Sáng kiến Kinh nghiệm trong việc tổ chức giờ học Ngữ văn Lớp 6 và Lớp 7 theo hướng đối thoại
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến Kinh nghiệm trong việc tổ chức giờ học Ngữ văn Lớp 6 và Lớp 7 theo hướng đối thoại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Kinh nghiệm trong việc tổ chức giờ học Ngữ văn Lớp 6 và Lớp 7 theo hướng đối thoại
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xuất phát từ bản chất của tác phẩm văn học: tác phẩm văn chương là một kết cấu mở, một hệ thống động đòi hỏi sự tri âm, tri kỉ, cảm nhận, khám phá của mỗi bạn đọc. Tác phẩm văn chương trong nhà trườngvừa là một môn nghệ thuật ngôn từ lại vừa là một môn học. một tác phẩm đến với học sinh qua vai trò dẫn dắt của người giáo viên mang bản chất đối thoại, bao gồm trong nó nhiều cuộc đối thoại đa diện, đa chiều: nhà văn đối thoại với cuộc sống để viết nên tác phẩm, học sinh đối thoại với nhà văn qua tác phẩm, học sinh đối thoại với chính mình, học sinh đối thoại với giáo viên. Đi từ bản chất để đề ra phương pháp thích hợp chắc chắn sẽ đạt được hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Xuất phát từ đặc điểm tâm lí thanh thiếu niên ngày nay: học sinh trung học cơ sở là một lứa tuổi năng động, thích khám phá tìm tòi, các em đang tích cực học tập, tiếp thu hệ thống tri thức cho mình để vào đời. trong bối cảnh của xã hội ngày nay các em ngày càng được làm quen với kiểu tư duy hiện đại, sắc bén luôn phát triển óc sáng tạo. Các em luôn hoài nghi đặt câu hỏi nghi vấn đối với những sự vật, hiện tượng, tri thức trong thế giới bao la rộng lớn này. Vì thế một phương pháp dạy học tích cực nhất là phải phù hợp với năng lực, hứng thú của học sinh. Xuất phát từ thực trạng của việc dạy học văn trong nhà trường hiện nay: học sinh còn thụ động trong giờ học, nhiều học sinh chưa tích cực tham gia vào việc tiếp thu kiến thức của bài học. nhiều khi giờ học rơi vào mệt mỏi, uể oải Xuất phát từ thực trạng đó tôi luôn trăn trở làm sao để việc dạy hcọ ngày càng nâng cao chất lượng, phát huy được tính tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức trong giờ học văn của học sinh. Và tôi nhận thấy phương pháp dạy học theo hướng đối thoại có tác dụng rất lớn. chính vì thế trong sáng kiến 1 PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Lý luận chung về vấn đề đối thoại 1.1.1. Đối thoại là gì? Theo “Từ điển tiếng Việt” viện ngôn ngữ học xuất bản năm 2004, Hoàng Phê chủ biên, đối thoại là: - Nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều người với nhau. Ví dụ: Cuộc đối thoại, người đối thoại, đoạn đối thoại. - Đối thoại là bàn bạc thương lượng trực tiếp với nhau giữa hai hay nhiều bên để giải quyết các vấn đề tranh chấp. Ví dụ: chủ trương không đối đầu mà đối thoại. 1.1.2. Một số quan điểm của các nhà giáo dục trong lịch sử tạo tiền đề cho giờ học đối thoại Là một nhà triết học duy tâm Xôcrat cống hiến đời mình cho sáng tạo triết học và hoạt động sư phạm. Ông đề xuất phương pháp dạy học bằng cách hỏi - đáp giữa hai người mà giúp cho người khác đi đến chân lý, tự rút ra chân lý. Cứ thế bằng nhiều câu hỏi khác nhau để đưa người học vào tình huống có vấn đề, dưới sự giúp đỡ của thầy giáo thông qua các câu hỏi mà làm cho học sinh có được tri thức mới. Người ta gọi đây là “Phương pháp Xôcrat”. Phương pháp này chia làm hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: Làm cho người ta muốn biết. Người dạy nêu một vấn đề nào đó khiến cho người học phải chú ý. - Giai đoạn 2: Đối thoại tranh luận. Đưa ra những câu hỏi nghi vấn, hoài nghi khiến cho không ai là “có lý” và từ đó đi tìm chân lý. Sử dụng những câu hỏi gây thắc mắc liên tiếp để từ đó nảy sinh ra tri thức. Phương pháp Xôcrat đưa người học đến chỗ tự mình phát hiện ra được cái mình chưa biết và tự đi đến cái cần biết, tạo ra nhu cầu hiểu biết về một cái gì đó. Theo Xôcrat tạo được nhu cầu học tập là nắm được kết quả học tập trong 3 cứu trong đối thoại của mình là “siêu ngôn ngữ”. Bakhtin còn cho rằng đối thoại không chỉ diễn ra trực tiếp mà còn diễn ra ở dạng đối thoại ngầm trong chính bản thân con người. Bakhtin xác định đối thoại là bản chất của ý thức, tư tưởng con người “ý nghĩ của con người chỉ trở thành ý nghĩ đích thực, tức là trở thành tư tưởng trong điều kiện tiếp xúc sinh động với ý nghĩ của người khác, được thể hiện thành tiếng nói khác, tức là với một ý thức khác được diễn đạt thành ngôn từ”. Nghiên cứu tiểu thuyết của Đôxtôiepxki, Bakhtin chỉ ra tính độc đáo trong nguyên tắc tư duy đối thoại của Đôxtôiepxki “Tại nơi mà người ta nhìn thấy có một ý nghĩ thì ông tìm thấy và sờ nắm thấy có hai ý nghĩ, sự phân đôi, nơi mà người ta nhìn thấy một phẩm chất thì ông khám phá ra sự hiện diện của một phẩm chất đối lập. Tất cả những gì có vẻ giản đơn trong thể giới của ông lại hóa ra phức tạp và nhiều thành phần. Trong mỗi tiếng nói, ông có thể nghe thấy có hai tiếng nói đang tranh cãi nhau. Trong từng biểu hiện, ông nhìn thấy vết rạn nứt và sẵn sàng chuyển sang biểu hiện đối lập”. Theo Bakhtin, trong một tác phẩm văn học mang tính đa thanh, đa thoại thì tác giả không có quyền phán quyết, đánh giá và quy định số phận của nhân vật mà bản thân nó phải là một sự tự ý thức. Tác giả chỉ là người đưa độc giả đi vào từng trang sách để họ gặp gỡ nhận vật trong tác phẩm, tạo nên cuộc giao thoa đối thoại rộng lớn. Tóm lại: Trong lịch sử giáo dục nhân loại, vấn đề phát huy tính năng động tích cực của người học đã được các nhà giáo dục quan tâm. Tựu trung lại đều hướng người đọc vào việc tìm kiếm, khám phá tri thức, làm giàu vốn tri thức của bản thân. 1.1.3. Quan niệm đúng về đối thoại trong phương pháp dạy học tác phẩm văn chương Đối thoại là một hoạt động giao tiếp bằng lời giữa giáo viên với học sinh. Theo Đỗ Hữu Châu: đối thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ. 5 những tín hiệu báo cho học sinh biết là mình đang hướng đến họ. Dành cho học sinh lượt lời sẽ nói ra như sử dụng từ ngữ hô gọi, cái nghiêng minh, cái nhìn hướng vào người nghe. Tín hiệu phản hồi có thể là tín hiệu phi lời gật đầu, lắc đầu, gật gù, nhìn chăm chăm vào người nói, cau mày, nhúc nhích nhẹ. Hay như anh chàng Kim Trọng khi nghe Kiều dạo đàn: Khi tựa gối, khi cúi đầu Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày. Đó có thể là tín hiệu kèm lời, khích lệ, động viên học sinh để học sinh thêm hào hứng. Theo chiều ngược lại học sinh sẽ hỏi lại giáo viên vấn đề bàn bạc tranh luận để chuyên hóa kiến thức vào bản thân nó. Một cuộc đối thoại không thể thiếu các tín hiệu đưa đẩy và tín hiệu phản hồi. Tất nhiên là người giáo viên phải sử dụng chúng một cách chừng mực vừa phải. Nguyên lý chi phối quy tắc đối thoại giữa giáo viên và học sinh là nguyên lý cộng tác. C.K. Orecchioni cho rằng trong cuộc đối thoại có các tính chất sau: - Qui tắc tổ chức - Qui tắc gắn chặt với ngữ cảnh - Qui tắc mềm dẻo, linh hoạt. Người giáo viên cần phải chú ý tới: - Qui tắc điều hành sự luân phiên lượt lời. - Qui tắc điều hành nội dung cuộc đối thoại. Người giáo viên phải đảm bảo cho học sinh được nói, được đối thoại chứ không phải thụ động ngồi nghe. Như vậy người giáo viên mới đạt được cái đích mà mình đặt ra. Đối thoại phải là sự kích thích để làm bùng nổ nhu cầu nhận thức, khám phá và tiếp nhận tri thức của học sinh. Đối thoại là giao tiếp trong tư duy 7 hướng để có cơ sở lựa chọn, phân tích bày tỏ ý kiến quan điểm “chỉ khi nào học sinh thực sự tham gia vào quá trình tiếp nhận tác phẩm, thực sự sống với tác phẩm, cùng trăn trở suy ngẫm về những vấn đề đã được định hướng trong tác phẩm, cùng hồi hộp, mong chờ các diễn biến, sự kiện trong tác phẩm, cùng tác giả nếm trải những đoạn đời, những cảnh ngộ trăn trở suy tư lúc đó quá trình đồng sáng tạo mới xuất hiện”. Theo X.L.Rubinstên “tư duy thường bắt đầu từ một vấn đề hay một câu hỏi từ sự ngạc nhiên hay sự thắc mắc từ sự mâu thuẫn” Như vậy đối thoại không chỉ giao tiếp bằng lời mà còn là đối thoại ngầm trong bản thân tư duy của học sinh. Nắm được đặc trưng này người giáo viên cần biết khai thác tối ưu các phương pháp để phát huy năng lực hoạt động của học sinh. Giờ học văn trở thành cuộc đối thoại đa chiều với muôn mặt cuộc đời. Từ đó học sinh sẽ thức nhận về con người mình. 1.2. Đối thoại trong giờ học tác phẩm văn chương 1.2.1. Bản chất đối thoại của tác phẩm Nhà văn đối thoại với cuộc sống Xét về mục đích, ý đồ sáng tác thì tác phẩm văn chương bao giờ cũng thể hiện một ý định của người cầm bút. Nhà văn muốn bày tỏ một vấn đề, một quan niệm, một thái độ về cuộc sống đến những bạn đọc nhất định cho nên bất cứ tác phẩm văn học nào cũng là một lời tri âm, một tấc lòng của tác giả gửi người cùng thanh khí. Ý định đó không phải là một lời tuyên bố khô khan, một khái niệm trừu tượng. Ý định đó bao giờ cũng được thể hiện qua nội dung và hình thức nghệ thuật nhất định. Nội dung đó bao giờ cũng được tạo nên bởi hai yếu tố hợp thành gắn quyện vào nhau: hiện thực khách quan và chủ quan tác giả. Sức mạnh của tác phẩm văn học chính là ở mặt tình cảm. Tác phẩm văn chương đánh thức, khêu gợi tâm hồn, rung động của người đọc. Tác giả dẫn dắt và thuyết phục người đọc một cách bất ngờ bằng cách đốt cháy lên trong lòng người đọc những tia lửa, những ngọn lửa tình cảm, những nguồn rung 9 tác là cuộc đời. Tác phẩm đến với cuộc đời thông qua bạn đọc. Như vậy, bản chất đối thoại của tác phẩm văn chương thể hiện ở quá trình sáng tác của tác giả, và con đường tác phẩm trở về với cuộc sống thông qua vai trò của bạn đọc. 1.2.2. Bản chất đối thoại của giờ học Trong một giờ học văn diễn ra nhiều cuộc đối thoại. Học sinh đối thoại với nhà văn và tác phẩm. Nói văn chương là nói chuyện cảm xúc, cảm thụ, là một hoạt động thẩm mĩ mang nhiều tính chất cá nhân, chủ quan. Học sinh đọc, giao hòa và sống cùng không khí của tác phẩm. Trải lòng mình ra tri âm với tác giả. Tìm ra tư tưởng tác giả gửi gắm qua tác phẩm. Nắm bắt những qui luật tình cảm hết sức phong phú về cuộc đời. Cuộc đối thoại quan trọng nhất là: Học sinh đối thoại với chính mình, diễn ra cuộc đối thoại bên trong. Đấu tranh, tìm kiếm đáp số đúng đắn cho luồng nhận thức tư tưởng. Từ đó mang kết quả ra đối thoại với giáo viên, với bạn bè... Xét trên một số nét cơ bản như vậy. Ta đã thấy rằng ngay trong bản thân một giờ học đã tiềm tàng chứa đầy tính đối thoại. Điều cần làm là phải khai thác nó biến nó thành động lực thúc đẩy giờ học đạt hiệu quả tối ưu. Mặt khác, tác phẩm văn học lớn nào cũng là một tác phẩm có vấn đề. Giáo viên biết nắm. bắt những tình huống, câu hỏi có vấn đề từ tác phẩm nêu lên để học sinh trao đổi. Thông qua những giờ học như vậy học sinh có dịp được bộc lộ sự cảm nhận của mình.Và giáo viên cũng có cơ hội để nắm được trình độ tiếp nhận của học sinh với những mặt mạnh mặt yếu cần điều chỉnh biểu dương phát huy. Không khí giờ học thực sự dân chủ. Mỗi học sinh là một chủ thể chứ không phải là một thực thể thụ động, các em được phát triển về văn học, sự bộc lộ nhân cách, trau dồi khả năng giao tiếp. Giáo viên không những phải nắm vững tác phẩm mà còn phải dự đoán những tình huống nảy ra trong sự tiếp nhận của học sinh. Giáo viên không chỉ thuyết trình mà còn biết tổ chức 11 1.2.3. Những tiền đề thuận lợi cho việc tổ chức các hình thức đối thoại trong giờ học. Nhu cầu và khả năng đối thoại của học sinh trong giờ học Trình độ nhận thức và đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến thưởng thức, tiếp nhận tác phẩm văn chương. Học sinh phổ thông trung học có sự phát triển mạnh mẽ về thể lực trí tuệ và tình cảm. Với sự phát triển này, các em có khả năng tư duy trừu tượng và tưởng tượng tái hiện. Khi đứng trước cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương các em có khả năng nhận thức nhạy bén và tinh tế. Ở lứa tuổi này, học sinh có nhu cầu ham hiểu biết, khao khát tìm hiểu thế giới xung quanh tự nhiên, xã hội và con người “Các em muốn tìm hiểu thế giới khách quan vượt ra ngoài những khả năng và sự hiểu biết của mình, muốn tìm hiểu, lý giải những vấn đề trong cuộc sống bằng chính những kinh nghiệm của bản thân mình”. Những tình huống, sự kiện, số phận của các nhân vật trong tác phẩm tác động đến học sinh khiến các em luôn băn khoăn, suy nghĩ, đòi hỏi một sự lí giải, phân tích. Và để thỏa mãn tâm lý, học sinh thường có nhu cầu đối thoại, thích trao đổi, trò chuyện, bày tỏ thái độ đối với người khác. Các em muốn bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm của mình cho một ai đó và cũng mong muốn có một sự đáp lại, một sự đồng cảm, chia sẻ. Từ đó, tâm lý tự ý thức của học sinh ngày càng phát triển. Tâm lý tự ý thức xuất hiện trên cơ sở những mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể, trí tuệ với tình cảm, vị trí đảm nhận với trách nhiệm được giao. Với ý thức bản ngã đang phát triển khá mạnh, học sinh thường thích làm nổi bật vai trò cá nhân trong môi trường sinh hoạt, thích tranh luận sôi nổi. Với nhu cầu tự khẳng định rất cao, muốn thể hiện mình trong tập thể cho nên học sinh luôn tìm cách tự khám phá, tự chiếm lĩnh. Khi khám phá, học sinh sẽ trực tiếp lý giải, trình bày ý kiến theo quan điểm riêng của mình. Biết nhìn nhận đánh giá theo quan điểm riêng là một biểu hiện của sự hình thành cá tính sáng tạo trong lĩnh vực tiếp nhận văn học cũng như trong đời 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_trong_viec_to_chuc_gio_hoc_ngu_van_lop.pdf