Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học môn Ngữ văn THCS

pdf 34 trang sklop7 18/07/2024 1210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học môn Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học môn Ngữ văn THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học môn Ngữ văn THCS
 MỤC LỤC 
STT NỘI DUNG TRANG 
 1 A.Mở đầu 1 
 2 Lý do chọn đề tài 1 
 3 Đối tượng nghiên cứu 2 
 4 Phạm vi nghiên cứu 2 
 5 Phương pháp nghiên cứu 3 
 6 B. Quá trình thực hiện đề tài 3 
 7 1. Cơ sở lý luận 3 
 8 2. Cơ sở thực tiễn 4 
 9 3. Các giải pháp thực hiện 5 
 10 3.1 Đặc điểm môn Ngữ văn và PP dạy học NV 5 
 11 3.2 Cách sử dụng BĐTD vào giảng dạy NV 7 
 12 3.3 Tác dụng của BĐTD 10 
 13 3.4 Hiệu quả Sử dụng của BĐTD trong dạy học NV 11 
 14 3.5 Minh chứng cụ thể 12 
 15 4. Kết quả 30 
 16 C. Kết luận 31 
 17 D. Đề nghị 32 
 18 Tài liệu tham khảo 33 
 những yếu tố quan trọng để đổi mới phương pháp giảng dạy là phương tiện dạy 
học, trong đó công nghệ thông tin là một trong những phương tiện tiện ích . Chính 
vì vậy mà vấn đề đổi mới dạy học môn Ngữ Văn luôn được các nhà khoa học quan 
tâm, nghiên cứu. Nhiều phương pháp, biện pháp mới liên tục được đưa ra dù có 
khác nhau nhưng đều thống nhất khẳng định vai trò của người học không phải là 
những bình chứa thụ động mà là những chủ thể nhận thức tích cực trong quá trình 
học tập. Như vậy dạy Văn là dạy cách tư duy, dạy cách đi tìm và tự chiếm lĩnh lấy 
kiến thức, cho nên việc khơi dậy, phát triển ý thức, ý chí, năng lực, bồi dưỡng, rèn 
luyện phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục điều đó được 
coi là một định hướng quan trọng hiện nay. 
 Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy học theo nhóm, dạy học cá 
nhân cũng có đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Nếu 
trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy học sao cho học sinh dễ hiểu, 
nhớ lâu thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các 
phương pháp học chủ động . 
 Tôi đã ứng dụng phương pháp dạy học bằng cách sử dụng đồng thời hình ảnh, 
đường nét, màu sắc, chữ viết, với sự tư duy tích cực không chỉ tạo hứng thú cho 
học tập của học sinh mà còn góp phần đổi mới và làm phong phú các phương pháp 
giáo dục. Đó là lý do tôi chọn đề tài : “Ứng dụng bản đồ tư duy trong giảng 
dạy Ngữ Văn THCS” 
2.Đối tượng nghiên cứu 
 - Nội dung chương trình SGK 
 - Đối tương là học sinh lớp 6,7,8,9 trường sở tại. 
 3. Phạm vi nghiên cứu : 
 - Cách sử dụng phương tiện dạy học trong giờ học Ngữ văn THCS. hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn 
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại 
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Điều 24 khoản 2). Có thể nói, cốt lõi của 
đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen 
học tập thụ động, học chay, học tủ của người học. 
 - Thực hiện tinh thần đổi mới đó, bộ môn Ngữ Văn đã không ngừng chú trọng 
cải tiến phương pháp dạy - học, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong 
việc chiếm lĩnh kiến thức. Để tránh thói quen dạy - học “cũ” không cách nào khác 
là phải từng bước thay đổi bằng phương pháp dạy - học mới. Trong đó, việc sử 
dụng có hiệu quả, các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học có ảnh hưởng rất quan 
trọng đến khả năng tiếp thu, nhận thức, tạo hứng thú học tập của học sinh. 
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 
 Qua nhiều năm giảng dạy Ngữ văn ở các lớp: 6,7,8,9- ở bài viết này tôi chỉ 
đề cập đến một vấn đề nhỏ trong giờ dạy văn ở trường THCS. Đó là “Cách tạo tình 
huống, ghi nhớ kiến thức.Trước đây, với cách học truyền thống đã khiến tư duy 
của nhiều em học sinh đi vào lối mòn, không kích thích được sự phát triển của trí 
não, điều đó làm cho một số em học sinh tuy rất chăm học nhưng sự tiếp thu vẫn 
rất ít vì không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng những kiến 
thức đã học trước đó vào phần sau. Học sinh chỉ biết ghi mà không biết cách lưu 
thông tin sao cho khoa học, tự chủ, độc lập nhất (nghe giảng thì không ghi được; 
ghi thì không nghe được; sắp xếp lộn xộn; ghi xong quên ngay, khi trả bài hoặc 
làm kiểm tra thì hỏi thầy ơi nó ở phần nào, mục mấy ?...) 
 - Xuất phát từ tình hình thực tế qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy việc lưu nhớ 
thông tin của học sinh hiện nay vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Cụ thể học sinh không Trước hết phải hình thành ở học sinh THCS năng lực sử dụng thành thạo tiếng 
Việt với 4 kỹ năng cơ bản nghe, nói, đọc, viết, qua đó mà rèn luyện tư duy. Giúp 
cho học sinh có những hiểu biết nhất định về tri thức tiếng Việt và ngôn ngữ (từ, 
câu, đoạn...) để có ý thức sử dụng Tiếng Việt, có ý thức giữ gìn bảo vệ , phát triển 
tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách bồi dưỡng tư tưởng tình cảm. 
 Với phân môn Tập làm văn: 
 Môn Tập làm văn, chủ yếu mang tính thực hành, vận dụng những kiến thức 
văn học, tiếng Việt và đời sống xã hội để tạo lập văn bản (nói hoặc viết). Học sinh 
phải thực hiện tốt những bài làm văn nghê thuật, nghị luận và nhật dụng. Trong khi 
làm văn, học sinh không chỉ là người thiết kế mà còn phải là người thi công, biết 
xây dựng kế hoạch, thực hiện và đánh giá kế hoạch. 
 Dưới đây là bản sơ lược những kiến thức Ngữ văn cơ bản được học ở cấp 
THCS theo chương trình giáo khoa hiện hành. 
 Đọc hiểu văn bản Tiếng Việt Làm văn 
 Lớp 
 Lớp Truyện dân gian Văn tự sự 
 6 Truyện ngắn hiện đại Từ Văn miêu tả 
 Ký,Văn bản nhật dụng Câu 
 Thơ hiện đại 
 Lớp Truyện ngắn hiện đại Văn biểu cảm 
 7 Ca dao, tục ngữ Từ Văn nghị luận 
 Thơ trung đại Câu 
 Văn nghị luận 
 Lớp Truyện ngắn hiện đại Từ Văn thuýêt minh 
 8 Thơ cận đại, hiện đại, kịch... Câu Văn bản tường trình 
 Đoạn chuỗi, chữ, số, và các danh sách được xử lí bằng chức năng thần kinh của não trái. 
Đây là bán cầu não được sử dụng cho các công việc bình thường. Do đó khi sử 
dụng nó, tư duy sáng tạo của con người bị giới hạn. Để thực sự trở nên sáng tạo, 
chúng cần sử dụng trí tưởng tượng - chức năng hoạt động của bán cầu não phải 
như sự tri giác màu sắc, hình ảnh, nhịp điệu, không gian. 
 Với đặc điểm trên, bản đồ tư duy kết hợp hoạt động của hai bán cầu não trái và 
não phải. Điều này giải thích vì sao chúng ta có thể phát huy toàn bộ mọi khả năng 
tư duy của mình khi sử dụng bản đồ tư duy. Như vậy bản đồ tư duy là một công cụ 
hỗ trợ tư duy hiện đại, một kĩ năng sử dụng bộ não rất mới mẻ. Đó là một kĩ thuật 
hình họa, một dạng sơ đồ kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù 
hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động của bộ não. 
 Sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới PPDH các môn học, vân dụng vào 
dạy học kiến thức mới hoặc hệ thống hoá kiến thức một chủ đề, một bài, một 
chương, giúp học sinh ghi nhớ, ôn tập, liên kết mạch lạc kiến thức đã học 
3.2.2 Nguyên lí hoạt động. 
 Nguyên tắc hoạt động của bản đồ tư duy đúng theo nguyên tắc liên tưởng : 
“ý này gọi ý kia” của bộ não. Ở vị trí trung tâm của bản đồ là một hình ảnh hay 
một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay một khái niệm chủ đạo. Ý trung tâm đó được 
nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính. Từ các nhánh chính 
đó lại có sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế sự 
phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau. 
Chính sự liên kết này tạo ra một bức tranh tổng thể mô tả về ý trung tâm một cách 
đầy đủ, rõ ràng. 
Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và 
đào sâu các ý tưởng. Bản đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây có nhiều nhánh lớn, 
nhỏ mọc xung quanh. “Cái cây” ở giữa bản đồ là một ý tưởng chính hay hình ảnh + Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên 
nhánh. Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa. 
 + Sau đó nối các nhánh chính cấp 1 đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh 
cấp 2 đến các nhánh cấp 1, nối các nhánh cấp 3 đến các nhánh cấp 2bằng đường 
kẻ. Các đường kẻ càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn. 
 + Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng vì đường kẻ cong 
được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn. 
 + Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm nên có cùng một màu. Chúng ta thay 
đổi màu sắc khi đi từ ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn. 
Bước 4: 
- Người viết có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật 
cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn. 
3.3 - Tác dụng của bản đồ tư duy: 
- Tiết kiệm thời gian, công sức. 
- Cung cấp bức tranh tổng thể. 
- Tổ chức và phân loại suy nghĩ. 
- Ghi nhớ tốt hơn. Với những ưu điểm của mình, bản đồ tư duy trở thành một công cụ gợi mở, 
kích thích quá trình tìm tòi kiến thức của học sinh. Bước quan trọng nhất là giáo 
viên giúp học sinh phát hiện, tìm kiếm được trung tâm bản đồ - trọng tâm bài học. 
Sau đó theo nguyên lí bản đồ tư duy là ý nọ gợi ý kia dần dần giúp học sinh khám 
phá kiến thức bài học. Bằng trí tưởng tượng cùng sự tập hợp kiến thức từ các 
nguồn, học sinh phải biết cách phân tích tìm ra những từ khóa, hình ảnh chính xác 
nhất. Khi các nhánh lớn được xây dựng giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh sắp 
xếp theo thứ tự quan trọng bằng cách đánh số ở đầu mỗi nhánh. Điều đó giúp học 
sinh dễ dàng ôn tập sau này. Cứ làm việc theo cách đó học sinh sẽ biết cách tự 
mình vận động, tìm tòi khám phá, lĩnh hội tri thức một cách có hiệu quả. 
4.3. Sử dụng bản đồ tư duy như một công cụ để củng cố, khái quát bài học của 
học sinh: 
 Sau mỗi tiết học bao giờ cũng có phần củng cố, nhắc lại kiến thức trọng tâm. 
Với cách học truyền thống, học sinh ghi chép và thực hiện kiến thức theo trật tự 
tuyến tính nên khả năng nhớ kiến thức thường ít hơn < 50% dung lượng bài. Sử 
dụng bản đồ tư duy giúp các em khắc phục được hạn chế đó. Sau mỗi giờ học, khi 
cần củng cố kiến thức học sinh chỉ cần nhìn vào bản đồ tư duy có thể tái hiện được 
80%-90% kiến thức bài học. Đến khi ôn thi học sinh không phải mất một lượng 
lớn thời gian để đọc lại kiến thức như cách học truyền thống mà chỉ cần quan sát 
lại sơ đồ tổng thể vẫn có thể tái hiện nội dung bài học một cách cụ thể, chi tiết. 
Như thế học sinh vừa nâng cao được kết quả học tập vừa tiết kiệm được thời gian. 
 Trong giảng dạy Văn học không có phương pháp, biện pháp nào là độc tôn, là 
vạn năng cả. Người dạy cần kết hợp các phương pháp, biện pháp một cách linh 
hoạt và sinh động để gây hứng thú cho học sinh và nâng cao hiệu quả giờ dạy. 
5. MINH CHỨNG CỤ THỂ: 
 Sau một thời gian dạy thử nghiệm, tôi có một số kinh nghiệm trong việc sử 
dụng BĐTD như sau: SO SÁNH – TIẾT 78 NV 6 
 Ví dụ 2 : 
 Khi cho học sinh đọc hiểu văn bản Tiết 90 – Ngữ văn 8 “Chiếu dời đô” tôi 
cho học sinh tự sáng tạo, vẽ theo sự nhận thức về nội dung bài học thông qua từ 
khóa “ Chiếu dời đô”, các em sẽ triển khai từng nhánh rất đa dạng và phong phú. 
 - Nhánh 1: Đọc đoạn một, các em sẽ dễ dàng nhận thấy tấm gương của người 
 xưa khi quyết định dời đô. 
 - Nhánh 2: Các em sẽ thấy những hạn chế của Triều đại Đinh, Lê ... 
 - Nhánh 3: Các em sẽ thấy những ưu điểm của Đại La và việc dời đô của vua 
 Lý Công Uẩn là vô cùng sáng suốt vừa thuận ý trời lại hợp lòng dân. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_ban_do_tu_duy_vao_day_hoc_mon.pdf