Sáng kiến Kinh nghiệm xây dựng tổ chức đội, nhóm kỹ năng chuyên môn góp phần xây dựng đội vững mạnh trong trường THCS
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Kinh nghiệm xây dựng tổ chức đội, nhóm kỹ năng chuyên môn góp phần xây dựng đội vững mạnh trong trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Kinh nghiệm xây dựng tổ chức đội, nhóm kỹ năng chuyên môn góp phần xây dựng đội vững mạnh trong trường THCS
KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TỔ CHỨC ĐỘI, NHÓM KỸ NĂNG CHUYÊN MÔN GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐỘI VỮNG MẠNH TRONG TRƯỜNG THCS A - ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong bất cứ công tác nào, vấn đề quyết định để đảm bảo sự thành công là xây dựng được nội dung kế hoạch tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của từng nội dung công việc mà người trực tiếp phụ trách thực hiện. Đối với người làm công tác Đội cũng vậy. Công tác thiếu niên, nhi đồng là khoa học nghệ thuật, vì lực lượng giáo dục ( phụ trách Đội ) đặc biệt là Tổng Phụ Trách cần phải có hiểu biết rộng, vốn kiến thức cần thiết, luôn phát huy tính sáng tạo và năng lực sư phạm, công tác Đội vững vàng. Xuất phát từ quan niệm chất lượng, hiệu quả công việc là gốc của chất lượng hoạt động ứng với từng nội dung hay một lĩnh vực công tác ... Tổng Phụ Trách cần xây dựng một nội dung chương trình, phương pháp làm việc có hiệu quả căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và căn cứ vào năng lực trí tuệ lứa tuổi để đảm bảo được yêu cầu cơ sở lý luận cũng như thực hành. Mục đích làm thế nào để xây dựng được một đơn vị thật sự vững mạnh đối với lĩnh vực công tác Đội. Từ thực tế nhiều năm làm công tác phụ trách Đội Tại trường PTCS Ninh Đông và nay là trường THCS Trần Quang Khải, trên cơ sở chỉ đạo của ngành Giáo dục, Hội đồng Đội rồi những lần được tập huấn tôi đã nghiên cứu xây dựng tổ chức đội, nhóm kỹ năng chuyên môn Đội luôn phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị góp phần thành công trong công tác xây dựng Đội. B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. Cơ sở lý luận: Xây dựng tổ chức đội, nhóm kỹ năng chuyên môn Đội là một yêu cầu, một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết đối với mỗi GV- Tổng phụ trách trong qui trình tổ chức hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Hoạt động của đội, nhóm kỹ năng chuyên môn Đội với những đặc thù và sự hấp dẫn riêng đã trở thành nhu cầu cần thiết đối với hệ thống tổ chức Đội trường học hiện nay. Vì vậy, Tổng phụ trách Đội cần phải sáng tạo trong quá trình nghiên cứu thiết kế, xây dựng nội dung các hoạt động nói chung và xây dựng tổ chức đội, nhóm kỹ năng chuyên môn Đội nói riêng (luôn thể hiện được tính mới), trên cơ sở chỉ đạo của Hội đồng Đội cấp trên, đồng thời phù hợp với thực tế đơn vị. Trong công tác xây dựng và tổ chức các hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường, ngoài lực lượng Ban chỉ huy Đội thì đội kỹ năng chuyên môn Đội là lực lượng chiếm vai trò, vị trí quan trọng. Việc triển khai nội dung chương trình hoạt động Đội (trong lĩnh vực chuyên môn 1 quả phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị ngay đầu năm học. III. Phương pháp xây dựng tổ chức đội, nhóm kỹ năng chuyên môn: 1.Yêu cầu đối với Tổng Phụ Trách Đội khi xây dựng tổ chức đội, nhóm kỹ năng chuyên môn Đội: Thứ nhất: Tổng phụ trách phải xác định và nắm được mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục của nhà trường và của công tác Đội tức là phải nắm được những vấn đề cơ bản của công tác giáo dục, công tác chuyên môn Đội. Vì vậy bất kỳ một hoạt động nào dù lớn hay nhỏ đều phải đảm bảo mục đích giáo dục, đây chính là yêu cầu quan trọng nhất. Thứ hai: Tổng phụ trách Đội phải nắm vững tình hình đặc điểm của nhà trường, của địa phương, làm chủ được tình hình của Liên đội trong công tác xây dựng tổ chức Đội, đặc biệt là lĩnh vực chuyên môn. Thứ ba: Tổng phụ trách Đội phải nắm vững về qui trình và nguyên tắc tổ chức hoạt động Đội. Thứ tư: Khi xây dựng kế hoạch tổ chức xây dựng đội, nhóm kỹ năng phải đảm bảo tính giáo dục phù hợp với thực tế từng năm học. Đảm bảo tính tư tưởng rõ rệt, phù hợp với lứa tuổi thiếu niên và hứng thú nguyện vọng của các em, giúp các em phát huy hết khả năng của mình về lĩnh vực công tác chuyên môn Đội. Thứ năm: tổ chức xây dựng đội, nhóm kỹ năng Đội phải thể hiện được tính khoa học thực tiễn, thể hiện được “ màu sắc của Đội” xác với thực tế nhà trường và có sức hấp dẫn lôi cuốn các em tích cực tham gia vào các hoạt động, làm nồng cốt trong lĩnh vực chuyên môn Đội. Khi xây dưng đội, nhóm kỹ năng Đội cần phải tiến hành theo từng bước: +.Bước một: Công tác chuẩn bị. +.Bước hai: Xây dựng kế hoạch. +.Bước ba: Hợp thức hóa kế hoạch (duyệt kế hoạch). +.Bước bốn: Thành lập đội kỹ năng chuyên môn. +.Bước năm: Tổ chức hoạt động và điều kiện để duy trì đội kỹ năng chuyên môn). 2. Các bước tiến hành: +. Bước 1: Công tác chuẩn bị: Thống nhất chủ trương, căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường của Liên đội để xây dựng đội, nhóm kỹ năng chuyên môn. Chọn cử đội ngũ cán bộ Đội và đội viên có năng lực thông qua các nguồn tham gia đội kỹ năng, Bởi vì đội nhóm kỹ năng chuyên môn với đặc thù riêng có thể thu hút các thành viên Ban chỉ huy và cả một số đội viên có năng lực cùng tham gia với từng đội nhóm khác nhau trong hệ thống tổ chức Đội. Đồng thời dự kiến cụ thể thời gian, số lượng (số lượng đội nhóm, số lượng đội viên tham gia), thời điểm phù hợp để tổ chức thực hiện và phân công phụ trách... 3 3.3. Giáo viên Mỹ thuật: Ủy viên. Phụ trách nhóm mĩ thuật. 3.4. Nhân viên Y tế: Uỷ viên. Phụ trách đội chữ thập đỏ. 3.5. Chuyên trách thư viện: Uỷ viên. Phụ trách đội chuyên thư viện. 4. Số lượng, tên gọi và nhiệm vụ của đội, nhóm kỹ năng chuyên môn Đội: 4.1. Số lượng và tên gọi: Thống nhất thành lập 08 đội nhóm kỹ năng chuyên môn, gồm: Đội nghi lễ; đội kỹ năng chuyên môn ( nghi thức, truyền tin, mật thư, gút dây , hát múa); đội sao đỏ; đội tuyên truyền và phát thanh măng non; đội văn nghệ măng non; đội chữ thập đỏ; đội, nhóm mĩ thuật, đội chuyên thư viện. 4.2. Nhiệm vụ: 4.2.1. Đội Nghi lễ: Thực hiên hoạt động các thủ tục, nghi lễ của Đội. 4.2.2. Đội kỹ năng chuyên môn ( nghi thức, truyền tin, mật thư, gút dây , hát múa ...): thực hiện về lĩnh vực kỹ năng chuyên môn Đội giúp đội viên các chi đội rèn luyện chuyên hiệu/ chương trình rèn luyện đội viên trong năm học như: chuyên hiệu nghi thức đội viên, thông tin liên lạc, kỹ năng trại. 4.2.3. Đội sao đỏ: Theo dõi và đánh giá thi đua hàng tuần của các chi đội và theo dõi việc chấp hành ATGT. 4.2.4. Đội tuyên truyền và phát thanh măng non: Tuyên truyền nhiệm vụ chủ trương và kế hoạch thực hiện nhiêm vụ năm học ... thông qua chương trình phát thanh măng non. 4.2.5.Đội văn nghệ măng non: Thực hiện các chương trình văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong năm và tham gia hội thi do các cấp tổ chức ( nếu có). 4.2.6. Đội chữ thập đỏ: Thực hiện kỹ năng sống trong lĩnh vực công tác Y tế và từ thiện. 4.2.7. Đội, nhóm Mỹ thuật: Thực hiện nhiệm vụ như: tham gia trang trí báo tường và tham gia các cuộc thi do các cấp tổ chức. 4.2.8. Đội chuyên thư viện: Thực hiện nhiệm vụ do chuyên trách thư viện giao và tổng hợp số lược đọc hàng tháng, học kỳ và cả năm. 5. Qui chế hoạt động: 5.1. Thời gian sinh hoạt: 1 lần / tháng vào chiều thứ bảy tuần thứ hai của tháng. 5.2. Địa điểm: Trường THCS Trần Quang Khải. 5.3. Số lượng: Mỗi chi đội 08 đội viên tham gia/ 08 đội nhóm. 5.3. Qui định về nội dung hình thức hoạt động: do phụ trách từng đội, nhóm xây dựng và thực hiện. - Hàng tháng Ban phụ trách xây dựng nội dung sinh hoạt đội nhóm kỹ năng chuyên môn phù hợp với tình hình thực tế và trình độ của các thành viên. 5 *.Về công tác tổ chức thành lập đội kỹ năng chuyên môn: Trên cơ sở công tác chuẩn bị và xây dựng thống nhất kế hoạch, Giáo viên – Tổng phụ trách Đội cần xác định số lượng đội, nhóm kỹ năng chuyên môn cần tổ chức thành lập sao cho phù hợp với nội dung và điều kiện hoạt động trong năm học trên cơ sở đề xuất của Liên đội thông qua tiêu chí thi đua và được sự nhất trí của Ban phụ trách Đội. Tránh việc thành lập quá nhiều các đội nhóm với nhiều tên gọi mang tính chất rộng rãi trong các lĩnh vực công tác Đội trong nhà trường mà thực tế tổ chức thực hiện không mấy hiệu quả. (Tên gọi và số lượng của đội nhóm kỹ năng chuyên môn đã được trình bày minh họa ở nội dung bước 2: Phần xây dựng kế hoạch). +.Bước 5: Tổ chức hoạt động thông qua qui chế hoạt động của từng đội nhóm. Được thực hiện thống nhất cụ thể cho từng đội nhóm. Nội dung qui chế bao gồm: thời gian, địa điểm sinh hoạt, những qui định cụ thể đối với các thành viên, về kinh phí hoạt động ... tất cả các vấn đề đó đều phải có tính thống nhất. Đặc biệt là thời gian tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho đội viên thông qua sinh hoạt định kỳ ( Phần này cần cụ thể hóa theo từng đội nhóm do giáo viên được phân công phụ trách xây dựng mang tính thống nhất). *. Tóm lại: Ngoài các nhiệm vụ tham mưu và phối hợp với nhà trường và tổ chức Đoàn, với các lực lượng giáo dục khác, Tổng phụ trách Đội còn có nhiệm vụ quản lý trực tiếp hai đội ngũ: Lực lượng chỉ huy Đội và lực lượng phụ trách chi đội ( chưa kể đến đội ngũ phụ trách nhi đồng và phụ trách sao đối với trường tiểu học ). Tất cả các nhiệm vụ ấy đòi hỏi Tổng phụ trách phải bố trí hợp lý lao động của mình và của tập thể trên cơ sở làm việc có kế hoạch. Cho nên Tổng phụ trách không chỉ biết làm việc tốt mà còn là người lãnh đạo tập thể hoạt động tốt ( thành tích của người cán bộ tổ chức giỏi chính là hoạt động của người khác ). IV. Kết quả: Chính vì xác định đúng hướng, đúng nội dung công việc nên phong trào Đội của đơn vị THCS Trần Quang Khải luôn đạt được những thành công đáng kể trong lĩnh vực công tác Đội, góp phần rất lớn trong việc xây dựng tổ chức Đội. Kết quả nhiều năm liền được Hội Đồng Đội huyện ( Thị xã) công nhận là đơn vị xuất sắc, được nhận cờ và bằng khen của các cấp: Năm học 2003-2004 đạt danh hiệu Liên đội xuất sắc, Huyện Đoàn tặng cờ, Trung ương Đoàn tặng bằng khen. Năm học 2004-2005 đạt danh hiệu Liên đội xuất sắc, Huyện Đoàn tặng cờ, Tỉnh đoàn tặng giấy khen. Năm học 2005-2006 đạt danh hiệu Liên đội xuất sắc, Huyện Đoàn tặng cờ, Tỉnh đoàn tặng giấy khen, giấy công nhận Liên đội mạnh cấp tỉnh. Năm học 2006-2007 đạt danh hiệu xuất sắc dẫn đầu thi đua khối THCS. Năm học 2007-2008 đạt danh hiệu Liên đội xuất sắc, Huyện Đoàn tặng cờ, Trung ương Đoàn tặng bằng khen. 7 quả mang lại không nhỏ. Riêng đối với Giáo viên -Tổng phụ trách Đội cần thường xuyên trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp... Để có thể bắt kịp đối với sự phát triển chung của đất nước, để giáo dục bồi dưỡng các em đội viên học sinh thành những con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ xuất sắc. Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra được trong quá trình công tác của mình đối với lĩnh vực công tác Đội. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp quí báu của đồng nghiệp, Hội đồng khoa học và các cấp quản lí giáo dục. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGƯỜI THỰC HIỆN TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG KHẢI Hồ Hải Hùng 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_to_chuc_doi_nhom_ky_nang_chuy.pdf