Sáng kiến Một vài kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm ở trường THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến Một vài kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Một vài kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm ở trường THCS
1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ BẢN TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN GÔI HỒ SƠ SÁNG KIẾN Một vài kinh nghiệm làm công tác Chủ nhiệm ở trường thcs Tác giả: Đỗ Thị Oanh Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Ngữ văn Chức vụ: Giáo viên Tác giả: Phạm Thị Biên Thùy Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Ngữ văn Chức vụ: Giáo viên Tác giả: Đào Thị Liên Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Ngữ văn Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường THCS Thị trấn Gôi Vụ Bản, ngày 12 tháng 9 năm 2023 theo những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội. Vì thế trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm cũng rất quan trọng trong việc phối hợp với gia đình học sinh để giáo dục đạo đức, lối sống cho con em thật tốt. Cũng bởi vì lý do ngoài thời gian học thì phần lớn gần như các em ở trên lớp nên giáo viên chủ nhiệm cũng như người cha, người mẹ quản lý con em mình. Những trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác phối hợp với gia đình học sinh để giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh THCS là: - Luôn nắm bắt tình hình học sinh trong lớp nhanh nhất để phát hiện vấn đề; - Luôn phối hợp sát sao với các giáo viên bộ môn giảng dạy của lớp để kịp thời biết được vấn đề đang diễn ra; - Kịp thời ngăn chặn vấn đề liên quan đến học sinh lớp mình; - Thông báo với nhà trường và phụ huynh học sinh để biết và tìm cách giải quyết vấn đề; - Trong giờ sinh hoạt cần linh hoạt giảng giải cho học sinh về vấn đề đạo đức lối sống không lành mạnh và những điều học sinh cần làm. Với những trách nhiệm trên cho thấy giáo viên chủ nhiệm là một vị trí quan trọng giáo dục con em và sát sao với học sinh trong mọi tình huống để xử lý kịp thời cũng như uốn nắn học sinh theo hướng đúng đắn nhất. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Cần có sự quan tâm của các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường; các phòng học phải được trang bị đầy đủ các thiết bị CNTT như máy tính, máy chiếu, mạng internet - Có sự phối hợp tốt giữa tổ chức trong nhà trường. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được trước và sau khi áp dụng giải pháp - Hiệu quả kinh tế: Sáng kiến kinh nghiệm này đã giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, rèn luyện đạo đức và hoàn thiện nhân cách. Từ đó hạn chế học sinh bỏ học đồng thời tạo được môi trường gắn bó thân thiện, học sinh tích cực hơn trong học tập từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. - Hiệu quả xã hội: Đối với nhà trường: Nhà trường thực hiện tốt công tác chỉ đạo: Giáo viên, các đoàn thể cùng tham gia công tác giáo dục đạo đức học sinh cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp nhiều hơn nữa. Đối với giáo viên bộ môn: Cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm chặt chẽ hơn nữa trong công tác giúp học sinh yêu thích môn học và hoàn thiện nhân cách hơn. Đối với cha mẹ học sinh: Cần quan tâm hơn tới việc tự học, tự rèn luyện và thái độ đạo đức của các em ở nhà nhiều hơn nữa. Ngoài ra cần phải kiểm tra sát sao thời gian biểu cũng như việc tự học, tự rèn ở nhà của các em. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một vài kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học Cơ Sở 2. Lĩnh vực (mã) cấp học: Chủ nhiệm (16)/THCS Trong các giờ giảng dạy, sinh hoạt lớp, chào cờ, ngoại khóa, trải nghiệm tại trường THCS Thị trấn Gôi. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 21 tháng 9 năm 2022 đến ngày 25 tháng 3 năm 2023 4. Tác giả: Họ và tên: Đỗ Thị Oanh Năm sinh: 1974 Nơi thường trú: Tổ dân phố Văn Côi - thị trấn Gôi - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định. Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Văn Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường THCS Thị trấn Gôi Điện thoại: 0772357160 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 40% 5. Đồng tác giả nếu có: * Đồng tác giả thứ nhất Họ và tên: Phạm Thị Biên Thùy Năm sinh: 1979 Nơi thường trú: Tổ dân phố Mĩ Côi - thị trấn Gôi - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định. Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Văn Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường THCS Thị trấn Gôi Điện thoại: 0985700548 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30% * Đồng tác giả thứ hai BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến 1. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến Như chúng ta đã biết trường học là nơi đào tạo biết bao thế hệ học trò, là môi trường nuôi dưỡng cho đất nước những con người xã hội chủ nghĩa có đủ tài năng trí tuệ và những phẩm chất đạo đức cách mạng để sau này thực sự là người của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân mà cống hiến. Vậy là người trực tiếp đào tạo những con người có vai trò trong tương lai như thế không ai khác là giáo viên, giáo viên giảng dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên là những người thầy được đào tạo về kiến thức, về chuyên môn nghiệp vụ nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, trở thành công dân có ích cho xã hội. Bên cạnh đó, ngoài công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm còn là một công tác mà bất kì người giáo viên nào có tâm huyết cũng không thể xem nhẹ được. Tuy nhiên công tác chủ nhiệm trong nhà trường hiện nay đã và đang gặp phải không ít khó khăn trong việc quản lý, giáo dục học sinh sa sút về đạo đức, thiếu ý thức trong việc học tập, đặc biệt là những học sinh cá biệt, chậm tiến. Đã là một giáo viên chủ nhiệm, việc đưa lớp tiến lên là trách nhiệm lớn của những ai làm công tác chủ nhiệm, đồng thời cũng khẳng định mình về năng lực và nhất là phải có lương tâm. Giáo viên chủ nhiệm nhận thấy rõ nề nếp là nền móng của chất lượng thì mỗi tập thể lớp là cơ sở quan trọng để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt chắc chắn sẽ có những học sinh tốt, những con người vừa có đủ cả “đức” lẫn “tài”. Người ta thường nói con cái là hình ảnh của cha mẹ, một tập thể lớp là hình ảnh của giáo viên chủ nhiệm. Nói như vậy cũng đúng phần nào bởi vì rõ ràng giáo viên chủ nhiệm là người cha, người mẹ thứ hai của các em. Ngoài những giờ giảng dạy trên lớp, giáo viên chủ nhiệm còn dễ dàng tiếp cận với các em qua những giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu buổi, những buổi lao động, khi ra chơi... Như vậy, có thể nói giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em nhiều nhất. Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, vui thì ít, buồn thì nhiều, thành công cũng có thất bại cũng không phải là hiếm. Chính bởi lẽ, mỗi một tập thể lớp đều có những đặc thù riêng. Có lớp như thế này, có lớp như thế khác: Nào là học sinh cá biệt về học tập, về đạo đức, nào là học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, con mồ côi, Trong số đó, đối tượng học sinh làm cho thầy cô giáo trăn trở nhiều nhất là học sinh chưa tích cực trong học tập, thiếu đạo đức. Bên cạnh đó, trong lớp vẫn có những học sinh ngoan, luôn có ý thức vươn lên tự lo cho bản thân mình, xây dựng tập thể lớp để tập thể lớp tiến kịp với các bạn, để đạt được những chỉ tiêu của trường đề ra. - Đối tượng: Giáo viên chủ nhiệm lớp THCS nói chung và trường thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định nói riêng. Quá trình vận dụng nhiều kinh nghiệm, nhiều giải pháp làm công tác chủ nhiệm lớp của tôi tại trường THCS thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp đặt vấn đề; - Phương pháp liên hệ thực tế; - Phương pháp điều tra; - Phương pháp quan sát; - Phương pháp giải quyết tình huống; - Phương pháp thuyết trình; - Hình thức trực tiếp và gián tiếp trực tuyến (onl); zalo, II. Mô tả giải pháp 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Chúng ta ai cũng biết, lứa tuổi học sinh THCS đã có sự thay đổi rất lớn về đặc điểm tâm sinh lý hết sức điển hình. Những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh THCS còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, không thể phủ nhận vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS và càng không thể không cần có một người thường xuyên hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo cho các em. Để làm tốt điều này, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình, phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục, đồng thời giáo dục những phẩm chất đạo đức để giúp học sinh trở thành những công dân tốt trong tương lai mai sau. Không những thế, người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn. Đó là trách nhiệm nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh thân yêu của chúng ta. Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã viết trong bài góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường THCS Thị trấn Gôi nói riêng và THCS trong toàn Vụ Bản nói chung. 2. Mô tả giải pháp sau khi áp dụng sáng kiến 2.1. Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi Giáo viên chủ nhiệm nhận được sự chỉ đạo, quan tâm của chi bộ Đảng, của Ban Giám Hiệu, Công đoàn giáo dục cơ sở cùng sự giúp đỡ của tất cả các ban ngành trong hội đồng sư phạm nhà trường, sự hợp tác từ phía phụ huynh, học sinh. Giáo viên chủ nhiệm năng nổ, nhiệt tình, thích học hỏi, tìm tòi sáng tạo và là người trực tiếp giảng dạy các bộ môn nên thời gian tiếp xúc với lớp chủ nhiệm khá nhiều. Đội ngũ các thầy cô giáo bộ môn nhiệt tình, yêu nghề và trách nhiệm cao, chuyên môn vững vàng. Hầu hết các bậc phụ huynh học sinh đều rất quan tâm đến việc học của các em. Đội ngũ ban cán sự lớp tập trung những thành viên khá tích cực, trách nhiệm lại ham hoạt động. Đối với trường THCS Thị trấn Gôi lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng, quan tâm đến việc giáo dục đạo đức học sinh và kết quả học tập của học sinh đạt kết quả tốt nhất. Đồng thời, lãnh đạo nhà trường luôn thường xuyên quan tâm đến công tác chủ nhiệm cũng như năng lực chủ nhiệm của giáo viên làm công tác chủ nhiệm để có những chiến lược mới nhằm xây dựng những tập thể lớp chất lượng theo tiêu chí: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Vì thế các ban bộ phận trong nhà trường luôn quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, luôn có tinh thần tự nguyện hợp tác với các giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Ngoài ra gia đình học sinh phần lớn đã có sự quan tâm đến việc học tập và rèn luyện ở trường của con em mình nên sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh có nhiều thuận lợi. Bản thân các em phần đa nhận thức khá tốt, ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện, luôn cố gắng vươn lên học tốt. * Khó khăn: Tập thể lớp 6b, 7a, 7b với sĩ số là 103 học sinh. Một số em có hoàn cảnh sống rất éo le ở với ông bà... Một số em còn nhận thức trong học tập chưa cao và việc tham gia các hoạt động khác chưa đều, chưa tích cực. Điều này cũng là một yếu tố khó khăn đối với giáo viên chủ nhiệm. Đa số phụ huynh còn lo làm kinh Kết quả đạt được về phía học sinh là phần lớn các em có được những hiểu biết cơ bản về một số chuẩn mực hành vi đạo đức. Học sinh từng bước hình thành ý thức, các hành vi ứng xử của bản thân phải phù hợp với lợi ích xã hội; học sinh lĩnh hội được một cách đúng mức các chuẩn mực đạo đức được quy định; từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình, yêu thương, tôn trọng con người, mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. - Giáo viên chủ nhiệm phát huy được vai trò cố vấn cho học sinh, phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh. - Chỉ đạo trong việc kết hợp với ban cán sự lớp. - Lựa chọn được lực lượng ban cán sự điều hành có năng lực, nhiệt tình trong các hoạt động. - Hoàn thành và thực hiện đầy đủ quy chế, hồ sơ sổ sách do Ban giám hiệu quy định. - Có uy tín đối với học sinh, phụ huynh, ... - Xây dựng được mối quan hệ tốt giữa giáo viên và học sinh, phụ huynh; giữa gia đình và nhà trường. Bên cạnh đó, lớp chủ nhiệm của tôi là một tập thể lớp tuy không phải là lớp chọn, nhưng cũng có những điểm mạnh tiêu biểu về học tập, văn nghệ, thể dục thể thao và một số phong trao khác cũng không kém các lớp khác. * Mặt yếu Giáo viên chủ nhiệm xử lý các tình huống đôi lúc chưa được khéo léo sẽ gây ra mặc cảm, mâu thuẫn với học sinh,... 2.4. Các nguyên nhân và các yếu tố tác động Có nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động đến kết quả của công tác chủ nhiệm. Có nguyên nhân là chủ quan như điều kiện kinh tế của gia đình học sinh; độ tuổi của học sinh; địa bàn sinh sống của học sinh cũng có những nguyên nhân là khách quan như: nhận thức chưa cao của gia đình học sinh đối với việc học của con cái; tính cách ham chơi và nhận thức chậm của các đối tượng học sinh tất cả là những yếu tố có tác động lớn đến công tác chủ nhiệm của những giáo viên chủ nhiệm lớp. Tuy nhiên, đó chỉ là những nguyên nhân từ phía học sinh, còn để làm tốt công tác chủ nhiệm thì chính người giáo viên làm công tác chủ nhiệm ấy mới thật sự là yếu tố có tính tác động quyết định nhất đến sự thành công hay thất bại của việc làm công tác chủ nhiệm lớp. Vì thế, người làm công tác chủ nhiệm phải
File đính kèm:
- sang_kien_mot_vai_kinh_nghiem_lam_cong_tac_chu_nhiem_o_truon.pdf