Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí cấp THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí cấp THCS
“Vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa Lí cấp THCS” MỤC LỤC Trang A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1.CƠ SỞ LÍ LUẬN. 2.CƠ SỞ THỰC TIỄN. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM. IV. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM. V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU. B. PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. NHỮNG NỘI DUNG LÍ LUẬN LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. III. CÁC GIẢI PHÁP. IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN. C. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. NHỮNG KẾT LUẬN CHỦ YẾU. II. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT 2 Chênh lệch tỉ lệ CL TL 3 Sáng kiến kinh nghiệm SKKN 4 Số lượng SL 5 Môi trường MT 6 Giáo dục môi trường GD MT 7 Giáo dục bảo vệ môi trường GD BVMT 8 Giáo dục và đào tạo GD&ĐT 9 Giáo viên GV 10 Học sinh HS 11 Diện tích DT 12 Trung học cơ sở THCS 1/21 “Vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa Lí cấp THCS” Để có PPDH tích cực, chúng ta có thể sử dụng các kĩ thuật dạy học hiện đại. Kĩ thuật dạy học là biện pháp, cách thức tiến hành các hoạt động dạy học dựa vào các phương tiện thiết bị nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dưỡng hay có thể nói cách khác đó là cách thức hoạt động dạy học, tổ chức hoạt động giáo dưỡng để bảo đảm hiệu quả, chất lượng giảng dạy. Các kĩ thuật dạy học chưa phải là các phương pháp dạy học độc lập, chúng là những thành phần của phương pháp dạy học. Kĩ thuật dạy học là đơn vị nhỏ nhất của PPDH. Trong mỗi PPDH có nhiều kĩ thuật dạy học khác nhau, kỹ thuật dạy học khác với PPDH. Tuy nhiên, vì đều là cách thức hành động của giáo viên và học sinh, nên kỹ thuật dạy học và PPDH có những điểm tương tự nhau, khó phân biệt rõ ràng. Kĩ thuật dạy học tích cực là những kĩ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh. Kĩ thuật các mảnh ghép là một trong nhiều kĩ thuật dạy học tích cực đã và đang được áp dụng trong nhiều môn học. Năng lực sử dụng các kĩ thuật dạy học khác nhau trong từng giáo viên và nó được xem là rất quan trọng đối với người đứng lớp, nhất là trong bối cảnh đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở trường phổ thông. Rèn luyện để nâng cao năng lực này là một nhiệm vụ, một vấn đề thật cần thiết của mỗi giáo viên, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN Có một thực tế mà tôi nhận thấy là việc vận dụng các kĩ thuật dạy học trong môn Địa Lí không phải là vấn đề đơn giản, nó phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố khách quan như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, trình độ học sinh... Vì vậy, với giáo viên ở nhiều trường, nhiều địa phương thì các kĩ thuật dạy học tích cực vẫn là vấn đề khá mới mẻ, việc vận dụng vào thực tiễn chưa thật thường xuyên, nhiều nơi còn mang tính hình thức... Riêng đối với trường THCS Thái Hòa, việc ứng dụng các kĩ thuật dạy học đã được thực hiện ở một số môn. Nhưng ở một số môn việc áp dụng kĩ thuật dạy học mới còn khá khiêm tốn, một phần do thiết bị dạy học của giáo viên về kĩ thuật dạy học còn hạn chế, phần vì điều kiện cơ sở vật chất,... Mặt khác, vẫn còn một số học sinh lười học, chưa có sự say mê học tập, một bộ phận học sinh thường xuyên không chuẩn bị bài ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ, cho nên không nắm vững được nội dung bài học. Một số học sinh chỉ có thể trả lời được những câu hỏi 3/21 “Vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa Lí cấp THCS” III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM - Đề tài này được thực hiện với học sinh lớp 7A và HS khối 8, khối 9 ở trường trung học cơ sở Thái Hòa. IV. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài. 2. Phương pháp quan sát nhằm phân tích được ưu nhược điểm của học sinh qua mỗi lần thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép để lần sau đạt hiệu quả cao hơn lần trước. 3. Phương pháp điều tra nhằm lấy ý kiến đóng góp của học sinh sau mỗi lần thảo luận để các em tự nói những điểm mạnh của kĩ thuật mảnh ghép. V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU - Thời gian xây dựng, thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Trong năm học 2020 – 2021. - Thời gian hoàn thành sáng kiến: Ngày 18/05/2021. B. PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. NHỮNG NỘI DUNG LÍ LUẬN LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1. Khái niệm Kĩ thuật “các mảnh ghép” là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm. 2. Mục tiêu - Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp. - Kích thích sự hợp tác tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm. - Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân mà còn phải trình bày truyền đạt lại kết quả và thực hiện tiếp nhiệm vụ ở mức độ cao hơn). - Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm học tập của mỗi cá nhân. 3. Tác dụng đối với học sinh - Học sinh hiểu rõ nội dung kiến thức. - Học sinh được phát triển kĩ năng trình bày, giao tiếp hợp tác và kĩ năng xã hội, tăng tính tích cực chủ động ở HS. 5/21 “Vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa Lí cấp THCS” - Sau đó nhiệm vụ mới được giao cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên gia”. Bằng cách này, học sinh có thể nhận thấy những phần vừa thực hiện không chỉ để giải trí hoặc trò chơi đơn thuần mà thực sự là những nội dung học tập quan trọng. 5. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học áp dụng kĩ thuật các mảnh ghép - Một nội dung hay chủ đề lớn của bài học, thường bao gồm trong đó các phần nội dung hay chủ đề nhỏ. Những nội dung hay chủ đề nhỏ đó được giáo viên xây dựng thành các nhiệm vụ cụ thể giao cho các nhóm học sinh tìm hiểu, nghiên cứu. Cần lưu ý nội dung của các chủ đề nhỏ hay chính là nhiệm vụ của các nhóm chuyên gia phải có sự liên quan, gắn kết chặt chẽ với nhau. - Nhiệm vụ nêu ra phải hết sức cụ thể, dễ hiểu và vừa sức với HS, đảm bảo tất cả mọi HS đều hiểu rõ và có khả năng hoàn thành nhiệm vụ. - Khi học sinh thực hiện nhiệm vụ tại các nhóm “chuyên gia”, giáo viên cần quan sát và hỗ trợ kịp thời để đảm bảo các nhóm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định và các thành viên đều có khả năng trình bày lại kết quả nghiên cứu, thảo luận của nhóm. - Thành lập nhóm mới “nhóm mảnh ghép” cần đảm bảo có đủ thành viên của các nhóm “chuyên gia”. - Khi các nhóm “mảnh ghép” hoạt động giáo viên cần quan sát, hỗ trợ để đảm bảo các thành viên nắm được đầy đủ các nội dung từ các nhóm “chuyên gia”. Sau đó giáo viên giao nhiệm vụ mới, nhiệm vụ mới phải mang tính khái quát, tổng hợp kiến thức trên cơ sở nội dung kiến thức (mang tính bộ phận) học sinh đã nắm được từ các nhóm “chuyên gia”. ❖ Để đảm bảo hiệu quả hoạt động nhóm, các thành viên trong nhóm cần được phân công các nhiệm vụ như sau: Vai trò Nhiệm vụ Trưởng nhóm Phân công nhiệm vụ Hậu cần Chuẩn bị đồ dùng tài liệu cần thiết Thư kí Ghi chép kết quả Phản biện Đặt các câu hỏi phản biện Liên lạc với nhóm khác Liên hệ với các nhóm khác Liên lạc với giáo viên Liên lạc với giáo viên để xin trợ giúp 7/21 “Vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa Lí cấp THCS” đồ các đặc điểm cơ bản của - B2: Đọc và vận (Bản đồ là một chúng. dụng bản đồ. phương tiện trực - Rèn luyện kĩ năng sử quan, là nguồn tri dụng bản đồ. thức địa lí quan - Đối chiếu so sánh các trọng). đối tượng địa lí. 2. Sử dụng - Việc sử dụng tranh/ ảnh Khi hướng dẫn tranh/ảnh địa lí có nội dung về giáo dục HS quan sát, trước hết biến đổi khí hậu và phòng GV cần xác định mục chống thiên tai, giúp HS đích, yêu cầu khi quan dễ dàng nhận biết được sát tranh/ảnh. Sau đó, nguyên nhân, biểu hiện và yêu cầu HS nêu tên của hậu quả của biến đổi khí bức tranh/ảnh để xác hậu. định xem bức tranh/ảnh đó thể hiện hiện tượng gì, vấn đề gì và ở đâu. Cuối cùng, GV gợi ý HS nêu nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng. Như vậy, khi sử dụng tranh/ảnh, GV cần chuẩn bị những câu hỏi hướng dẫn HS khai thác nội dung được thể hiện trên bức tranh/ảnh và những câu hỏi yêu cầu HS vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng được thể hiện trên bức tranh/ảnh có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với vấn đề 3. Phương pháp sử - Phương pháp sử dụng - B1: Hướng dẫn HS dụng biểu đồ, số liệu biểu đồ giúp HS dễ dàng đọc và hiểu biểu đồ, thống kê nắm bắt được đặc điểm số liệu thống kê. 9/21 “Vận dụng kĩ thuật các mảnh ghép để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa Lí cấp THCS” mảnh ghép, ở vòng 2 (vòng chuyên sâu), giáo viên giao phải nhiệm vụ mới cho học sinh và nhiệm vụ này thật sự khó khăn, cần có sự hợp tác tích cực của các thành viên trong nhóm để giải quyết được vấn đề. III. CÁC GIẢI PHÁP 1. Áp dụng các kĩ thuật dạy học mới trong đó có kĩ thuật mảnh ghép, áp dụng vào các tiết dạy sau: 1.1. Địa lí 7 ❖ Bài 17 : Ô nhiêm môi trường ở đới ôn hòa - Mục 2 : Ô nhiễm nước. ➢ Giai đoạn 1: GV chia lớp thành 8 nhóm, yêu cầu các nhóm dựa vào SGK kết hợp hiểu biết của bản thân và quan sát hình ảnh trên máy làm vào phiếu học tập. Phiếu học tập số 1a + Nhóm lẻ: Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sông, hồ? Hậu quả đối với thiên nhiên và con người? Biện pháp khắc phục? Ô nhiễm nước sông, hồ Nguyên nhân Hậu quả Biện pháp Phiếu học tập số 1b + Nhóm chẵn: Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển? Hậu quả? Biện pháp Ô nhiễm nước biển Nguyên nhân Hậu quả Biện pháp ➢ Giai đoạn 2: Sau thời gian 4 phút GV yêu cầu các nhóm 1 và 2; 3 và 4; 5 và 6; 7 và 8 quay lại tạo thành 4 nhóm mới và thảo luận thống nhất nội dung điền vào bảng nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm nước sông, hồ và biển? Biện pháp khắc phục? + GV giao nhiệm vụ mới: Tại sao phải bảo vệ nguồn nước? - Sau 3 phút đại diện các nhóm lên báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV chuẩn kiến thức: 11/21
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_ki_thuat_cac_manh_ghep_de_nan.docx