý thì việc rèn kỹ năng viết đoạn văn cũng cần được đặc biệt quan tâm. 
Vì đoạn văn là đơn vị cấu thành nên văn bản. 
 - Xét trong hệ thống ngôn ngữ của tổng thể một bài văn, đoạn văn là một 
đơn vị có ý nghĩa rất quan trọng.Thiếu một đoạn hoặc có đoạn viết không tốt sẽ 
ảnh hưởng đến cả bài văn.Vì thế, để góp phần nâng cao chất lượng việc sử dụng 
ngôn ngữ trong học tập và giao tiếp hàng ngày của học sinh thì mỗi giáo viên 
dạy môn Ngữ văn trong quá trình giảng dạy cần chú ý rèn kỹ năng viết đoạn cho 
các em.
2. Cơ sở thực tiễn
 - Trong chương trình Ngữ văn ở THCS, phần Tập làm văn hướng vào 6 
kiểu bài như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công 
vụ. Học sinh được học kiểu bài nghị luận từ lớp 7 đến lớp 9 và tiếp tục được học 
ở chương trình THPT. Ở kiểu bài này, để viết được một đoạn văn việc trình bày 
luận điểm có vai trò vô cùng quan trọng. Có thể cho rằng, nếu một học sinh đã 
tìm được đúng và đủ những luận điểm cần thiết để làm bài, đã sắp xếp được 
những luận điểm đó thành một bố cục hợp lí và đã biết cách trình bày được luận 
điểm,với em đó, làm văn nghị luận sẽ không còn là một công việc quá khó khăn. 
Bởi thế, rèn kĩ năng trình bày luận điểm phải được coi là khâu có ý nghĩa khá 
 1 /28 SKKN : Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh ở bậc THCS
 - Tổng hợp
 - Thống kê
 - Thực nghiệm sư phạm
 VI. PHẠM VI 
 - Phạm vi nghiên cứu ở trường THCS tôi đang giảng dạy. Kết hợp điều tra 
các đối tượng học sinh ở một số trường trong quận. 
 3 /28 SKKN : Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh ở bậc THCS
1.2. Khái niệm đoạn văn nghị luận
 1.2.1. Văn bản nghị luận
 * Thế nào là văn bản nghị luận ?
 - Theo từ điển Tiếng Việt, nghị luận là bàn và đánh giá cho rõ về một vấn 
đề nào đó. 
 - Loại văn bản dùng để phát biểu tư tưởng, quan niệm của mình về một vấn 
đề nào đó và thuyết phục người nghe đồng tình với mình gọi là văn nghị luận.
 Như vậy, văn bản nghị luận là văn bản được viết ra nhằm xác lập cho 
người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó. Muốn thế, bài văn 
nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục.
* Thế nào là luận điểm trong văn nghị luận?
 - Luận điểm là tư tưởng, quan điểm của người viết thể hiện trong bài nghị luận. 
 Nếu bài văn nghị luận không rõ luận điểm thì không toát lên được vấn đề, 
ý không mạch lạc, thiếu sức thuyết phục người đọc.
 - Trong bài văn nghị luận, mỗi luận điểm là một phần của vấn đề, một ý 
được trình bày trong đoạn văn theo một trình tự nhất định.
 - Mỗi luận điểm cần được nêu lên rõ ràng thường thể hiện ở câu chủ đề 
đứng đầu hoặc cuối đoạn. Nhưng có những đoạn văn không có câu chủ đề xác 
định luận điểm dựa vào nội dung đoạn văn.
 - Mỗi luận điểm cần có các luận cứ căn cứ lí thuyết hoặc thực tiễn thì luận 
điểm mới rõ ràng, có sức thuyết phục.
 1.2.2. Đoạn văn nghị luận
 - Đoạn văn nghị luận là một phần của văn bản nghị luận. 
 - Yêu cầu của đoạn văn nghị luận:
 + Đoạn văn phải đúng yêu cầu về mặt hình thức và cách thức diễn đạt nội 
dung đã chọn như quy nạp, diễn dịch, tổng - phân - hợp, móc xích.
 + Đoạn văn phải thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong 
câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở 
vị trí đầu tiên đối với đoạn diễn dịch hoặc cuối cùng đối với đoạn quy nạp.
 + Đoạn văn cần có đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trật 
tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm.
 + Đoạn văn cần có sự diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để sự trình bày luận 
điểm có sức thuyết phục.
 + Đoạn văn phải có sự thống nhất chặt chẽ về mặt nôi dung.
 + Đoạn văn phải đảm bảo có tính liên kết, quan hệ chặt chẽ với các đoạn 
văn khác trong văn bản. 
 5 /28 SKKN : Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh ở bậc THCS
 - Đoạn lập luận theo suy luận nhân quả có 2 cách: Trình bày nguyên nhân trước, chỉ ra 
kết quả sau. Hoặc ngược lại chỉ ra kết quả trước, trình bày nguyên nhân sau.
 - Đoạn lập luận đòn bẩy là cách trình bày đoạn văn mở đầu nêu một nhận 
định, dẫn một câu chuyện hoặc những đoạn thơ văn có nội dung gần giống hoặc 
trái với ý tưởng (chủ đề của đoạn) tạo thành điểm tựa, làm cơ sở để phân tích sâu 
sắc ý tưởng đề ra.
 Các câu trong đoạn văn cũng như các đoạn trong bài phải có sự liên kết 
chặt chẽ với nhau về nội dung cũng như hình thức:
 - Về nội dung:
 + Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải 
phục vụ chủ đề chung của đoạn văn. (Liên kết chủ đề).
 + Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí (Liên 
kết lôgic).
 - Về hình thức: 
 * Các câu, các đoạn văn phải được liên kết với nhau bằng một số biện 
pháp chính như:
 + Phép lặp: Lặp lại ở đầu câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.
 + Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã 
có ở câu trước.
 + Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
 + Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các 
từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã cho ở 
câu trước. ( SGK Ngữ văn 9 tập 2 trang 43).
 Tất cả những kiến thức lí thuyết trên là cơ sở để tôi thực hiện sáng kiến kinh 
nghiệm này. Bên cạnh đó tôi cũng khảo sát thực trạng kĩ năng viết đoạn văn của 
học sinh lớp 7, 8 ở bậc THCS để có giải pháp thực hiện hợp lí, hiệu quả.
 Trên đây là một số khái niệm liên quan đến viêc hướng dẫn rèn kỹ năng 
viết đoạn văn trình bày một luận điểm cho học sinh ở bậc THCS. Để rèn cho các 
em kỹ năng viết đoạn văn trình bày luận điểm, giáo viên phải hướng dẫn cho các 
em phải nắm chắc kiến thức các khái niệm có liên quan đến đoạn văn nghi luận, 
cách viết đoạn văn, cách sử dụng từ ngữ, diễn đạt câu trong đoạn. Cách sử dụng 
phương tiện liên kết trong đoạn văn.Tùy theo từng phương thức diễn đạt khác 
nhau mà chọn cách viết theo cấu trúc cụ thể.
 7 /28 SKKN : Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh ở bậc THCS
chỉnh. Học sinh khi viết còn chưa hiểu kĩ đề bài nên hay bị sai lệch. Việc phân 
phối thời gian, số lượng câu cho các đoạn, các ý lớn, ý nhỏ chưa rõ ràng, cụ thể. 
Cho nên, có nhiều trường hợp viết thừa hoặc thiếu chưa xác định cụ thể đề tài, 
chủ đề của đoạn văn. Quá trình lập luận, trình bày chưa chặt chẽ, lô gíc, sinh 
động. Chưa biết vận dụng nhiều phương pháp liên kết trong một đoạn văn hoặc 
nhiều đoạn văn. Vì thế các đoạn văn thường hay đơn thuần, nhàm chán. Phần 
lớn học sinh chưa biết sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp với kiểu văn bản, đặc biệt 
là phong cách văn bản. Để có đầy đủ cơ sở thực tế cho đề tài nghiên cứu của 
mình, tôi đã thực hiện khảo sát đối với học sinh khối 8 qua đề bài sau:
 Đề bài:
 Viết đoạn văn theo cách diễn dịch nên rõ vai trò của sách đối với đời 
sống con người.
 Chúng tôi khảo sát thực tế bài làm của học sinh ở nhà trường thấy rằng : 
Trên 50% số học sinh chưa có kỹ năng viết đoạn văn nghi luận. Số học sinh có 
khả năng dựng đoạn và xử lí yêu cầu của đề bài trên 22,6%, số học sinh đạt giỏi 
là 15,2 % - một con số cần quan tâm đối với việc học phân môn làm văn hiện 
nay trong nhà trường THCS.
 KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
 Phân Giỏi Khá Trung bình yếu, kém
 loại
 SL % SL % SL % SL %
 Lớp
 8A 
 6 18,8 12 37,5 11 34,4 3 9,3
 (32hs)
 9B
 3 12,5 9 37,5 10 41,7 2 8,3
 ( 24hs)
 Qua kết quả khảo sát có thể nhận thấy số học sinh chưa có kĩ năng viết 
đoạn còn nhiều, số học sinh có kĩ năng viết đoạn thành thạo còn ít. Trên bài làm 
của hầu hết các em thể hiện việc nắm khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu 
chủ đề trong đoạn văn, cách trình bày đoạn văn còn không theo đúng yêu cầu. 
 Các em không biết trình bày đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về nội 
dung cũng như hình thức. Nhiều bài viết lủng củng sơ sài, lập luận không mạch 
 9 /28 SKKN : Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh ở bậc THCS
 Chương III
 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.1. Một số định hướng khi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận . 
 3.1.1 Một số định hướng chung
 Khi làm bài văn nghị luận không chỉ dừng ở chỗ tìm ra luận điểm. Người 
làm bài còn phải tiếp tục thực hiện một bước đi rất khó khăn và quan trọng khác: 
trình bày những luận điểm mà mình đã tìm ra. Không biết trình bày luận điểm 
thì mục đích nghị luận sẽ không thể nào đạt được, cho dù người làm bài đã tập 
hợp đủ các quan điểm, ý kiến cần thiết cho việc giải quyết vấn đề.
 Để giúp học sinh lĩnh hội và hoàn thành các tri thức cũng như kỹ năng 
thực hành viết đoạn văn trình bày luận điểm thì người giáo viên có vai trò quan 
trọng. Giáo viên phải tìm ra cách thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc điểm 
tâm sinh lí, hoàn cảnh, trình độ của học sinh để đem lại hiệu quả cao. 
 Giáo viên cần lưu ý học sinh kết quả cần đạt như là mục tiêu phải đi đến, 
là tiêu chí tự kiểm tra, đánh giá.Tùy từng đối tượng học sinh cụ thể mà giáo viên 
vận dụng các phương pháp, cách thức khác nhau. Có thể tổ chức thảo luận 
nhóm, nêu vấn đề,  trong tổ chức dạy học để mang lại hiệu quả cao.
 Giáo viên tuyệt đối không áp đặt học sinh phải suy nghĩ, diễn đạt giống 
như mình. Nếu học sinh có ý kiến sai sót, giáo viên cần uốn nắn kịp thời, nhưng 
phải làm sao để các em không mất đi sự hào hứng, sự tự tin trong luyện tập.
 Tóm lại, muốn làm tốt đoạn văn, bài văn nghị luận, học sinh phải nắm 
chắc được bản chất, đặc điểm, phương pháp, cách xây dựng đoạn văn nghị luận.
 3.1.2. Một số định hướng cụ thể 
 * Cấu trúc chương trình
 Số lượng các tiết rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận trong chương trình 
Ngữ văn THCS không nhiều:
 + Lớp 7: Tiết 94: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh
 + Lớp 8: Tiết 100: Viết đoạn văn trình bày luận điểm
 Tiết 102: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
 Như vậy, để rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh phải 
bằng nhiều hình thức: thông qua các giờ học lí thuyết, giờ luyện tập, ôn tập, tiết 
kiểm tra, trả bài. 
 * Định hướng cách viết đoạn nghị luận
 Để viết đoạn văn thành công, cần chú ý tuân thủ các bước:
 11 /28 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_viet_doan_van_nghi_luan_ch.doc