Sáng kiến Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn Lớp 7
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn Lớp 7
Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 MỤC LỤC Trang TT NỘI DUNG 1 Trang bìa 2 Mục lục 1 3 Phần thứ nhất: Mở đầu 2 4 Phần thứ 2: Giải quyết vấn đề 4 5 I. Cơ sở lý luận 4 6 II. Thực trạng vấn đề 4 7 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 6 8 IV. Tính mới của giải pháp 22 9 V. Hiệu quả SKKN 22 10 III. Phần kết luận và kiến nghị 24 Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương -1 - - - Trường: THCS Buôn Trấp Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 Xuất phát từ nhận thức đó, tôi cảm thấy rằng đúng là cần trăn trở về việc giảng dạy các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS. Đặc biệt là cụm văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Tôi mạo muội viết đề tài: “Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7”. Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giảng dạy và phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt của học sinh trong việc tiếp nhận thông tin, khám phá giá trị của các văn bản nhật dụng . Dẫu có niềm đam mê nhưng vốn kiến thức về chuyên môn còn hạn hẹp nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong được sự góp ý của cấp trên và đồng nghiệp. II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu: Có thể nói: Chương trình Ngữ văn THCS được xây dựng theo tinh thần tích hợp. Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí Kiểu văn bản( Tập làm văn) và tương ứng với kiểu văn bản là Thể loại tác phẩm(văn học). Điều này có nghĩa là việc lựa chọn các văn bản căn cứ trước hết vào tính chất tiêu biểu của kiểu văn bản và thể loại tác phẩm. Song bên cạnh đó còn có một nội dung mà chương trình Ngữ văn quan tâm là sự cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở lại với những vấn đề vừa quen thuộc gần gũi hàng ngày, vừa có ý nghĩa lâu dài, trọng đại mà tất cả các dân tộc cùng quan tâm hướng tới Đó chính là hệ thống các văn bản nhật dụng. Nhưng để truyền đạt những kiến thức cơ bản và đạt được mục đích đã xác định thì mỗi người hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một con đường với những cách thức và các thao tác sư phạm của riêng mình. Con đường riêng ấy được hình thành từ những suy nghĩ của cá nhân về nội dung bài dạy cũng như đối tượng học sinh. Cho nên trong gần 20 năm giảng dạy ở trường THCS Buôn Trấp, bản thân tôi đã xác định mục đích nghiên cứu của mình là làm sao để học sinh khối 7 mà mình đã, đang và sẽ giảng dạy thông qua các bài học cụ thể của nhóm văn bản nhật dụng mà hiểu biết một cách sâu sắc những vấn đề về quyền trẻ em, nhà trường, phụ nữ (người mẹ) và vấn đề văn hóa giáo dục. Ngoài ra còn nhằm góp phần tạo thêm sự hứng thú và nâng cao hiệu quả của giờ lên lớp của mỗi giáo viên. Mục đích chính của đề tài là nhằm đưa ra hướng giải quyết một số thắc mắc về kiến thức và phương pháp dạy học, để từ đó bản thân có thêm kinh Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương -3 - - - Trường: THCS Buôn Trấp Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của vấn đề 1.1 “Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hoặc chỉ kiểu văn bản. Nói đến văn bản nhật dụng là nói đến tính chất của nội dung văn bản. Đó là những bài viết có tính chất gần gũi, bức thiết đôí với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như : thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý và các tác hại của các tệ nạn xã hội Bởi vậy, văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể tài cũng như các kiểu văn bản” ( Ngữ văn 6- tập hai) 1.2 Bởi vậy mà những văn bản đều được lựa chọn theo những đề tài với những vấn đề có tính thời sự rất cao và cập nhật với đời sống hiện đại. Chính vì vậy mà các văn bản nhật dụng có tính lâu dài cùng với sự phát triển của lịch sử nhân loài. Chẳng hạn như vấn đề bảo vệ di sản văn hoá, chống chiến tranh hạt nhân, môi trường, dân số, vấn đề giáo dục trẻ em, chống hút thuốc lá....Tất cả đó đều là những vấn đề nóng bỏng của hôm nay nhưng không thể ngày một ngày hai mà giải quyết được. Giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất nhưng đó vẫn là một yêu cầu quan trọng. Các văn bản nhật dụng nó vẫn thuộc về một kiểu văn bản nhất định: kể chuyện, miêu tả, thuyết minh, nghị luận hay điều hành.... có nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại mọi kiểu văn bản. Hơn nữa đối với các em học sinh THCS các em mới lần đầu tiên làm quen với loại văn bản nhật dụng nên có phần còn bỡ ngỡ. Chưa nói đến một số ít giáo viên ở một số trường vẫn chưa thực sự quan tâm thích đáng đến phần văn bản này. Do đó mà việc vận dụng và đổi mới phương pháp trong tiết dạy văn bản nói chung và văn bản nhật dụng nói riêng có một vai trò vô cùng quan trọng. Với các em khi học văn bản nhật dụng không chỉ là để mở rộng hiểu biết toàn diện mà còn nhằm tạo cho các em thực hiện nguyên tắc là để các em hoà nhập với cuộc sống xã hội và rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội. II. Thực trạng vấn đề: 1/ Thực trạng của vấn đề: Thực tế khi đứng trên lớp trực tiếp giảng dạy cùng với sự đóng góp ý kiến trao đổi với các đồng nghiệp bản thân tôi nhận thấy Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương -5 - - - Trường: THCS Buôn Trấp Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 2/Nguyên nhân của thực trạng: + Số lượng văn bản nhật dụng chiếm số lượng không nhiều (khoảng 10% trong chương trình sgk THCS) nhưng trước đó lí luận dạy học chưa từng đặt vấn đề về phương pháp dạy học văn bản nhật dụng. Bởi vậy nên giáo viên ít có kinh nghiệm, giờ giảng dạy còn lung túng về phương pháp. + Việc sử dụng máy chiếu của giáo viên chưa thực sự nhuần nhuyễn, chưa được đều đặn nên việc mở rộng kiến thức cho các em bằng hình ảnh, đoạn phim, bài dân ca Bắc Bộ còn rất hạn chế. + Giáo viên chưa xác định đúng mục tiêu đặc thù của bài học văn bản nhật dụng. + Giáo viên ít sưu tầm các tài liệu liên quan đến văn bản nhật dụng để bổ sung cho bài học thêm phong phú. + Một nguyên nhân có thể nói là khó có thể giải quyết ngay được là việc học của học sinh. Đa phần học sinh của trường chúng tôi là con nông dân, sự quan tâm của cha mẹ đến việc học của con cái chưa thực sự tốt nhiều gia đình đi làm ăn xa không có điều kiện quan tâm đến các em. Nhiều em không chăm học, về nhà không học bài, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp dẫn đến không hiểu bài. Điều đó đã làm cho giáo viên càng gặp khó khăn hơn. + Đồng thời hệ thống văn bản nhật dụng trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 lại tồn tại dưới nhiều kiểu văn bản khác nhau. Đó có thể là truyện ngắn (Cuộc chia tay của những con búp bê), một bài bút kí(Ca Huế trên sông Hương)Cũng có thể là một bài báo biểu cảm(Cổng trường mở ra), Bức thư(Mẹ tôi). Năm học 2014-2015 bản thân tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7 từ thực trạng nêu trên nên kết quả của việc học văn bản nhật dụng của năm 2014- 2015 được thể hiện qua bài kiểm tra 15 phút như sau (cụ thể tôi dạy 3 lớp 7a4, 7a7, 7a8). Lớp Điểm 8-> 10 5-> 7 1->4 7a4, 7a7, 7a8 13 em 35 em 50 em (TS: 98) Lưu ý: Điểm khá, Giỏi phần lớn đều nằm ở lớp 7a8. III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương -7 - - - Trường: THCS Buôn Trấp Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 Hai văn bản Cổng trường mở ra Của Lí Lan và Mẹ tôi của Et-môn-đô- đơ A-mi-xi nhằm khai thác nội dung người mẹ và nhà trường. Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài thuộc đề tài quyền trẻ em. Văn bản cuối là một bài báo giới thiệu một sản phẩm văn hóa nổi tiếng của một địa danh nổi tiếng với một con sông nổi tiếng: Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh. 2.2. Nắm chắc đặc điểm và ý nghĩa của các nội dung đặt ra trong mỗi văn bản nhật dụng để hướng dẫn học sinh tự liên hệ, rút ra được bài học cho chính bản thân mình. Chẳng hạn: 2.2.1 Cổng trường mở ra là một bài kí được trích từ báo là một bài kí được trích từ báo Yêu trẻ – thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Lí Lan. Bài văn ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào lớp một. Không có sự việc, không có cốt truyện, chủ yếu là tâm trạng hồi hộp, phấp phỏng đón chờ ngày khai trường. Người mẹ không ngủ, phần vì lo chuẩn bị cho con, nhưng phần vì cả tuổi thơ áo trắng đến trường của chính mình sống dậy. “Cứ nhắm mắt lại là mẹ dường như nghe tiếng đọc trầm bổng : “Hằng năm cứ vào cuối thu Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp” Khi dạy bài này, GV chủ yếu hướng dẫn HS tìm hiểu và phân tích tâm trạng của người mẹ là chính. Qua tâm trạng này mà thấy được tình cản và tấm lòng của bà mẹ trước ngày con vào lớp một. Từ đó mà HS liên hệ với chính bản thân mình. 2.2.2 Mẹ tôi là một bài văn mang tính truyện nhưng lại dưới dạng một bức thư của nhà văn Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi( Nhà văn I-ta-li-a). có chuyện xãy ra nhưng phần chính vẫn là tâm trạng và những suy nghĩ của người bố qua bức thư gửi cho con – người đã phạm lỗi. Qua bức thư, người đọc thấm thía công lao và tình cảm của người mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người con. Do tập trung đề cao người mẹ và nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục, có những chỗ tác giả diễn đạt khá cực đoan, ví dụ; “ Bố rất yêu con, con ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ”, trong quá trình phân tích nếu để nguyên như thế hoặc không khéo léo học sinh cảm thấy nặng nề và có thể hiểu nhầm tấm lòng của người cha rằng yêu vợ hơn con nên nười giáo viên phải phân tích, bình luận và chỉ rõ cho các em thấy tình cảm và sự nghiêm khắc của người cha trong việc giáo dục con. Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương -9 - - - Trường: THCS Buôn Trấp Vài kinh nghiệm về việc dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 một sức truyền cảm khá mạnh, khiến cả người dạy lẫn người học rất xúc động. Do đó khi dạy, GV cần tập trung khai thác nội dung này là chính. 2.2.4 Ca Huế trên sông Hương của Hà Anh Minh nhằm giới thiệu những sản phẩm văn hố truyền thống của dân tộc. Bài văn viết về một sản phẩm văn hố nổi tiếng của một địa danh nổi tiếng với một con sông nổi tiếng: Ca Huế trên sông Hương. Đây không phải là một truyện ngắn, một sáng tác có tính hư cấu mà chỉ là một bút kí, ghi chép một nét sinh hoạt văn hóa: Ca Huế trên sông Hương. Qua cảnh sinh hoạt này mà giới thiệu những vẻ đẹp của cảnh và người xứ Huế; giới thiệu những hiểu biết của tác giả về nuồn gốc, về sự phong phú của cac làn điệu dân ca Huế. Bài văn vừa tả cảnh ca Huế trong một đêm trăng trên dòng sông Hương thơ mộng, vừa giới thiệu những làn điệu dân ca Huế, vì thế không thể chia bố cục một cách rõ ràng. Tuy vậy GV có thể tập trung khai thác mấy nội dung cơ bản sau: - Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca Huế ( thể hiện qua tên gọi các làn điệu, qua nhạc cụ và cách chơi) - Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương. - Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế. Có thể do nội dung và tính chất của bài viết mà tác giả nhắc tới rất nhiều tên các làn điệu ca Huế, nhạc cụ và các “ngón đàn” của ca công. Khi học, GV không nên bắt các em phải nhớ, phải hiểu hết các chú thích. Nên chốt lại vấn đề bằng việc khái quát: Ca Huế đa dạng và phong phú đến nỗi chúng ta khó mà nhớ hết được tên các làn điệu, tên các nhạc cụ và các ngón đàn của ca công. Bài học này nằm gần với phần chương trình Ngữ văn địa phương(tuần 29) và hoạt động Ngữ văn (tuần 31) vì thế GV cần liên hệ nội dung bài học này với các nội dung sẽ học trong các tuần đó. Ví dụ: - Từ bài văn đề nghị các em liên hệ với các làn điệu dân ca nói riêng và các sản phẩm văn hóa tinh thần nói chung của quê hương mình. - Thử sưu tầm và giới thiệu một băng, đĩa nhạc có ca Huế, hoặc các bài hát hiện đại phỏng theo những điệu ca Huế. Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Sương 11- - - - Trường: THCS Buôn Trấp
File đính kèm:
- sang_kien_vai_kinh_nghiem_ve_viec_day_van_ban_nhat_dung_tron.doc