Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số cách thức tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử cho học sinh THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số cách thức tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số cách thức tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử cho học sinh THCS
Sáng kiến kinh nghiệm GV thực hiện: Nguyễn Thị Hưởng KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm. PPDH : Phương pháp dạy học. PP : Phương pháp. GV : Giáo viên. HS : Học sinh. THCS : Trung học cơ sở. SGK : Sách giáo khoa. GD – ĐT : Giáo dục đào tạo. ĐH : Đại học. 1 Đề tài: Xây dựng một số cách thức tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử cho học sinh THCS Sáng kiến kinh nghiệm GV thực hiện: Nguyễn Thị Hưởng Những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin, đang làm thay đổi nhanh chóng diện mạo của thế giới, thúc đẩy nhanh chóng tốc độ hội nhập và toàn cầu hóa, theo đó làm thay đổi mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy - học. Ngày nay, nội dung giảng dạy mang tính hiện đại và phát triển, phương pháp giáo dục coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo và tạo tiền đề để họ có khả năng tự học suốt đời. Vì vậy, một xu hướng giáo dục thịnh hành ngày nay là khơi dậy và nuôi dưỡng tính ham muốn học hỏi của sinh viên, hơn là nhồi nhét cho họ một lượng kiến thức lớn. Nói cách khác, giảng dạy là phải nhắm đến mục tiêu khai thác và tận dụng nội lực của sinh viên để họ tự học thêm. Tính ham học này phải được duy trì suốt đời. Lượng kiến thức cần thiết là hành trang cho mỗi người bước vào tương lai là rất lớn, và những kiến thức này liên tiếp thay đổi nhanh chóng theo thời gian. Người học và người thực hành cần phải có thái độ “học, học nữa, và học mãi” để trở thành một người trí thức thực sự. Khi bàn về phương pháp giáo dục J.Piaget đã rất nhấn mạnh đến vai trò hoạt động của học sinh. Ông nói: “trẻ em được phú cho tính hoạt động thực sự và giáo dục không thể thành công nếu không sử dụng và không thực sự kéo dài tính hoạt động đó”. Như vậy có thể nói hoạt động của mỗi học sinh trong quá trình giáo dục và giáo dưỡng là yếu tố không thể thiếu được, cho nên trong quá trình dạy học làm sao để người học được hoạt động, và được làm chủ hoạt động của mình, giáo viên chỉ là người hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động đó như thế nào, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong giờ học. Với sự phát triển không ngừng của thế giới hiện nay, nhu cầu của con người là rất nhiều, phức tạp, và luôn luôn thay đổi, quá trình dạy học không thể đáp ứng nhu cầu của mỗi cá nhân, mà đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu chung của toàn xã hội. Điều đó, không có nghĩa là lãng quên nhu cầu của từng cá nhân mà quá trình dạy học là quá trình người dạy phải biết lắng nghe nhu cầu của người 3 Đề tài: Xây dựng một số cách thức tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử cho học sinh THCS Sáng kiến kinh nghiệm GV thực hiện: Nguyễn Thị Hưởng phương pháp dạy học phải tính đến các yếu tố tâm lý như: đặc điểm tri giác, đặc điểm cá nhân, đặc điểm nhân cách, sở thích của các đối tượng học sinh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Tìm hiểu thực trạng về nhu cầu và thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh THCS. 2. Xây dựng một số cách thức tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử cho học sinh THPT nhằm khơi dậy niềm đam mê, sự hứng thú và nâng cao chất lượng học tập môn Lịch sử. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu sử dụng một số cách thức tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử của học sinh trường THCS Thái Thịnh. Thời gian: Từ năm 2011 - 2014. Không gian: Tại trường THCS Thái Thịnh - Đống Đa - Hà Nội. 7. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp phân tích tư liệu lý luận. 2. Phương pháp điều tra xã hội học. 3. Phương pháp thực nghiệm. 4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm. 8. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) SKKN gồm ba phần: - Phần mở đầu: - Phần nội dung chính gồm 3 chương: + Chương 1: Lý luận chung về nhu cầu. 5 Đề tài: Xây dựng một số cách thức tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử cho học sinh THCS Sáng kiến kinh nghiệm GV thực hiện: Nguyễn Thị Hưởng PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý luận chung về nhu cầu 1.1.1. Một số quan điểm về nhu cầu Ở mỗi giai đoạn lịch sử, nhu cầu lại được con người hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau dựa theo điều kiện, hoàn cảnh xã hội ở thời đại đó. Sở dĩ như vậy, là bởi bản thân nhu cầu của mỗi người là rất khác nhau. Theo Nguyễn Khắc Viện trong cuốn từ điển Xã hội học cho rằng: “mọi hành vi của con người đều do sự kích thích của những nhu cầu nào đó, nhu cầu thể hiện sự lệ thuộc của một cơ thể sống vào môi trường bên ngoài, thể hiện thành những ứng xử tìm kiếm khi cơ thể những điều kiện để tồn tại và phát triển”. Con người trong mối quan hệ với môi trường xung quanh như thiên nhiên, xã hội từ đó hình thành những đòi hỏi về vật chất, văn hóa, tinh thần. Đó là nhu cầu. Theo nghĩa hẹp thì nhu cầu là những yêu cầu cần thiết của con người để sống và tồn tại. Theo nghĩa rộng, đó là tất cả những yêu cầu của con người để tồn tại và phát triển. Theo Lê Hữu Tầng đưa ra quan niệm về nhu cầu: “nhu cầu là những đòi hỏi của con người, của từng cá nhân, của các nhóm xã hội khác hoặc toàn xã hội muốn có những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển”. Theo Tiến sĩ Lê Thị Kim Chi, đã định nghĩa khái niệm nhu cầu như sau: “Nhu cầu là những trạng thái thiếu hụt và những đòi hỏi cần được đáp ứng của chủ thể (con người và xã hội) để tồn tại và phát triển”. Từ những quan điểm của các nhà nghiên cứu, ở mỗi giai đoạn lại đưa ra những quan điểm khác nhau về khái niệm nhu cầu, nhưng về cơ bản thì những 7 Đề tài: Xây dựng một số cách thức tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử cho học sinh THCS Sáng kiến kinh nghiệm GV thực hiện: Nguyễn Thị Hưởng để thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất. Hơn nữa, đó là một hành vi lịch sử, một điều kiện cơ bản của mọi lịch sử mà (hiện nay cũng như hàng nghìn năm về trước) người ta phải thực hiện hằng ngày, hằng giờ, chỉ để nhằm duy trì đời sống con người”. Vì vậy, lao động sản xuất của con người là hành vi lịch sử đầu tiên tạo ra các sản phẩm để thỏa mãn những nhu cầu của mình. Mặt khác, không có nhu cầu thì không có sản xuất. Chính sự tác động qua lại giữa con người với con người; giữa con người và môi trường; giữa con người với sản xuất... Làm cho nhu cầu nảy sinh và tồn tại. Bởi vì, một mặt nhu cầu nảy sinh trước hết là do tác động của hoàn cảnh bên ngoài đến chủ thể, trong đó có tác động của hoạt động sản xuất. Và hoạt động sản xuất chính là hoạt động để làm ra các đối tượng nhằm thỏa mãn các nhu cầu. Cho nên, theo Tiến Sĩ Lê Thị Kim Chi, thì nhu cầu vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan. Mặt khác, nhu cầu nảy sinh còn phụ thuộc vào các trạng thái riêng của từng chủ thể. Bởi vì, nhu cầu còn phụ thuộc vào trình độ hiểu biết, nhân cách, lối sống, phong tục tập quán, giá trị văn hóa của chủ thể. Như vậy, nhu cầu vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính cá nhân, tính cụ thể. Chẳng hạn, ở trong một gia đình mỗi thành viên thường có các nhu cầu cần thiết khác như ông bà thường có nhu cầu chăm sóc sức khỏe; bố mẹ thường có nhu cầu làm ra tiền để bảo đảm cuộc sống cho gia đình; con cái thường có nhu cầu học hành, vui chơi, giải trí. Nhu cầu còn mang tính sinh học nhằm đáp ứng những đòi hỏi của sự phát triển sinh học của con người, nhưng mặt khác nhu cầu lại mang tính xã hội, thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, dù là của riêng mỗi cá nhân nhưng nhu cầu chỉ có thể được đáp ứng nhờ nền sản xuất xã hội, bị nền sản xuất đó quy định và vì vậy, chúng mang tính xã hội rõ rệt. Các nền sản xuất đưa ra những sản phẩm khác nhau, nên nhu cầu được thỏa mãn theo sự quy định của nền sản xuất. 9 Đề tài: Xây dựng một số cách thức tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử cho học sinh THCS Sáng kiến kinh nghiệm GV thực hiện: Nguyễn Thị Hưởng của đất nước phát triển một cách toàn diện phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Đó chính là động lực phát triển của đất nước. Riêng với khoa học lịch sử nhu cầu xã hội cần tăng cường hơn nữa để kích thích nhu cầu của học sinh vào các hoạt động học tập lịch sử phong phú với nhiều hoạt động để học sinh tự phát triển chu cầu lĩnh hội tri thức lịch sử, biến nhu cầu thành động cơ học tập bên trong. 1.1.3 Phân loại nhu cầu Nhu cầu được phân loại theo các tiêu chí khác nhau: - Theo tính chất: Có nhu cầu tự nhiên (mang tính bẩm sinh: nhu cầu ăn, ở, mặc, an toàn tính mạng) và nhu cầu xã hội, những nhu cầu do cuộc sống tạo nên: nhu cầu học tập, sáng tạo, nghệ thuật. - Theo đối tượng thỏa mãn nhu cầu, có nhu cầu vật chất (ăn, mặc, mua sắm) và nhu cầu tinh thần (giao tiếp, thưởng thức nghệ thuật, vui chơi giải trí). - Theo lĩnh vực hoạt động có nhu cầu kinh tế, chính trị, tâm linh - Theo phương thức sử dụng sản phẩm của xã hội: có nhu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu dùng. - Theo mức độ cấp thiết phản ứng: có nhu cầu tuyệt đối (các nhu cầu thiết yếu cơ bản đảm bảo tồn tại của con người : ăn no, mặc ấm, đồ dùng đầy đủ những nhu cầu này con người nhất thiết phải được đáp ứng thì con người mới sống được) và nhu cầu tương đối (những nhu cầu được nâng cao về mặt chất lượng: ăn ngon, mặc đẹp, đồ dung tốt những nhu cầu này được đáp ứng theo mức độ tương ứng với trình độ phát triển của sản xuất xã hội và khả năng tài chính của mỗi cá nhân). - Theo nhóm xã hội: có thể phân chia theo nhóm lứa tuổi (nhu cầu của trẻ em, nhu cầu của thanh niên, nhu cầu của người già). Theo nhóm nghề 11 Đề tài: Xây dựng một số cách thức tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử cho học sinh THCS Sáng kiến kinh nghiệm GV thực hiện: Nguyễn Thị Hưởng thúc đẩy, là một nhu cầu đang gây sức ép đủ để hướng người ta tìm cách thỏa mãn nhu cầu đó. Việc thỏa mãn nhu cầu làm giảm đi sự căng thẳng”. Hay nói cách khác nhu cầu chính là nguồn gốc của động cơ và hứng thú của con người. Khi con người nhận thức được nhu cầu của mình, con người trở nên ham muốn, có động cơ để hành động. Theo C. Mác: “nguyên nhân thúc đẩy hoạt động của con người là một chuỗi nhân quả xã hội: hoàn cảnh bên ngoài (bao gồm những điều kiện khách quan) - nhu cầu - lợi ích - mục đích (động cơ tư tưởng) - hoạt động thực hiện mục đích. Trong chuỗi nhân quả hoạt động này, nhu cầu và lợi ích giữ vai trò quan trọng. Đó là khâu đầu tiên phản ánh và chuyển hóa những nhu cầu khách quan bên ngoài thành hành động tư tưởng bên trong thúc đẩy con người hoạt động và đó cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội”. Như vậy, nhu cầu trước khi trở thành động lực thúc đẩy tính tích cực, cần phải được nhận thức. Nhu cầu được nhận thức xuất hiện với tư cách là trạng thái chủ quan của cá nhân, của cộng đồng, trở thành nhân tố kích thích hoạt động của con người. Chính động cơ tư tưởng là cái trực tiếp thúc đẩy con người hành động, qui định tính tích cực và khuynh hướng. Song khi nghiên cứu nguyên nhân thúc đẩy thì vấn đề quan trọng như Ph.Ăngghen đã lưu ý là phải tìm xem “động lực nào ẩn sau những động cơ đó”, phải tìm xem “những nguyên nhân lịch sử biến đổi thành những động cơ ấy trong đầu óc con người đang hoạt động là những nguyên nhân nào”. Và câu trả lời đã rõ ràng: đó chính là nhu cầu. Vậy động cơ là gì? Động cơ được định nghĩa như là một trạng thái bên trong có tác dụng thúc đẩy, khuyến khích, hướng dẫn và duy trì hành vi. Động cơ mà thúc đẩy và duy trì hành vi học tập được gọi là động cơ học tập. Động cơ bao gồm động cơ bên ngoài và động cơ bên trong. Động cơ bên ngoài gắn liền với rất nhiều hành vi mà mục đích cuối cùng không phải dành 13 Đề tài: Xây dựng một số cách thức tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử cho học sinh THCS
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_mot_so_cach_thuc_tao_nhu_cau.pdf