Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi vận động Thể dục Lớp 7 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

doc 9 trang sklop7 16/05/2024 1210
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi vận động Thể dục Lớp 7 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi vận động Thể dục Lớp 7 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi vận động Thể dục Lớp 7 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN THỂ DỤC
“TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG THỂ DỤC LỚP 7 NHẰM 
GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
1. Lý luận:
Trong chương trình giáo dục THCS hiện nay, môn Thể dục cùng với các môn 
học khác trong nhà trường THCS có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo 
nên những con người phát triển toàn diện.
Thể dục là môn khoa học tự nhiên có tính lôgíc và tính vận động cao, nó là chìa 
khóa mở ra sự phát triển thể lực trí thức nhân cách cho học sinh.
Muốn học sinh THCS học tốt được môn Thể dục thì mỗi người Giáo viên 
không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo 
khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy 
móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì 
việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ 
không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các 
em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với 
những đổi mới diễn ra hàng ngày.
Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn 
Thể dục ở bậc THCS theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của 
học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em 
bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập 
là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung Thể dục lý 
thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi 
các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu 
kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học 
tập, trong việc làm. Khi chúng tôi đưa ra được các trò chơi Thể dục một cách 
thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn Thể dục sẽ ngày 
càng nâng cao.
Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã chọn chuyên đề kinh nghiệm “Tổ chức 
một số trò chơi vận động Thể dục lớp 7 nhằm gâyy hứng thú học tập cho học 
sinh”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Bậc THCS là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc 
hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn Thể dục cũng như những môn 
học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về các môn vận động, 
những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, 
hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người.
Môn Thể dục ở trường THCS là một môn độc lập, chiếm phần lớn thời gian 
trong chương trình học của trẻ. 2 tiết /tuần
Môn Thể dục có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có 
hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người.
Môn Thể dục có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp 
suy nghĩ, phương pháp suy luận lôgíc, ý thức kỷ luật ,hoạt động nhóm thao tác 
tư duy cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp 
cho con người lao động trong thời đại mới.
III. Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 7 THCS
– Ở lứa tuổi THCS cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ phát triển hay nói cụ thể là 
các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện, vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên 
trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt nhất là hoạt động quá mạnh 
và ở môi trường thiếu dưỡng khí.
– Học sinh THCS nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng 
không tập trung cao độ. Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học 
tập và phải thường xuyên được luyện tập.
– Học sinh THCS rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng 
nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.
– Trẻ hiếu động , ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới, song các em 
chóng chán. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều dùng dạy học, 
đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức các trò 
chơi xen kẽ để củng cố khắc sâu kiến thức.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Tác dụng của trò chơi Thể dục
Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá trình 
hoạt động bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi. * Tổ chức trò chơi học tập để dạy Thẻ dục nói chung và môn Thẻ dục lớp 7 nói 
riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết 
học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi 
trong dạy Thể dục có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch 
chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cận kè và đảm bảo các yêu cầu sau
+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục
+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học
+ Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 7 bậcTHCS, phù hợp với khả 
năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú
+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo
+ Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh
* Cấu trúc của Trò chơi học tập
+ Tên trò chơi
+ Mục đích Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ 
năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong 
trò chơi.
+ Đồ dùng, đồ chơi Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơi học 
tập.
+ Nêu lên luật chơi Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với người 
chơi, quy định thắng thua của trò chơi.
+ Số người tham gia chơi Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi
+ Nêu cách chơi.
b. Cách tổ chức trò chơi
Thời gian tiến hành thường từ 5 – 7 phút
– Đầu tiên là giới thiệu trò chơi
+ Nêu tên trò chơi. Trò chơi 3: Ai nhanh hơn
– Mục đích
+ Luyện tập và củng cố kỹ năng nhanh nhẹn , sức mạnh của chân
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em
– Chuẩn bị kẻ hai vach song song cách nhau 6-8m. tập họp thành 2-4 hàng 
chuẩn bị
– Cách chơi thực hiện chạy thoi tiếp sức qua vạch giới hạn quy định
Trò chơi 4: Nhảy vào vòng tròn tiếp sức
– Mục đích
+ Luyện tập và củng cố kỹ năng bật nhảy , sức mạnh của chân, sự kheo lléo 
chính xác
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em
– Chuẩn bị các vòng tròn trên sân cho đều nhau , cách nhau 6- 8m. tập hợp 
thành 2-4 hàng chuẩn bị
– Cách chơi thực hiện chạy tiếp sức qua vạch giới hạn quy định
Trò chơi 5: Khéo vướng chân
– Mục đích
+ Luyện tập và củng cố kỹ năng bật nhảy , sức mạnh của chân,sự khéo leo tránh 
chướng ngại vật
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em
– Chuẩn bịtập họp thành vòng tròn ,1em đứng giữa quay ật chuyển động
– Cách chơi nhảy lên khi vật quay tới
Trò chơi 6: Lò cò chọi gà
Mục đích: Luyện tập và củng cố kỹ năng thăng bằng trên một chân, sức mạnh 
của chân MỤC LỤC
 Trang
A Đặt vấn đề 1
I Lý do chọn đề tài 1
1 Lý luận 1
2 Mục đích nghiên cứu đề tài 2
3 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài 2
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài 2
II Vị trí của môn Thẻ dục lớp 7 trong trường THCS 3
III Đặc điểm tâm lý của học sinh THCS 4
B Giải quyết vấn đề 4
I Vai trò, tác dụng của trò chơi Thẻ dục lớp 7 4
II Một số trò chơi Thẻ dục lớp 7 5
1 Tổ chức trò chơi trong môn Thẻ dục lớp 7 5
2 Giới thiệu một số trò chơi Thẻ dục lớp 7 6
C Kết luận 9
I Kết quả đạt được 9
II Bài học kinh nghiệm 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_tro_choi_van_dong_the_d.doc