Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh qua hoạt động khởi động môn Công nghệ

pdf 12 trang sklop7 15/09/2024 1420
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh qua hoạt động khởi động môn Công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh qua hoạt động khởi động môn Công nghệ

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh qua hoạt động khởi động môn Công nghệ
 LIÊN ĐOÀN LAO ĐÔNG HUYỆN BA VÌ 
 CĐCS TRƯỜNG THCS TÂY ĐẰNG 
 ----------  ---------- 
 “ 01 triệu sáng kiến – nỗ lực vượt khó, sáng tạo 
 quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid - 19” 
 Họ và tên: Nguyễn Thị Kiều Hoa 
 Chức vụ: Chủ tịch công đoàn. 
 Đơn vị công tác: Trường THCS Tây Đằng- Ba Vì- Hà 
Nội 
 Giảng dạy môn: Toán 8, Công nghệ 7 
 Email: kieuhoanguyen77@gmail.com 
 Số điện thoại: 0945549716 
 Ba Vì, ngày 15 tháng 2 năm 2022 
 2 
khởi động cũng như vai trò của hoạt động này trong việc định hướng, tạo hứng 
thú cho học sinh khi chuẩn bị vào một tiết học. Nó đòi hỏi người giáo viên Công 
nghệ ngoài chuyên môn vững vàng cần có tâm thế tốt, luôn nhiệt huyết, yêu 
nghề, luôn trau dồi đổi mới phương pháp để tạo được hứng thú học tập cho học 
sinh, góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy. 
 Với những lí do trên, tôi đã chọn giải pháp “Tạo hứng thú cho học sinh 
qua hoạt động khởi động môn Công nghệ ”. 
2. Thực tế tại địa phương 
 a) Thuận lợi 
 - Cùng với quan điểm đổi mới của ngành giáo dục, trong những năm qua 
Trường THCS Tây Đằng cũng đã áp dụng phương pháp giáo dục mới, kết hợp 
hài hòa giữa lí thuyết và thực hành, với rất nhiều những hoạt động ngoại khóa, 
giúp học sinh phát triển toàn diện bản thân. 
 - Nhà trường luôn quan tâm và hỗ trợ giáo viên, trong quá trình giảng dạy 
 - Học sinh đa số đồng đều về nhận thức, có ý thức vận dụng kiến thức đã 
học trong lao động, học tập và thực tế đời sống ở gia đình. 
 b) Khó khăn: 
 - Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn khó khăn, diện tích chật hẹp, 
không có vườn trường , không có phòng học bộ môn nên việc tổ chức hoạt động 
học và làm thực hành của các em học sinh còn hạn chế. 
 - Nhiều học sinh không có hứng thú lắm khi học môn Công nghệ. Còn hiện 
tượng lười học bài cũ, lười chuẩn bị bài ở nhà, không chịu phát biểu xây dựng 
bài trong giờ học, tiếp thu bài chậm. Học sinh chưa thể hiện được hết năng lực 
của bản thân. 
 - Một số giáo viên lớn tuổi, ngại thay đổi, ngại đổi mới phương pháp giảng 
dạy, chưa tạo sự hứng thú cho HS trong học tập bộ môn, việc hướng dẫn học 
sinh nắm bắt những kiến thức mới còn hạn chế. 
 c) Đối tượng nghiên cứu: 
 - Lớp 7A, 7B Trường THCS Tây Đằng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 
 4 
 II. BIỆN PHÁP CỤ THỂ 
 * Tổ chức các hoạt động khởi động được thực hiện vào đầu tiết học. Tùy 
 nội dung, yêu cầu từng bài học, giáo viên có thể tổ chức các loại hình khởi 
động khác nhau 
 1. Khởi động bằng tổ chức chơi trò chơi. 
 Trò chơi là hoạt động được các học sinh thích thú tham gia. Vì vậy nó 
có khả năng lôi kéo sự chú ý và khơi dậy được hứng thú học tập. Rất nhiều trò 
chơi ngoài mục đích đó còn có thể ôn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào 
hoạt động tìm kiếm tri thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Hoặc có những 
trò chơi giúp các em vận động tay chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt 
những áp lực tâm lý do tiết học trước gây ra. 
 * Trò chơi “ Chiếc hộp may mắn” 
 Giáo viên chuẩn bị một chiếc hộp nhỏ, trong đó có những phiếu ghi các câu 
hỏi. Cả lớp sẽ hát một bài tập thể, vừa hát vừa chuyền tay nhau chiếc hộp. Khi 
giáo viên có hiệu lệnh “dừng” cả lớp sẽ ngừng hát và hộp quà đến tay ai người 
đó sẽ lựa chọn câu hỏi trong chiếc hộp. Câu hỏi trong chiếc hộp sẽ liên quan đến 
bài cũ và bài mới sắp học. Trò chơi tạo tính bất ngờ, thú vị cho học sinh. 
 Trò chơi này có thể dùng được trong tất cả các tiết dạy. 
 Ví dụ : Khi tôi dạy Tiết 2. Bài 2,3. Khái niệm về đất trồng và thành phần 
của đất trồng. Một số tính chất chính của đất trồng tôi chuẩn bị một số phiếu 
có ghi những câu hỏi sau : 
 - Phiếu số 1: 
 1. Trong nông nghiệp có những loại cây trồng nào? Kể tên những sản phẩm 
cây trồng nông nghiệp chủ yếu ở địa phương em và nước ta. 
 Trả lời đúng em được thưởng một tràng pháo tay. 
 - Phiếu số 2: 
 2. Trồng trọt có vai trò như thế nào? 
 Trả lời đúng em nhận được phần quà là một dụng cụ học tập. 
 - Phiếu số 3: 
 6 
 Câu hỏi: Kể tên các loại phân bón thường dùng cho cây trồng trong 
nông nghiệp 
 Đáp án: - Phân vô cơ: Đạm 
 - Phân hữu cơ: phân chuồng, 
 - Phân vi sinh 
 Kết thúc trò chơi đánh giá nhận xét các đội chơi, động viên các em và dẫn vào bài. 
 *Trò chơi “ Đuổi hình đoán chữ”. 
 Đây là trò chơi mang tính chất nhận diện, giáo viên sẽ chiếu những hình 
ảnh trên máy chiếu, mỗi hình đều có những điểm gợi ý, học sinh nhìn vào hình 
đoán biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Trò chơi này có ưu điểm là: 
 - Có khả năng lôi kéo số đông học sinh tham gia. 
 - Phát huy trí tưởng tượng của học sinh 
 - Rèn luyện khả năng phản ứng nhanh. 
 - Trong thời gian ngắn có thể giúp học sinh nhắc lại được kiến thức đã học. 
 - Trò chơi này phù hợp cho những tiết dạy ôn tập hoặc những tiết dạy theo 
chủ đề. 
 Tôi đã sử dụng trò chơi này trong Tiết 12 “Chủ đề: Sâu bệnh” tôi đã làm 
như sau: 
 - Chọn 10 học sinh, chia làm 2 đội, mỗi đội 5 em, mỗi đội được phát một lá 
cờ nhỏ. 
 - Sau đó tôi lần lượt chiếu các hình ảnh, trong thời gian sớm nhất nhóm nào 
giơ cờ lên trước nhóm đó sẽ được quyền trả lời. 
 - Câu hỏi cho các hình lần lượt như sau: Các biểu hiện của cây trồng bị sâu 
bệnh phá hại? Biện pháp phòng trừ ? 
 - Nhóm nào thắng sẽ được tặng mỗi bạn một phần quà đồ dùng học tập. 
 8 
tạo của học sinh, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng 
tích cực. Giúp học sinh nhập vai, diễn tả thái độ ý kiến của người mà mình nhập 
vai, rèn thái độ giao tiếp, khả năng giao tiếp linh hoạt, khả năng giải quyết vấn 
đề, chủ động trong mọi hoạt động tình huống nhằm tìm ra phương thức xử lí 
mới. 
 Ví dụ: Khi dạy Tiết 40 - Bài 37: “ Thức ăn vật nuôi” tôi làm như sau: 
 Tôi cho học sinh đóng vai các con vật Trâu, Lợn, Gà. Mỗi học sinh trong 
vai một con vật giới thiệu về mình và giao lưu với cả lớp để giới thiệu những 
thức ăn thích hợp với từng con vật. Từ đó giáo viên đạt vấn đề vào bài. 
 III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 
 Kết quả thu được như sau: 
 Lớp 7A+7B (85 HS) Lớp 7A+7B (85 HS) 
 Trước khi áp dụng giải pháp Sau khi áp dụng giải pháp 
 HS HS 
 HS HS HS rất HS HS HS rất 
 không không 
 bình hứng hứng bình hứng hứng 
 hứng hứng 
 thường thú thú thường thú thú 
 thú thú 
 60% 23% 17% 0% 9% 14,2% 54,8% 22% 
 Từ sự hứng thú, yêu thích môn học dẫn đến kết quả học tập môn Công nghệ 
HKI năm học 2021-2022 của các em tương đối tốt. Cụ thể: 
 Giỏi Khá Trung bình Yếu 
 Lớp Sĩ số 
 SL % SL % SL % SL % 
 7A 43 10 23,3 25 58,1 8 18,6 
 7B 42 7 16,6 23 54,8 12 28,6 
 Như vậy, kết quả cho thấy sau khi tôi thay đổi hình thức khởi động tiết học thì 
các em học sinh có sự thay đổi rõ rệt , các em rất hứng thú vì được tham gia hoạt 
động nhiều hơn. Các em tự tin, mạnh dạn, luôn có ý thức sẵn sàng đón nhận nhiệm 
vụ, và đặc biệt luôn mong đợi đến tiết tôi dạy. Đó là động lực thúc đẩy tôi hoàn 
thành giải pháp và nghiên cứu tiếp các giải pháp khác sắp tới. 
 10 
 - Phải thật sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề, luôn có tinh thần học hỏi, đổi 
mới các hình thức dạy học cho phù hợp với học sinh của từng khối, lớp. 
 - Luôn luôn thực hiện theo phương châm khen nhiều hơn chê. Động viên 
khích lệ kịp thời những việc làm của các em. 
 2.2. Với học sinh: 
 - Tâm thế tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp. 
 - Mạnh dạn ,tự tin, sẵn sàng nhận nhiệm vụ. 
 Trên đây tôi đã trình bày giải pháp “Tạo hứng thú cho học sinh qua hoạt 
động khởi động môn Công nghệ”. Tôi đã áp dụng giải pháp này vào thực tế 
công tác giảng dạy, song thiếu sót là điều không tránh khỏi. Rất mong nhận 
được sự đóng góp ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp. 
 Tây Đằng, ngày 15 tháng 2 năm 2022 
 Người viết 
 Nguyễn Thị Kiều Hoa 
 12 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_qua_hoat_don.pdf