Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản chương trình Ngữ văn 7

docx 57 trang sklop7 07/06/2024 1290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản chương trình Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản chương trình Ngữ văn 7

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản chương trình Ngữ văn 7
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
 MÃ SKKN
 (Dùng cho HĐ chấm của Sở)
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ TRONG DẠY HỌC ĐỌC 
 HIỂU MỘT SỐ VĂN BẢN CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7
 Lĩnh vực : Chủ nhiệm
 Cấp học : THCS 
 Tài liệu kèm theo : Đĩa CD
 NĂM HỌC: 2016 – 2017 Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản 
 chương trình Ngữ văn 7
 MỤC LỤC
 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................1
 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.........................................................4
2.1. Cơ sở lí luận....................................................................................................4
2.1.1. Lí thuyết về hệ thống câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn...........................4
2.1.2. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn ..........................7
2.1.2.1. Câu hỏi mở phải đảm bảo nội dung khoa học, cơ bản, chính xác của kiến 
thức trong văn bản .................................................................................................7
2.1.2.2. Câu hỏi mở phải phát huy được tính tích cực trong hoạt động đọc hiểu 
văn bản của HS ......................................................................................................8
2.1.2.3. Câu hỏi mở phải phản ánh được tính hệ thống .........................................8
2.1.2.4. Câu hỏi mở phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS ........................8
2.1.3. Kĩ năng đặt câu hỏi mở phần đọc – hiểu văn bản chương trình Ngữ văn 7 
cấp THCS ..............................................................................................................9
2.1.3.1. Lên kế hoạch chuẩn bị cho các câu hỏi ....................................................9
2.1.3.2. Đặt câu hỏi................................................................................................9
2.1.3.3. Lắng nghe, đồng cảm và chia sẻ.............................................................10
2.1.4. Điều kiện để xây dựng hệ thống câu hỏi mở .............................................11
2.1.4.1. Trên cơ sở mục tiêu bài học, giáo viên chủ động thiết kế nội dung 
chuẩn bị bài cho học sinh.....................................................................................11
2.1.4. 2. Học sinh tích cực trong việc khai thác kiến thức và bộc lộ năng lực.....11
2.1.4. 3. Giáo viên và học sinh làm việc trên lớp theo tinh thần tương tác..........11
2.1.4. 4. Đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá ..........................................12
2.2. Thực trạng vấn đề .........................................................................................12
2.2.1. Khảo sát sách giáo khoa (SGK) và một số giáo án của GV về việc xây 
dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu văn bản Ngữ văn 7. .............12
2.2.3. Một số đánh giá về thực trạng sử dụng câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn 
hiện nay ở trường THCS......................................................................................16
2 3. Đề xuất việc xây dựng hệ thống câu hỏi mở phần đọc hiểu văn bản Ngữ văn 7 18
2.3.1. Đối với các văn bản tự sự ..........................................................................18
2.4. Thực nghiệm sư phạm .................................................................................20
 ii Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản 
 chương trình Ngữ văn 7
 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Quá trình dạy học ngày nay nhấn mạnh vào việc phát huy tính tích cực, 
chủ động và sáng tạo của người học. Người giáo viên (GV) trong quá trình 
giảng dạy không chỉ giúp học sinh lĩnh hội tri thức mà còn phải giúp các em rèn 
luyện đạo đức, nhân cách và các kĩ năng (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc và 
tổ chức hoạt động). Chính vì thế, trong quá trình dạy học, GV luôn phải xác 
định cho mình mục tiêu của quá trình dạy học, lựa chọn cho mình một hoặc một 
vài phương pháp tối ưu nhất, phù hợp nhất đối với bài học để có thể cung cấp 
nhiều nhất kiến thức, kỹ năng cho học sinh (HS).
 Trong bộ môn Ngữ văn 7 nói riêng, giờ đọc hiểu văn bản chiếm một vị trí 
vô cùng quan trọng. Giờ đọc hiểu văn bản giúp học sinh cảm thụ và phân tích 
được tác phẩm văn chương, rèn luyện năng lực thẩm mỹ và năng lực tư duy. 
Năng lực thẩm mỹ còn tuỳ thuộc vào yếu tố năng khiếu của HS, còn năng lực tư 
duy là một yêu cầu có tính phổ biến trong dạy học văn. Tác phẩm văn chương là 
một bức tranh phản ánh đầy đủ và sinh động hiện thực cuộc sống xung quanh 
chúng ta. Mỗi người có một cách cảm nhận riêng về tác phẩm văn học mà mình 
được tiếp xúc. HS khi tiếp xúc với tác phẩm văn chương, được học trong nhà 
trường cũng vậy. Vì thế, trong giờ giảng văn cần phát huy hết năng lực tư duy, 
khả năng tìm tòi phát hiện cảm nhận theo những suy nghĩ riêng của HS. Như 
vậy, tác phẩm văn học sẽ trở thành đối tượng của thầy trò trong quá trình dạy 
học. Hiện nay phương pháp giảng dạy tích cực theo quan điểm “Lấy học sinh 
làm trung tâm” đã được đưa vào ứng dụng. Trong hoạt động dạy học nói chung, 
trong giờ giảng văn nói riêng với phương pháp này thì phải có sự tác động qua 
lại giữa GV và HS. Để phát huy tính tích cực của HS trong hoạt động học tập thì 
GV có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo hoạt động của trò. Trò phải là chủ thể tự giác 
tích cực trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Để giờ học tác phẩm văn chương trở 
nên sinh động, vai trò của học trò trong giờ học được khẳng định và mối liên hệ 
qua lại thường xuyên giữa thầy và trò được duy trì thì không thể thiếu hệ thống 
câu hỏi.
 Lý luận dạy học đã có nhiều công trình nghiên cứu được áp dụng trong 
quá trình giảng dạy văn học đem lại hiệu quả cao. Trong các công trình đó các
 1/52 Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản 
 chương trình Ngữ văn 7
một hệ thống các câu hỏi mở để kích thích được suy nghĩ và cảm nhận của HS 
lại càng khó hơn, nhất là với thực trạng HS ngày càng chán học môn Văn như 
hiện nay. Đó quả là một vấn đề nan giải đối với giáo viên dạy Văn?!
 Mặt khác, hiện nay chưa có một lý thuyết thật hệ thống và “bài bản” về 
đặt câu hỏi, đặt biệt là câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn. Trong khi đó, nghiên 
cứu vấn đề đặt câu hỏi mở trong dạy học thật sự cần thiết và có tính ứng dụng cao. 
Nó có ý nghĩa như một sự chỉ dẫn bước đầu trong công việc giảng dạy trên lớp.
 Từ thực tế và lí luận ấy, ta thấy rằng việc xây dựng hệ thống câu hỏi mở 
trong dạy học Ngữ văn là rất cần thiết. Vì vậy, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu về đề 
tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản 
chương trình Ngữ văn 7” với mục đích nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi 
phần đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn 7 một cách khái quát, đóng 
góp về mặt lí luận cho lí luận dạy học.
 3/52 Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản 
 chương trình Ngữ văn 7
âm thanh, đôi khi là cử chỉ, điệu bộ Ví dụ như giờ luyện kỹ năng đọc hiểu 
văn bản, GV có thể sử dụng hình ảnh, hoặc tiêu đề của đoạn văn cần đọc và 
phân tích làm phương tiện để đặt câu hỏi gợi mở, để HS dự đoán nội dung của 
bài học GV nên sử dụng những câu hỏi mở mang tính chất thảo luận. Có thể 
bắt đầu giờ học với một cuộc thảo luận sôi nổi bằng cách đặt một câu hỏi mở 
mang tính khuyến khích HS tìm ra câu trả lời.
 Sử dụng những câu hỏi mở trong giờ dạy văn bản, GV có thể dễ dàng tạo 
một không khí sôi nổi trong lớp khi gợi ra những ý kiến trái chiều của HS, từ đó, 
GV có thể nắm bắt được cách suy nghĩ của HS về tác phẩm, thấy được những 
cái đúng, cái sai để “nắn” HS theo hướng chuẩn, hoặc khuyến khích hơn sự sáng 
tạo của HS trong quá trình đọc hiểu tác phẩm.
 Từ việc cung cấp hệ thống câu hỏi mở, GV dần dần hình thành các kĩ 
năng cần thiết cho HS như kĩ năng tự học, kĩ năng đánh giá, khả năng làm việc 
theo nhóm một cách khoa học và hiệu quả cho HS, tránh được lối dạy “một 
chiều”, “định hướng sẵn” một cách khô cứng khi hướng dẫn HS cảm thụ tác 
phẩm văn học. Thay vì một giờ dạy theo trật tự thông thường, với câu hỏi mở, 
GV hoàn toàn có thể biến giờ dạy thành một giờ thảo luận dành cho HS (với 
định hướng mở cho trước), để HS phải làm việc hoàn toàn dưới sự giám sát của 
GV, rồi từ đó, GV tổng kết, khái quát vấn đề được và chưa được, nên hay không 
nên, bổ sung hoặc giải thích...Như vậy, giờ học sẽ thực sự là của HS, do HS tự 
hoạt động để chiếm lĩnh, khuyến khích sự bạo dạn, khả năng thuyết trình và bảo 
vệ ý kiến riêng của HS. Sự nhàm chán của những tiết dạy thông thường sẽ được 
thay thế bằng sự cởi mở, sôi nổi, hồn nhiên và đầy thú vị! Vậy mới biết, hiệu 
quả của những câu hỏi mở quả thực là rất lớn.
 2.1.1.3. Đặc điểm của câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn
 Qua quá trình thực tế giảng dạy trên lớp và việc nghiên cứu các tài liệu, 
chúng tôi thấy có một số đặc điểm tiêu biểu để chúng ta có thể dễ dàng nhận ra 
dấu hiệu của các câu hỏi mở được sử dụng trong giờ dạy:
 + Khi một câu hỏi mở được đặt ra, nó yêu cầu HS phải tạm dừng, suy 
nghĩ và phản ứng.
 + Câu trả lời của HS có thể không phải là đúng theo định hướng của GV, 
mà nó là cảm xúc cá nhân, ý kiến, hay ý tưởng, nhận định riêng của HS về một 
vấn đề nào đó.
 5/52 Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản 
 chương trình Ngữ văn 7
(Thƣờng sử dụng trong các (?) Tại sao em nghĩ những thông tin 
buổi thảo luận hoặc các câu mình đưa ra là có thể tin cậy được? Tại sao
hỏi nêu vấn đề) em lại nghĩ rằng điều này là đúng?
 d. Câu hỏi về sự đánh (?) Em có suy nghĩ gì về nhân vật...? 
giá của cá nhân (giúp đánh giá (?) Em đánh giá như thế nào về...?
quan điểm, tình cảm, suy nghĩ cá (?) Em đã bao giờ ở trong tình huống 
nhân xoay quanh tác phẩm) như ở trong tác phẩm chưa và em đã xử lý ra 
 sao?
 ...
 e. Câu hỏi hành động (?) Em chuẩn bị làm gì...?
(giúp HS lập kế hoạch và triển (?) Khi nào em sẽ...?
khai các ý tưởng vào tình huống
thực tế)
 Như vậy, thông qua hệ thống các câu hỏi trên, khi GV áp dụng vào từng 
bài giảng, từng văn bản theo những đặc trưng riêng biệt, nó sẽ giúp cho HS tìm 
ra được các mối quan hệ trong hiện tượng, sự kiện, tự đưa ra diễn giải hoặc kết 
luận riêng về tác phẩm. Hệ thống câu hỏi này giúp khuyến khích quá trình đọc 
và đồng sáng tạo với tác giả, tăng khả năng liên tưởng, tưởng tượng (đây là yếu 
tố quan trọng đối với việc học Văn).
 Đồng thời, HS biết cách lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết các đề 
văn, hình thành lối tư duy và cách viết, cách giải quyết vấn đề mà không lâm 
vào “thế bí” khi viết văn như các HS gặp phải hiện nay.
2.1.2. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn
 Khi đặt câu hỏi nói chung và câu hỏi mở nói riêng trong dạy học đọc hiểu 
văn bản, chúng ta cũng đều cần lưu ý tới những nguyên tắc sau đây:
 2.1.2.1. Câu hỏi mở phải đảm bảo nội dung khoa học, cơ bản, chính 
xác của kiến thức trong văn bản
 Câu hỏi mở cho dù có phát huy được ý kiến, suy nghĩ, quan điểm riêng 
của mỗi cá nhân HS thì cái đích cuối cùng cũng giúp cho HS khám phá vẻ đẹp 
của ngôn từ, của hình tượng văn chương, khơi gợi trong các em những xúc cảm 
thẩm mỹ, biết rung động trước cái đẹp của đời sống. Nhưng để được như vậy,
 7/52 Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản 
 chương trình Ngữ văn 7
tự tìm hiểu. Có như vậy mới đảm bảo được tất cả các đối tượng HS đều bắt nhịp 
được với yêu cầu của GV, bởi kiến thức trong văn bản Ngữ văn có liên quan rất 
nhiều đến lĩnh vực của các bộ môn khác như Lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, 
mỹ thuật, âm nhạc...Chọn nội dung để hỏi sao cho phù hợp cũng là điều quan 
trọng đối với mỗi GV.
2.1.3. Kĩ năng đặt câu hỏi mở phần đọc – hiểu văn bản chương trình Ngữ văn 
7 cấp THCS
 2.1.3.1. Lên kế hoạch chuẩn bị cho các câu hỏi
 Việc đầu tiên là GV cần lên kế hoạch chuẩn bị cho các câu hỏi. Khi lên kế 
hoạch, chúng ta cần xác định rõ mục đích hỏi. Câu hỏi mở tốt trước tiên phải có 
mục đích hỏi rõ ràng, xác định rõ thông tin nào GV muốn biết, vấn đề nào GV 
sẽ hỏi. Hỏi có thể để thúc đẩy HS tìm hiểu các lĩnh vực tư duy mới để HS có thể 
đọc hiểu văn bản theo cách riêng của mình, thách thức các ý tưởng hiện tại của 
HS khi HS đã có sự chuẩn bị, thăm dò kiến thức, hoặc hỏi đơn thuần chỉ để trao 
đổi thông tin, kinh nghiệm về các vấn đề được đặt ra trong văn bản.
 2.1.3.2. Đặt câu hỏi
 Mấu chốt của kỹ năng này là hỏi sao cho trúng và đúng thời điểm. Một 
câu hỏi hay luôn là câu hỏi mang tính sáng tạo, những câu hỏi này khuyến khích 
sự tư duy. Tùy thuộc vào hoàn cảnh và đối tượng được hỏi mà GV nêu câu hỏi 
sao cho phù hợp. GV cần lựa chọn câu hỏi tùy theo mục đích hỏi. Đặt câu hỏi 
mở khéo léo, hấp dẫn cũng là cả một nghệ thuật. Câu hỏi mở sẽ dẫn đến câu trả 
lời dài hơn, phát huy tác dụng trong một cuộc trò chuyện mở giữa GV và HS (đó 
có thể là một cuộc đối thoại hai chiều của GV và HS về tất cả các vấn đề trong 
tác phẩm), tìm kiếm thêm thông tin hoặc tham khảo ý kiến của HS. Nên mở 
rộng các câu hỏi mở, chú ý tính liên tục, chặt chẽ của các câu hỏi. Chẳng hạn 
nên phát triển những câu hỏi như: Điều gì làm em thích nhất ở một chi tiết nào 
đó trong văn bản? hoặc Điều gì tạo cho em ấn tượng nhất khi đọc văn bản này? 
Hoặc mở rộngEm hãy chia sẻ kinh nghiệm/quan điểm/ thông tin về những gì 
em cảm nhận hoặc thu thập được từ văn bản?
 Trong tiết dạy, GV phải xác định được câu hỏi nào là trọng tâm và câu 
hỏi nào là câu hỏi phụ. Khi hỏi không định kiến trước, cũng không nên áp đặt. 
Để thuận lợi trong việc trao đổi, GV vẫn có thể đưa ra quan điểm riêng của mình
 9/52

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_he_thong_cau_hoi_mo_trong_day.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản chương trìn.pdf