SKKN Biện pháp nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh thông qua tiết học nói và nghe Ngữ văn 7

docx 56 trang sklop7 04/07/2024 2852
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh thông qua tiết học nói và nghe Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh thông qua tiết học nói và nghe Ngữ văn 7

SKKN Biện pháp nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh thông qua tiết học nói và nghe Ngữ văn 7
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN
 TRƯỜNG THCS THANH XUÂN NAM
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC 
GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA TIẾT 
 HỌC NÓI VÀ NGHE NGỮ VĂN 7
 Môn : Ngữ Văn
 Cấp học : THCS
 Tác giả : Trần Thị Thái Ninh
 Đơn vị công tác : Trường THCS Thanh Xuân Nam
 Chức vụ : Giáo viên
 Năm học: 2022 - 2023 2
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài
 Trong suốt chiều dài lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, giáo dục đã 
tồn tại, phát triển cùng với sự trường tồn dân tộc và luôn giữ vai trò quan trọng 
như một trụ cột cơ bản của việc xây dựng và vun đắp cho nền văn hiến lâu đời 
của đất nước. Trải qua các thời kỳ lịch sử đầy biến động, nền giáo dục Việt Nam 
đã từng phải đương đầu với âm mưu xâm lược và đồng hóa của các thế lực 
phong kiến, thực dân, nhưng vẫn giữ được những truyền thống tốt đẹp, tiếp thu 
có chọn lọc những tinh túy của các trào lưu văn minh nhân loại để hình thành 
một nền giáo dục đào tạo toàn dân, toàn diện, nhân bản, tiên tiến, với mục tiêu 
nhất quán là đào tạo con người mới, đào tạo những công dân “vừa hồng, vừa 
chuyên” cho nước nhà. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn nhất quán khẳng 
định, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho 
phát triển và giáo dục phải được ưu tiên, đi trước so với các lĩnh vực khác. Để 
đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI 
của Đảng thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013, “Về đổi mới 
căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập 
quốc tế”. Từ đó đến nay, công cuộc đổi mới giáo dục được tiến hành ở Việt 
Nam với mục tiêu là tạo ra sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, 
hiệu quả giáo dục, đào tạo nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây 
dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. 
 Trước bối cảnh đó để chuẩn bị cho quá trình đổi mới tổng thể chương 
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thổng sau năm 2018 thì việc đổi mới đồng 
bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định 
hướng phát triển năng lực người học là vô cùng cần thiết. Trong đó, môn Ngữ 
văn được coi là môn học công cụ có vai trò rất quan trọng đối với việc định 
hướng phát triển năng lực học sinh. Bởi dạy văn là khám phá cái hay, cái đẹp 
từ những tác phẩm văn chương nhằm khơi dậy, hình thành và phát triển nhân 
cách cho học sinh, bồi dưỡng cho các em tri thức hiểu biết và làm phong phú 
đời sống tâm hồn, hướng các em tới Chân - Thiện - Mĩ - những giá trị đích 
thực của cuộc sống.
 Năm học 2022 – 2023 là năm học thứ hai học sinh cấp THCS chính thức 
học sách giáo khoa mới theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Trường 4
trong các tiết Nói và nghe theo chương trình SGK mới lại càng có ý nghĩa thiết 
thực, quan trọng hơn bao giờ hết.
 Chính vì những lý do trên tôi lựa chọn đề tài: Biện pháp nâng cao năng 
lực giao tiếp và hợp tác của học sinh thông qua tiết học Nói và nghe Ngữ 
văn 7.
 2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
 Năng lực giao tiếp và hợp tác chiếm giữ một vị trí đặc biệt đối với lứa tuổi 
học sinh THCS. Học sinh THCS luôn hào hứng, thích thú trong việc thể hiện 
suy nghĩ, cảm xúc, quan điểm của mình thông qua giao tiếp và hợp tác. Tuy 
nhiên các em còn chưa hiểu rõ mục đích, cách thức trong việc thực hiện quá 
trình giao tiếp và hợp tác, điều đó khiến cho hoạt động giao tiếp chưa đạt được 
hiệu quả như mong muốn. Thông qua đề tài nghiên cứu, người viết muốn hình 
thành, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác ở học sinh THCS, giúp định 
hướng cho các em cách trình bày quan điểm, suy nghĩ cá nhân, cách lắng nghe, 
lĩnh hội, phản biện trong giao tiếp, đặc biệt cách hợp tác trong hoạt động nhóm 
thông qua các tiết Nói và nghe của môn Ngữ văn 7.
 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác, 
tổ chức hoạt động dạy và học trong các tiết Nói và nghe Ngữ văn 7 đồng thời đề 
xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho HS.
 2.3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề 
xuất giải pháp nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua 
các tiết học Nói và nghe môn Ngữ văn 7 của học sinh ở trường THCS từ tháng 9 
năm 2022 đến tháng 4 năm 2023.
 2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp khảo sát thực tiễn
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh đối chiếu 6
 Cũng trong thời gian qua, đội ngũ giáo viên chúng ta đã thực hiện nhiều 
công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã thu được 
những thành công nhất định. Đây là điều quan trọng làm tiền đề để chúng ta tiến 
tới việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của 
người học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp tại 
trường, chúng tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học 
phát huy tính tích cực tự học của học sinh chưa nhiều. Dạy học còn nặng về 
truyền thụ kiến thức, giáo dục về kĩ năng chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm 
tra, đánh giá chưa thật sự khách quan (chủ yếu là tái hiện kiến thức). Tất cả 
những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình 
huống trong thực tiễn.
 Để nắm bắt được tình hình học tập cũng như số học sinh yêu thích môn 
Ngữ văn và có năng khiếu học môn này, tôi đã tiến hành điều tra thực tế. Kết 
quả cụ thể như sau:
 Vào ngày 24/09/2022 tôi đã tiến hành khảo sát kết quả học tập của các em 
bằng bài kiểm tra Nói và nghe môn Ngữ văn để đánh giá nền tảng sơ bộ và kết 
quả cụ thể như sau:
- Thời gian khảo sát: 60 phút
- Tổng số học sinh lớp 7A5: 44 học sinh
 Điểm dưới 5 Điểm 5- 6,5 Điểm 6,5-8 Điểm 8-10
 SL % SL % SL % SL %
 8 18.19 11 25.0 20 45.45 5 11.36
 Qua bảng số liệu tôi nhận thấy khả năng học tập và tiếp nhận kiến thức 
của các em còn chưa đạt yêu cầu. Tỉ lệ điểm dưới 6.5 còn cao chiếm 45.45%. Từ 
đó có thể nhận thấy khả năng học tập và kiến thức nền tảng để học tập môn Ngữ 
văn của các em bị hổng rất nhiều và cần cải thiện nhiều hơn. Điều này có thể lý 
giải là do các em đã học online trong một thời gian dài và liên tục gián đoạn 
giữa trực tuyến và trực tiếp do tình hình dịch bệnh đặc biệt là dịch bệnh ở thủ đô 
rất phức tạp (từ năm học 2019 – 2020; 2020 – 2021, 2021 - 2022) dẫn đến kết 
quả không đạt được những tiêu chuẩn ban đầu. Tuy nhiên, đây là kết quả để có 
cái nhìn tổng quát chứ không phải là kết quả để đánh giá phiến diện lực học của 
từng học sinh vì không thể sử dụng một bài kiểm tra để kiểm chứng cả quá trình 
các em đã nỗ lực. 8
 - Nhóm đối tượng giao tiếp theo nghề nghiệp.
 - Nhóm đối tượng giao tiếp đặc trưng bởi khí chất tâm lý.
 - Nhóm đối tượng giao tiếp theo giới tính.
 Để giao tiếp tốt, ứng xử khéo léo trong cuộc sống cũng như công việc và 
xã hội chúng ta cần lưu ý những điểm sau:
 - Lắng nghe tích cực
 - Điều chỉnh phong cách nói chuyện với từng người nghe
 - Sự thân thiện
 - Sự tự tin
 - Sẵn sàng phản hồi và đặt câu hỏi
 - Âm lượng và sự rõ ràng
 - Sự đồng cảm
 - Sự tôn trọng
 2.1.1.3. Năng lực hợp tác
 Hợp tác là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình lao động của con 
người. Từ điển Tiếng Việt, “hợp tác” là “cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau trong 
một công việc, một lĩnh vực nào đó, nhằm một mục đích chung”. 
 Các biểu hiện của năng lực hợp tác:
 - Biết lắng nghe nhiệm vụ chung của nhóm và nhiệm vụ của bản thân do 
nhóm trưởngphân công.
 - Thực hiện tích cực có kết quả các nhiệm vụ do nhóm giao cho theo cá 
nhân, theo cặp hoặc nhóm nhỏ.
 - Biết trình bày chia sẻ với các thành viên trong nhóm.
 - Biết lắng nghe ý kiến của các thành viên khác.
 - Biết thảo luận để đưa ra kết luận chung của nhóm.
 - Biết tự đánh giá và đánh giá kết quả của các thành viên trong nhóm, giữa 
các nhóm với thái độ chia sẻ, xây dựng.
 - Biết hợp tác, chia sẻ các nhiệm vụ và kinh nghiệm trong nhóm, trong 
lớp, tiếp thu ý kiến của người khác một cách học tập tích cực.
 Quy trình phát triển năng lực hợp tác:
 - Bước 1: Nhận thức rõ các biểu hiện của năng lực hợp tác. Xác định công 
cụ đo năng lực hợp tác. Lập kế hoạch phát triển năng lực hợp tác thể hiện ở kế 10
 - Xác định mục đích và phương thức hợp tác
 + Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết 
xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo 
nhóm.
 + Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản 
thân và những người khác đề xuất; biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với 
quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.
 - Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân
 + Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự 
nhận công việc phù hợp với bản thân.
 + Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của 
nhóm; sẵn sàng nhận công việc khó khăn của nhóm.
 + Qua theo dõi, đánh giá được khả năng hoàn thành công việc của từng 
thành viên trong nhóm để đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và 
tổ chức hoạt động hợp tác.
 - Tổ chức và thuyết phục người khác
 + Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý 
điềuchỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong 
nhóm.
 + Biết theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên và cả 
nhóm để điều hoà hoạt động phối hợp; biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt 
tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.
 - Đánh giá hoạt động hợp tác
 + Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, của từng thành viên 
trong nhóm và của cả nhóm trong công việc.
 + Căn cứ vào mục đích hoạt động của các nhóm, đánh giá được mức độ 
đạtmục đích của cá nhân, của nhóm mình và nhóm khác; rút kinh nghiệm cho 
bảnthân và góp ý được cho từng người trong nhóm.
 2.1.2. Tiết học Nói và nghe trong chương trình Ngữ văn 7 theo Chương 
trình giáo dục phổ thông môn 2018
 Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được 
học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp 
trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn. Ngữ văn là môn 12
hiệu, biểu đồ,... để trình bày vấn đề một cách hiệu quả. Học sinh cần nghe hiểu 
với thái độ phù hợp và tóm tắt được nội dung; nhận biết và bước đầu đánh giá 
được lí lẽ, bằng chứng mà người nói sử dụng; nhận biết được cảm xúc của người 
nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe một cách hiệu quả.
 Yêu cầu cần đạt đối với các tiết Nói và nghe trong chương trình Ngữ văn 
7 theo Chương trình giáo dục phổ thông môn 2018 như sau:
 - Nói:
 + Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và các lí 
lẽ, bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của 
người nghe.
 + Biết kể một truyện cười. Biết sử dụng và thưởng thức những cách nói 
thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe. Có thái độ phù hợp đối với 
những câu chuyện vui.
 + Giải thích được quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động.
 - Nghe: Tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.
 - Nói nghe tương tác
 + Biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
 + Biết thảo luận trong nhóm về một vấn đề gây tranh cãi; xác định được 
những điểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm để tìm cách 
giải quyết.
 2.2 Cơ sở thực tiễn
 2.2.1. Về phía nhà trường:
 Ngay từ đầu năm học, nhà trường các cấp tổ chức, lãnh đạo đã tổ chức tập 
huấn cho toàn giáo viên khối lớp 7 để giới thiệu tổng thể về chương trình GDPT 
2018 và giới thiệu chương trình lớp 7 năm học 2022-2023 theo chương trình 
GDPT 2018. BGH hướng dẫn tổ khối xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với 
thực tế giảng dạy và đối tượng học sinh.
 Thực tế trong những năm gần đây, trường THCS Thanh Xuân Nam nơi 
tôi đang công tác đã quan tâm đến việc nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác 
của học sinh trong hoạt động dạy học cũng như hoạt động giáo dục, ngoài giờ 
lên lớp. Chẳng hạn như trường đã tổ chức các câu lạc bộ môn học em yêu thích: 
Ngữ văn, toán học, tiếng Anh, STEM, Robotics, Bóng đá, Võ thuật, Mĩ thuật, 
Nhảy hiện đại...; thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp trường, tham dự thi cấp 

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_nang_cao_nang_luc_giao_tiep_va_hop_tac_cua_ho.docx