Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hiệu quả trò chơi trong dạy học Lịch sử ở trường THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hiệu quả trò chơi trong dạy học Lịch sử ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hiệu quả trò chơi trong dạy học Lịch sử ở trường THCS
UBND HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG THCS VẠN PHÚC Đề tài: “SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS” Lĩnh vực/ Môn : Lịch sử Cấp học : THCS Tên tác giả : Hoàng Hương Quỳnh Đơn vị công tác : Trường THCS Vạn Phúc Chức vụ : Giáo viên Năm học : 2021 - 2022 MỤC LỤC 1 PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận 2. Khuyến nghị 3.Một số ý kiến đề xuất PHẦN D: TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 Từ những lý do trên tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến về việc tổ chức trò chơi để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THCS nhằm giúp bài dạy có thể trở nên tốt hơn. 2. Mục đích nghiên cứu - Khảo sát, điều tra thực tiễn việc sử dụng trò chơi trong DHLS ở trường THCS. - Xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng phần lịch sử THCS để có thể tổ chức các trò chơi một cách hợp lý - Đề xuất các dạng trò chơi cho HS trong dạy học Lịch sử ở trường THCS nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) để kiểm chứng các biện pháp sư phạm, trên cơ đó rút ra kết luận về tính khả thi của các biện pháp sư phạm được tiến hành trong trò chơi của mình 3. Đối tượng nghiên cứu Quá trình thực hiện trò chơi trong dạy học Lịch sử ở trường THCS 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan; phương pháp điều tra, quan sát; phương pháp thực nghiệm sư phạm; phương pháp tổng kết kinh nghiệm 5. Kế hoạch nghiên cứu - Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022 5 chưa nhiều, chưa phát huy được hiệu quả cũng như các ưu điểm của bài dạy, đồng thời cũng không phát huy được tối đa tính tích cực hóa của HS trong DHLS ở trường THCS. 2. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1. Thuận lợi. - Tình hình chung về giảng dạy môn lịch sử ở trường: Đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình, tận tâm trong giảng dạy. Có những giáo viên có kinh nghiệm nên thông qua công tác dự giờ, thao giảng đã đóng góp ý kiến giúp cho bản thân rút nhiều kinh nghiệm quý báu để vận dụng khi lên lớp. - Tình hình trường lớp, học sinh: Đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép, vâng lời thầy cô. bên cạnh đó học sinh cũng được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, các sách bài tập lịch sử... Nhà trường xây dựng đầy đủ thư viện điện tử và sách tham khảo để phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. - Ưu điểm khi sử dụng pgương pháp lồng ghép kể chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử: Giáo viên có thể sưu tầm các câu chuyện, các giai thoại lịch sử từ các cuốn truyện, từ nguồn tư liệu của thư viện nhà truờng để sử dụng cho bài dạy thêm phong phú, sinh động, tiết học trở nên hấp dẫn 2.2 Khó khăn khi thực hiện đề tài: - Về phía giáo viên: mặc dù đã cải cách chương trình giảng dạy nhưng vẫn còn một số bài quá dàn trải dẫn đến tình trạng “quá tải” kiến thức đối với cả giáo viên truyền thụ lẫn việc lĩnh hội kiến thức của học sinh. Giáo viên phải dành nhiều thời gian nghiên cứu chắt lọc những kiến thức trọng tâm dể bài dạy có hiệu quả. Ngoài ra giáo viên phải dành nhiều thời gian để sưu tầm các câu chuyện lịch sử liên quan đến bài dạy. - Về phía học sinh: Đa số các em học sinh cho rằng đây là môn phụ, không quan trọng, kiến thức khô khăn, khó nhớ, vẫn còn thói quen học vẹt, không nắm 7 + Tổ chức cho học sinh thi đấu dưới hình thức “bài tập về nhà”,hoặc tự chơi với nhau ngoài giờ học + Tổ chức chơi trong một buổi cắm trại hay tham quan ngoài trời + Tổ chức “ Quán lịch sử” trong ngày hội Lịch sử,ngày hội khoa học hay ngày hội truyền thống của trường. - Tuy nhiên để có thể có kết quả tốt chúng ta cần xác định,lựa chọn hình thức trò chơi và cân nhắc nội dung sao cho phù hợp với tính chất tổ chức.Chính điều đó mà đòi hỏi các thầy cô giáo cần linh hoạt sáng tạo trong mỗi hoàn cảnh. -Hình thức tổ chức 1 và 2 có thể áp dụng cho những trò chơi giống nhau + Ví dụ: Trong giờ ngoại khóa lớp 6 có thể tổ chức thi đấu giữa đại biểu các tổ trong một lớp,các em khác là cố vấn,nếu có thể cho tất cả các em cùng tham gia. Trò chơi được chọn là “ Em có biết”. Em nào hoặc đại biểu tổ nào biết nhiều sự kiện nhất thì em đó thắng cuộc.Các em trả lới theo hình thức viết trên giấy,trong khoảng thời gian từ 20- 30 phút.Thầy sẽ công bố kết quả vào cuối giờ. - Đối với hình thức tổ chức thứ 3 nghĩa là dưới dạng bài tập ở nhà.Tính chất cơ bản của trò chơi này là chỉ cần trả lời đúng và không hạn chế thời gian. - Hình thức tổ chức trò chơi thứ 4 là tổ chức trò chơi cho một buổi cắm trại hay tham quan ngoài trời.Đây là một dạng trò chơi chủ yếu có tác dụng giáo dục ý thức học sinh. - Cuối cùng để thuận tiện cho việc theo dõi trò chơi giáo viên nên chuẩn bị sẵn phiếu kiểm tra. Phiếu kiểm tra giúp giáo viên theo dõi kết quả cuộc thi một cách nhanh gọn và đây cũng là một yêu cầu không thể thiếu trong trường hợp cần công bố ngay. 3.2.1. Sử dụng trò chơi trong dạy học Lịch sử nội khóa Trong giờ nội khóa thì việc sử dụng trò chơi trong dạy học là rất hạn chế. Chúng ta chỉ có thể sử dụng trò chơi như là một phương tiện củng cố bài vào đầu giờ hay cuối giờ với khoảng thời gian rất ngắn từ 5-7 phút.Trong giờ học nội khóa tùy thuộc vào nội dung của bài học mà ta đưa ra những trò chơi cụ thể.Chủ yếu là sử dụng một số trò chơi cơ bản như trò chơi ô chữ,trò chơi nối từ,điền sơ đồ trống 9 giúp cho học sinh hứng thú hơn trong bài học,các em sẽ được làm việc tích cực,hứng thú hơn với bài học và từ đó có thể nắm vững được các kiến thức cơ bản của bài học 3.2.2. Thiết kế một số trò chơi trong dạy học Lịch sử ở THCS 3.2.2.1 Trò chơi ô chữ Hình thức trò chơi ô chữ đã có từ lâu. Tuy nhiên nếu bây giờ ta đưa nôi dung lịch sử vào và tổ chức và tổ chức tốt thì cũng rất là hứng thú và bổ ích. Trong quá trình phát triển trò chơi nên sang tạo thêm nhiều hình thức ô chữ cho đẹp và hấp dẫn. Tùy theo trình độ lớp,học sinh mà ta đưa nôi dung lịch sử vào ô chữ cũng có mức độ khó,dễ khác nhau. Về cơ bản có 3 loại trò chơi ô chữ: + Ô chữ ngang dọc + Ô chữ cắt nhau + Ô chữ xoáy ốc Ngoài ra còn có nhiều kiểu ô chũ khác nhau,việc sử dụng các trò chơi ô chũ này còn phải phụ thuộc vào nội dung của bài học Sau đây em xin trình bày một trò chơi ô chữ: Đó là trò chơi “ Ô chữ bí mật” Ở trò chơi này giáo viên chuẩn bị hệ thống các ô trống theo chủ đề (nhân vật, cụm từ tiêu biểu.). Học sinh tìm các chữ cái thích hợp để điền vào ô trống đã cho theo yêu cầu. Ở trò chơi này có 2 dạng chủ yếu: - Dạng thứ nhất: Ô chữ có một hàng ngang. - Dạng thứ hai: Ô chữ có nhiều hàng dọc và có từ chìa khoá bí mật (mô phỏng trò chơi Đường lên đỉnh Ôlimpia) Trò chơi áp dụng: Ô chữ bí mật Bài áp dụng: BÀI 26 .Quang Trung xây dựng đất nước(SGK LỊCH SỬ LỚP 7) Bước 1:Giáo viên giới thiệu trò chơi,luật chơi 11 + Cổ đại ( Kim tự tháp,người ném đĩa,nô lệ bị hành hình,nhà hát lớn) + Trung đại ( lâu đài,nông nô,thuyền buôn) + Cách mạng Pháp ( nông dân Pháp,tấn công ngục Bax-ti) + Phong trào cách mạng Đức ( Mác- Ăng-Ghen, Khởi nghĩa Béc-lin) Như vậy thông thường cần chuẩn bị nhiều tấm hình khác nhau mà tùy theo số người chơi mà chọn một số hình ảnh theo một chủ đề nhất định.Hình dược dán trên bìa dày giống như kiểu quân bài tú lơ-khơ. Có 20 quân bài thuộc 4 chủ đề,tráo bài và chia đều cho 4 em,mỗi em được 5 quân. Gỉa dụ điểm 3 trên xúc xắc ứng với cổ đại,điểm 4 là trung đại,điểm 5 là Pháp và điểm 6 là Đức. Điểm 1,2 bỏ đi. Một em gieo xúc xắc.Nếu điểm trên xúc xắc chỉ chủ đề nào thì bạn có chủ đề đó đưa bài ra. Người cầm bài phải giới thiệu về nguồn gốc và nội dung hình vẽ đó và đạt bài xuống ( bớt đi 1 quân).Những mỗi lần gieo xúc xắc chỉ được bớt một quân.Cần phải quy định: hình người thắng hình vật,hình công trình kiến trúc, hình nhiều người thắng một ngườiNgười có quân bài thua lại phải cầm lên. Em nào hết bài trước là thắng cuộc.Có quân bài mà không giới thiệu được nội dung là mất lượt,phải gieo xúc xắc lần khác. - Giả dụ chơi tay đôi và phần Lịch sử là vào cuối lớp 6 + Chuẩn bị những quân bài có hình vẽ: các công trình thuộc các triều Lý,Trần ( Chùa Một Cột,Tháp Bình Sơn,chạm đá,các tượng quái vật) và triều Lê ( Chùa Keo, Văn Miếu, Tượng quan âm,chùa Tây Phương).Có thể dung 14-16 hay 20 tấm hình.Chia số quân bài cho hai người và hình thức chơi vẫn như trên. Chúng ta vẽ lại các hình trên trong sách giáo khoa và ở các sách tham khảo khác,chẳng hạn như “ Lược sử mỹ thuật Việt Nam của Nguyễn Phi Hoành”. Trong tương lai nếu hình thức giáo dục này phát triển sẽ giúp các em học sinh sưu tập được nhiều hơn những hình ảnh học tập. Trò chơi này rất cần thiết giúp các em hiểu bài hơn,bổ sung kiến thức và sự tích cực trong học tập của các em. 13 1786,Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ nhất 1627, Nội chiến Trịnh- Nguyễn bắt đầu 1788, Tôn Sỹ Nghị kéo quân xâm lược nước ta 1407, Hồ Quý Ly bị giặc Minh bắt 1789, Quang Trung đại phá quân Thanh Trong ví dụ trên em tạm lấy niên đại có số cuối là 9 để kết thúc chuỗi xích này,nhưng trong thực tế trò chơi các em có thể tiếp tục tới khi nào các em bí thì chuyển.Tất nhiên trò chơi này yêu cầu các em không những chỉ nói niên đại mà còn phải nói cả nội dung của nó nữa. 3.2.2.4 Trò chơi mật mã Hình thức thông thường nhất của mật mã là chuyển chữ thành số. Tùy theo sự thay đổi vị trí tương ứng của số với chữ mà mật mã mang tính chất phức tạp,bí hiểm nhiều ít.Như vậy muốn tra mật mã phải có từ khóa. Nên cho biết khóa nếu không để mở khóa thì lâu lắm. Khóa đơn giản nhất là A=1. Sau mỗi chữ diễn tả bằng số nên có dấu chấm (. ) và sau mỗi từ nên có gạch nhỏ ( - ) để phân biệt.Nên có thêm quy định cho các chữ cái có dấu,chẳng hạn A=1 thì Ă=1’, Â=1”. Theo cách đó ta có một bảng khóa mật mã đơn giản sau đây: A=1 B=2 C=3 D=4 Đ=5 E=6 G=7 H=8 I=9 K=10 L=11 M=12 N=13 O=14 P=15 Q=16 R=17 S=18 T=19 U=20 V=21 X=22 Y=23 Chúng ta có thể chọn một nội dung nào đó,chuyển chữ thành số,đọc cho các em tham gia trò chơi ( có hoặc không cho khóa mật mã), yêu cầu các em: + Chuyển bảng số này thành chữ + Xác định và giải thích nội dung + Làm nhanh và đúng 15 10. Áo và Nam Tư đối lập hay phản đối,thống nhất hay ủng hộ??? Phiếu kiểm tra 1. Đối lập 2.Thống nhất 3.Đối lập 4. Thống nhất 5. Phản đối 6. Lúc đầu đấu tranh ôn hòa,sau phân hóa,xu hướng cải lương thắng thế và trở thành “ một cánh tay đắc lực của Thực dân Anh” 7.Ủng hộ 8. Lúc đầu Từ Hi lợi dụng để chống thực dân,sau phản bội,đàn áp 9. Âm mưu của Mỹ là mượn tay nhân dân Phi-líp-pin để đánh đổ Tây Ban Nha thay cho mình,sau đó chiếm lấy Phi-líppin 10. Đối lập 3.2.2.6 Thả văn Lịch sử Theo nguyên tắc của lối “thả thơ” của các nhà nho ngày xưa. Để làm tài liệu ta lấy các tác phẩm sử học,hoặc những áng văn chương viết về lịch sử,gắn với phần chương trình học mà giáo viên có hướng dẫ n học sinh đọc thêm,hoặc nằm trong sự mở rộng kiến thức mà mọi người nên biết và có thể biết. Chọn trong đó chọn lấy những câu,những đoạn ngắn có ý tứ xúc tích và lời văn hay,có thể quen đến mức nhất định với những học sinh trung bình nhưng không quá dễ dàng,phổ biến mà ai cũng thuộc lòng. Số người tham gia không hạn chế.Các em ngồi quây quần trong lớp với một không khí đầm ấm,trang nghiêm của buổi thi “ Thả văn lịch sử” hay “ Quán Lịch sử” trong một ngày hội của trường,trong tay chỉ có một tờ giấy và một cái bút. 17
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_hieu_qua_tro_choi_trong_day_ho.docx