Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực gây hứng thú trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

docx 22 trang sklop7 21/06/2024 1680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực gây hứng thú trong dạy học Lịch sử ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực gây hứng thú trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực gây hứng thú trong dạy học Lịch sử ở trường THCS
 A. MỞ ĐẦU
 I. Lý do chọn đề tài
 Từ năm học 2020 – 2021, ngành Giáo dục đã thực hiện chương trình giáo 
dục phổ thông 2018, trong đó vấn đề đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy 
học lịch sử nói riêng trở thành một yêu cầu bắt buộc và hết sức cấp thiết đối với 
cấp học THCS. Trong quá trình dạy học, các thầy cô giáo luôn trăn trở, tìm tòi 
những cách dạy mới nhằm nâng cao chất lượng dạy – học, đáp ứng yêu cầu của 
công cuộc đổi mới giáo dục. Việc đổi mới phương pháp dạy học trong đó việc 
kết hợp sử dụng trò chơi vào trong dạy học lịch sử là hết sức cần thiết. Do đặc 
tính khô khan của môn học nên việc kết hợp các trò chơi vào bài học nhằm củng 
cố bài học sẽ làm cho học sinh cảm thấy hứng thú hơn qua đó hiểu bài hơn, rèn 
luyện được tính năng động của học sinh, khả năng làm việc nhóm.
 Phương châm đổi mới hiện nay được giáo dục đặt ra là “Lấy học sinh 
làm trung tâm”, “Phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh trong 
việc tìm hiểu, tiếp cận và lĩnh hội tri thức”.Vậy làm thế nào để phát huy tính tích 
cực của học sinh trong dạy – học Lịch sử ? Trong thực tế dạy – học, có rất nhiều 
phương pháp được áp dụng: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương 
pháp hướng dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, nắm vững và sử dụng sách 
giáo khoa, vở bài tập, tiến hành công tác ngoại khoá
 Trong xã hội hiện nay bộ môn Lịch sử vẫn chưa được chú ý đúng mức do 
đó chất lượng chưa cao. Từ phụ huynh, học sinh thậm chí cả các thầy cô giáo 
đều cho rằng đây là môn phụ chỉ cần học qua cho có đủ điểm là được. Các giờ 
dạy lịch sử vẫn còn quá nặng nề, khô khan, nhiều sự kiện, số liệu, nhân vật Vì 
thế học sinh thấy sợ, thấy mệt mỏi với môn học này hơn là yêu thích. Có thể 
thấy rằng đặc trưng của bộ môn Lịch sử là có nhiều sự kiện, hiện tượng, số liệu 
thống kê đòi hỏi học sinh phải nắm bắt được. Chính điều đó làm cho học sinh 
mệt mỏi bởi các em ngoài học lịch sử còn phải học rất nhiều bộ môn khác nữa. 
Bên cạnh đó, xét về tâm sinh lí lứa tuổi các em thường thích chơi hơn là thích 
học. Vậy làm thế nào để tiết học lịch sử không làm học sinh căng thẳng, chán 
nản mà vẫn có thể nắm bắt được những kiến thức cơ bản của bài học? Đây có lẽ 
là câu hỏi trăn trở của đại đa số những giáo viên giảng dạy bộ môn này. Có lẽ 
mỗi người giáo viên đứng trên bục giảng sẽ có cho mình những biện pháp khác 
nhau còn với bản thân tôi thấy rằng với đặc trưng bộ môn như vậy các kĩ thuật 
dạy học tích cực sẽ làm cho tiết học nhẹ nhàng và sinh động hơn. Thực hiện tốt 
việc sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vừa giúp cho học sinh phát huy tính 
tích cực, chủ động, hứng thú trong học tập, vừa rèn luyện kĩ năng lịch sử cho các 
em. Qua đó, giúp học sinh tự bổ sung, nắm bắt kiến thức cho bản thân mình, 3
 B. NỘI DUNG
 I. Cơ sở lý luận
 Ngày 05/5/2006, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 
16/2006/BGDĐT nêu rõ những định hướng đổi mới phương pháp giáo dục, 
tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy 
học. Trong những năm qua, Bộ GD&ĐT đã trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện 
đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy 
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Trong đó, yêu cầu giáo viên tăng 
cường tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh, hướng dẫn phương pháp tự 
học cho các em.
 Theo Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông 
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp 
với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ 
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, 
hứng thú học tập cho học sinh”.[12, tr12]. 
 Trong đổi mới phương pháp dạy học cần cần kế thừa, phát triển những mặt 
tích cực trong hệ thống phương pháp dạy học đã quen thuộc, đồng thời cũng 
phải học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới, phù hợp với hoàn 
cảnh, điều kiện dạy và học ở nước ta để giáo dục từng bước trở lên vững chắc.
 II. Cơ sở thực tiễn
 1. Thuận lợi
 Xã hội phát triển cùng với sự xuất hiện của những phương tiện công nghệ 
thông tin hiện đại, giáo viên và học sinh đã được làm quen với máy tính, sử 
dụng thông tin trên mạng Internet khá thành thạo, tư duy của con người hiện đại 
cũng đã có những bước phát triển nhanh nhạy để dễ tiếp cận với cái mới. Đó cũng 
là điều kiện thuận lợi để giáo viên và học sinh có thể học tập, nghiên cứu và sử 
dụng kĩ thuật dạy học trong quá trình dạy học Lịch sử 7.
 Ban Giám hiệu nhà trường cũng đã triển khai kịp thời chương trình giáo dục 
phổ thông 2018 đến đội ngũ giáo viên nhà trường theo đúng quy định: xây dựng 
kế hoạch giáo dục để thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tiễn của 
đơn vị, của địa phương cũng như chuẩn bị tốt về điều kiện cơ sở vật chất để 
thích ứng nhanh với đòi hỏi thực tế. Việc dạy và học môn Lịch sử ở trường 
Trung học cơ sở Vạn Phúc đã và đang được áp dụng với nhiều phương pháp dạy 
học tích cực nhằm tạo sự hứng thú, thu hút sự yêu thích của học sinh đối với bộ 
môn. 
 Quá trình triển khai chương trình mới của nhà trường không gặp vướng 
mắc về chất lượng đội ngũ do đã có đủ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. 5
 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy số HS lớp 7 thích học môn Lịch sử 
chiếm 20% trong khi đó số HS học môn học này bình thường chiếm 23%; rất ít 
HS thích học môn Lịch sử cũng chiếm 19% và số HS không thích học môn 
Lịch sử chiếm 38%.
 Qua việc khảo sát thực tế giảng dạy ở trường THCS, có thể thấy các GV 
lịch sử đã tiến hành ứng dụng các kĩ thuật dạy học tích cực khi dạy học nhưng 
nhìn chung vẫn còn hết sức hạn chế khi tiến hành các bài học lịch sử ở trường 
THCS. Tuy nhiên cũng theo kết quả điều tra thực tế thì hiện nay, tần suất và 
mức độ sử dụng phương pháp này của các GV Lịch sử còn chưa nhiều, chưa 
phát huy được hiệu quả cũng như các ưu điểm của bài dạy, đồng thời cũng 
không phát huy được tối đa tính tích cực hóa của học sinh trong dạy học lịch sử 
ở trường THCS.
 III. Một số kĩ thuật dạy học tích cực 
 1. Khái niệm kĩ thuật dạy học là gì?
 Là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong 
các tình huống/hoạt động nhằm thực hiện giải quyết một nhiệm vụ/nội dung cụ 
thể.
 2. Tại sao nên sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học?
 - Cho phép giáo viên thực hiện hai nhiệm vụ chính trong giờ học một cách 
hiệu quả.
 - Cho phép giáo viên thực hiện cả ba nhóm phương pháp: dùng lời, trực 
quan, thực hành hiệu quả hơn.
 - Cho phép phát triển năng lực ở người học.
 3. Một số kĩ thuật dạy học tích cực
 Để gây hứng thú trong giờ học Lịch sử có rất nhiều biện pháp khác nhau 
như: 
 - Dạy học theo dự án .
 - Ứng dụng CNTT trong giờ học.
 - Sử dụng các câu chuyện lịch sử.
 - Sử dụng trò chơi trong giờ học Lịch sử ....
 Trong đề tài này, tôi xin tập trung khai thác biện pháp: Sử dụng các kĩ thuật 
dạy học tích cực gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử. Có rất nhiều 
các kĩ thuật dạy học tích cực như: Kĩ thuật học tập hợp tác, kĩ thuật đặt câu hỏi, 
kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật khăn trải 
bàn, kĩ thuật KWL
 3.1Kĩ thuật khăn trải bàn 
 3.1.1. Khái niệm 7
 - Trong trường hợp học sinh trong nhóm quá đông, không đủ chỗ trên giấy A0, 
có thể phát cho học sinh những mảnh giấy nhỏ để học sinh ghi ý kiến cá nhân sau đó 
dính vào phần xung quanh giấy A0.
 - Sau khi thảo luận, thống nhất ý kiến, ghim những ý kiến thống nhất vào giữa. 
Những ý kiến trùng nhau có thể dính chồng lên nhau.
 - Những ý kiến chưa được thống nhất, được giữ lại ở phần xung quanh và cá 
nhân có quyền bảo lưu.
 3.1.6 Minh họa:
 Trong bài 14 - Lịch sử 7,Phần 4: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 
lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên 
 - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm
 - Mỗi cá nhân suy nghĩ và ghi vào phần ý kiến cá nhân.
 - Thảo luận nhóm, thống nhất và ghi vào phần ý kiến chung.
 - Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, phản hồi, giáo viên nhận xét 
kết luận.
 Học sinh lớp 7A1 thực hiện kĩ thuật “Khăn trải bàn” trong giờ học Lịch sử
Hay khi đánh giá Tác động của cải cách Hồ Quý Ly: Sử dụng kĩ thuật Khăn trải 
bàn
 + Chia lớp thành 4 nhóm
 + Học sinh viết ý kiến cá nhân vào ô ý kiến cá nhân
 + Thảo luận, đưa ra ý kiến chung và ghi vào ô ý kiến chung ở giữa
 + Trình bày, nhận xét, bổ sung
 3.1.7 Kết quả hoạt động
 Với phần chuẩn bị bài và hoạt động tại lớp như trên, học sinh vừa chủ động 
tiếp nhận kiến thức, khắc sâu kiến thức hơn qua sản phẩm mình làm ra, lại vừa 
phát triển năng lực hợp tác, tư duy, sáng tạo, góp phần rèn khả năng tự tin, kĩ 9
+ Từng học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” trong nhóm “mảnh ghép” lần lượt 
trình bày lại nội dung tìm hiểu của nhóm mình. Đảm bảo tất cả các thành viên 
trong nhóm “mảnh ghép” nắm bắt được đầy đủ toàn bộ nội dung tìm hiểu của 
các nhóm chuyên sâu giống như nhìn thấy một “bức tranh” tổng thể.
 + Sau đó nhiệm vụ mới được giao cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ 
này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các 
nhóm “chuyên sâu”. Bằng cách này, học sinh có thể nhận thấy những phần vừa 
thực hiện không chỉ để giải trí hoặc trò chơi đơn thuần mà thực sự là một nội 
dung học tập quan trọng.
 3.2.5 Một số lưu ý:
 - Nội dung của các chủ đề nhỏ phải có sự liên quan gắn kết chặt chẽ với 
nhau.
 - Nhiệm vụ nêu ra phải hết sức cụ thể, đảm bảo tất cả mọi học sinh đều 
hiểu rõ và có khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
 - Khi học sinh thực hiện nhiệm vụ tại các nhóm “chuyên sâu”, nhóm “mảnh 
ghép” giáo viên cần quan sát và hỗ trợ kịp thời để đảm bảo các nhóm hoàn thành 
nhiệm vụ đúng thời gian quy định và các thành viên đều có khả năng trình bày 
lại kết quả thảo luận của nhóm mình.
 - Cần đảm bảo có đủ thành viên của các nhóm “chuyên sâu” vào các nhóm 
“ mảnh ghép”
 Đề đảm bảo hiệu quả của hoạt động nhóm, các thành viên trong nhóm cần 
được phân công các nhiệm vụ như sau:
 Vai trò Nhiệm vụ
 Trưởng nhóm Phân công nhiệm vụ 
 Hậu cần Chuẩn bị đồ dùng tài liệu cần thiết 
 Thư kí Ghi chép kết quả
 Phản biện Đặt các câu hỏi phản biện
 Liên lạc với nhóm khác Liên hệ các nhóm
 Liên lạc với giáo viên Liên lạc với giáo viên để xin trợ giúp 
 3.2.6 Minh họa 
 Trong bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX- Lich sử 7
 Phần 4: Những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII 
đến giữa thế kỉ XIX
 Giáo viên đưa ra câu hỏi, vấn đề thảo luận
 Hỏi: Trình bày những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ 
VII đến giữa thế kỉ XIX?
 Học sinh áp dụng kĩ thuật “ Mảnh ghép” để thực hiện nhiệm vụ 11
 Học sinh lớp 7A2 thực hiện kĩ thuật “mảnh ghép” trong giờ học 
 Hay trong bài 14- Nước Đại Ngu thời Hồ ( 1400-1407)
Khi tìm hiểu Những nội dung cải cách của Hồ Quý Lý: sử dụng kĩ thuật các 
mảnh ghép.
 + Chia lớp thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Tìm hiểu về chính sách cải cách trong lĩnh vực Chính trị- hành chính
Nhóm 2: Tìm hiểu về chính sách cải cách trong lĩnh vực Kinh tế - xã hội 
Nhóm 3: Tìm hiểu về chính sách cải cách trong lĩnh vực Quân sự- quốc phòng
Nhóm 4: Tìm hiểu về chính sách cải cách trong lĩnh vực Văn hóa- giáo dục
Các nhóm tiến hành nhiệm vụ được giao
 + Hình thành nhóm mới:
Các bạn có mũ màu xanh về lập đội 1
Các bạn có mũ màu đỏ về lập đội 2
Các bạn có mũ màu tím về lập đội 3
Các bạn có mũ màu vàng về lập đội 4
Các bạn ở các nhóm lúc đầu sẽ trình bày nội dung mình tìm hiểu được
Sau đó thảo luận và hoàn thành: Những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly
Đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét bổ sung
 3.2.7 Kết quả hoạt động
 Với kĩ thuật này,kích thích sự tham gia tích cực của học sinh, học sinh vừa 
chủ động tiếp nhận kiến thức vừa khắc sâu kiến thức và phát huy được vai trò cá 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_cac_ki_thuat_day_hoc_tich_cuc.docx