SKKN Lựa chọn và tổ chức trò chơi vận động trong giờ chơi và hoạt động tập thể cho học sinh trường THCS Thái Thịnh

pdf 31 trang sklop7 07/08/2024 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lựa chọn và tổ chức trò chơi vận động trong giờ chơi và hoạt động tập thể cho học sinh trường THCS Thái Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Lựa chọn và tổ chức trò chơi vận động trong giờ chơi và hoạt động tập thể cho học sinh trường THCS Thái Thịnh

SKKN Lựa chọn và tổ chức trò chơi vận động trong giờ chơi và hoạt động tập thể cho học sinh trường THCS Thái Thịnh
 MỤC LỤC 
A. PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 2 
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................. 2 
 II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI. ...................................................................... 4 
 III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. ................................ 4 
 1.Khách thể nghiên cứu: ........................................................................... 4 
 2. Đối tượng nghiên cứu. .......................................................................... 4 
 IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. .................................................................. 4 
 V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. ...................................................................... 5 
 VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ......................................................... 5 
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 6 
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN. ...................................................................... 6 
 I. VỊ TRÍ CỦA ĐỀ TÀI TRONG TRƯỜNG THCS .................................... 6 
 II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH THCS, CÓ 
 ẢNH HƯỞNG ĐỂN HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI. ........................................ 6 
 1. Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS. ................................ 7 
 2. Một số đặc điểm tâm lý. ........................................................................ 8 
 III- VAI TRÒ CỦA TRÒ CHƠI ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT 
 TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH THCS. ....................................... 10 
 1. Vai trò của hoạt động trong sự hình thành và phát triển nhân cách. .. 10 
 2. Vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự hình thành và phát triển 
 nhân cách của trẻ. .................................................................................... 11 
 IV - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO HỌC SINH 
 TRONG GIỜ CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ ................................... 14 
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VUI 
CHƠI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG CÁC GIỜ CHƠI VÀ HOẠT 
ĐỘNG TẬP THỂ ............................................................................................ 15 
 I - THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH VỀ 
 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI ............................................... 15 
 1- Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của hoạt động vui chơi15 
 2-Thực trạng nhận thức của học sinh về vai trò của hoạt động vui chơi 16 
 II- THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NÓI 
 CHUNG VÀ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NÓI RIÊNG TRONG GIỜ HOẠT 
 ĐỘNG TẬP THỂ. ....................................................................................... 17 
 1. Thực trạng về nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động trong giờ 
 hoạt động tập thể ..................................................................................... 17 
 2. Thực trạng tổ chức các hoạt động vui chơi trong giờ hoạt động tập thể.19 A. PHẦN MỞ ĐẦU 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Trong những năm gần đây, đất nước ta đang trên đà phát triển cùng với 
xu thế phát triển chung của thế giới. Trong công cuộc đổi mới không thể 
không kể đến đổi mới giáo dục và đào tạo , bởi đổi mới giáo dục và đào tạo là 
tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. 
 Hiện nay, mục tiêu giáo dục ở trường thcs đã được xác định rõ ràng đó 
là: Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn 
và lâu dài về đạo đức, trí tuệ , thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản góp phần hình 
thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh việc cung 
cấp cho học sinh những vốn trí thức có hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu của 
xã hội, nhà trường còn phải giáo dục cho học sinh về mọi mặt để các em phát 
triển toàn diện. 
 Như chúng ta đã biết, trò chơi không phải là một thứ mua vui đơn 
thuần giải trí, mà nó còn có ý nghĩa giáo dục và giáo dưỡng rất quan trọng 
góp phần tích cực vào việc giáo dục cho học sinh về mọi mặt như “Đức – Trí 
- Thể - Mỹ”. 
 Trong xã hội nói chung và trường học nói riêng , chơi là một nhu cầu 
tự nhiên trong sinh hoạt hàng ngày, nó là một hoạt động tự do, bất định không 
gò ép hoặc bắt buộc. Đây là một đặc trưng tạo nên sự hấp dẫn , sự thu hút bởi 
vì không ai giám khẳng định diễn biến và kết quả cuối cùng của mỗi trò chơi. 
 Tuy nhiên , trò chơi là một hoạt động có quy tắc. Dù trò chơi có đơn 
giản bao nhiêu cũng phải có quy tắc nhất định và vì vậy sẽ tạo nên sự bình 
đẳng giữa những người tham gia trò chơi. Người ta thường nhắc đến các luật 
chơi, do đó mọi hành động của các em khi tham gia trò chơi thường chịu sự 
chỉ đạo và ràng buộc bởi những quy tắc nhất định đối với các em, trò chơi tác 
động trực tiếp đến trí tuệ, tình cảm và thể lực của mỗi em, góp phần tạo nên 
bầu không khí đoàn kết, thân ái trong tập thể. Chơi là để giải toả những căng 
thẳng về tinh thần, chơi là để phát triển tâm hồn và thể chất, chơi là để học 
làm người , để phát triển nhân cách một cách toàn diện. 
 2 chọn đề tài này với chủ đề: “Lựa chọn và tổ chức trò chơi vận động trong 
giờ chơi và hoạt động tập thể cho học sinh trường THCS Th¸i ThÞnh.” 
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI. 
 Hoạt động vui chơi là một hoạt động mang tính giáo dục cao thông qua 
các hoạt động. Nghiên cứu nội dung hoạt động vui chơi và xây dựng thiết kế 
một số trò chơi cho học sinh trong các giờ chơi và hoạt động tập thể nhằm 
nâng cao hiệu quả giáo dục. 
 Với những vấn đề trên, tôi lĩnh hội và phát huy kiến thức được học tập 
trong nhà trường và bạn bè đồng nghiệp để tạo không khí học tập nhẹ nhàng, 
thoải mái, gây hứng thú cho các em trong mỗi tiết học với quan điểm “học mà 
chơi , chơi mà học” để từ đó thu hút các em thích chơi và tham gia hoạt động 
tập thể, đây cũng là mục tiêu quan trọng của đề tài. 
III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 
 1.Khách thể nghiên cứu: 
 Hoạt động vui chơi của học sinh thcs, đề tài tập trung nghiên cứu là học sinh 
thcs trên địa bàn quận §èng §a, chủ yếu là học sinh trường THCS Th¸i ThÞnh 
 2. Đối tượng nghiên cứu. 
 Nội dung hoạt động vui chơi cho học sinh trong giờ chơi và hoạt động 
tập thể. 
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 
 1.Nghiên cứu cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức các 
hoạt động vui chơi cho học sinh và vai trò của các hoạt động vui chơi đối với 
sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ, ý nghĩa , vai trò của nó trong quá 
trình giáo dục học sinh. 
 2.Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh 
trong các giờ chơi và hoạt động tập thể. 
 3.Đề xuất một số nội dung hoạt động và thiết kế một số trò chơi cho học 
sinh trong mỗi giờ chơi và hoạt động tập thể phù hợp với điều kiện nhà 
trường và nhu cầu của học sinh hiện nay. 
 4 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN. 
I. VỊ TRÍ CỦA ĐỀ TÀI TRONG TRƯỜNG THCS. 
 Hiện nay nhiệm vụ của nhà trường là giáo dục học sinh phát triển một 
cách toàn diện, các chủ nhân của thế kỉ XXI phải là những con người thông 
minh, dí dỏm, hoạt bát, có ánh sáng trí tuệ, có tâm hồn trong sáng, lành mạnh 
và một thân thể cường trángCon người của văn hoá thời hiện đại, văn minh 
không chỉ giỏi một lĩnh vực mà còn phải là con người toàn diện, có năng lực, 
có sức khoẻ, luôn luôn vận động phù hợp với sự phát triển của đất nước. 
Chính vì thế mà giáo dục được đặt lên hàng đầu, toàn xã hội tôn vinh nghề 
giáo và cũng đặt cho chúng ta một nhiệm vụ to lớn là khâu đột phá đưa đất 
nước ta đi vào kỷ nguyên mới, sánh vai cùng với các nước trên thế giới. 
Trong các kỳ đại hội Đảng đã đề ra “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Bởi 
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Giáo dục và đào tạo cho thế hệ trẻ hôm 
nay một cách toàn diện chính là chúng ta đã đặt nền móng vững chắc cho toàn 
nhà tri thức trong tương lai. 
II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH THCS, CÓ 
ẢNH HƯỞNG ĐỂN HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI. 
 K.D.Uinxki đã từng nói: “Các bạn hãy nghiên cứu những quy luật của 
các hiện tượng tâm lý mà các bạn muốn điều khiển và các bạn hãy hành động 
căn cứ trên những quy luật này và những hoàn cảnh mà các bạn muốn vận 
dụng chúng vào đó để tổ chức cho học sinh THCS vui chơi và thấy được tầm 
quan trọng của hoạt động vui chơi tác động tới sự hình thành và phát triển 
nhân cách của trẻ thì trước tiên chúng ta phải tìm hiểu một số đặc điểm tâm 
sinh lý của các em có ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi. 
 Học sinh THCS ở độ tuổi 12 đến 15 tuổi, ở lứa tuổi này bản thân mỗi 
đứa trẻ có sự tích luỹ kinh nghiệm sống nhất định và có những đặc điểm về 
thể lực, khả năng vận động, khả năng hoạt động trí tuệ, hứng thú tình cảm 
cũng như vốn tri thức tích luỹ đượcVì vậy, để giáo dục trẻ có hiệu quả, thì 
 6 2. Một số đặc điểm tâm lý. 
 2.1. Đặc điểm của quá trình nhận thức: 
 Nói đến đặc điểm tâm lý của học sinh THCS thì vấn đề đầu tiên cần phải 
nói đến đó là quá trình nhận thức của các em. Quá trình nhận thức giúp các em 
có những nhận thức nhất định về thế giới xung quanh, về bản thân mình, từ đó tỏ 
thái độ và có hành vi hoạt động tham gia vào mối quan hệ xã hội. 
 -Về tri giác: Tri giác của các em còn mang tính chất đại thể, ít đi sâu 
vào chi tiết và mang tính không chủ động. Do đó các em còn phân biệt các 
đối tượng còn không chính xác, dễ mắc sai lầm có khi còn lẫn lộn. Các em 
thích quan sát những gì sinh động những đặc điểm, những sự vật trực tiếp gây 
cho các em cảm xúc. Ngoài ra tri giác của các em còn hạn chế và khả năng 
lập kế hoạch chưa tốt. 
 -Về trí nhớ: Các em có khả năng ghi nhớ tốt, đặc biệt là ghi nhớ máy 
móc. Trẻ dễ nhớ những gì tác động trực tiếp đến tri giác của trẻ và nhớ lâu 
những gì chúng đã tiến hành hành động trên nó. Do đó trẻ thích tham gia 
những hoạt động mang tính thực tiễn có tính chất vận dộng. 
 -Về tư duy: Tư duy của trẻ bậc thcs đang chuyển dần từ trực quan cụ 
thể sang trừu tượng khái quát. Học sinh trường ở từng khối lớp có khả năng 
phân biệt những dấu hiệu, những khía cạnh khác nhau của đối tượng dưới 
dạng ngôn ngữ. Tóm lại, đặc điểm tư duy của trẻ bậc thcs không có ý nghĩa 
tuyệt đối mà có ý nghĩa tương đối. 
 2.2-Đặc điểm nhân cách của học sinh THCS. 
 Mặc dù sự phát triển nhân cách của học sinh thcs không mang tính chất 
“đột biến” nhưng trong giai đoạn này sự hình thành nhân cách của các em 
diễn ra khá rõ nét. Khi bước chân tới trường trẻ được gia nhập một cuộc sống 
mới: tập thể lớp học. Tất cả đều có sự ảnh hưởng đến sự hình thành quan hệ 
mới, hình thành thái độ với người khác đối với tập thể và đối với học tập, 
hình thành các phẩm chất của ý trí, tình cảm và đạo đức ở học sinh . 
 *Về tính cách: 
 8 Việc phát triển những khả năng của các em trong lĩnh vực này là rất quan 
trọng và cần thiết để bồi dưỡng phát triển năng khiếu cho các em. Trò chơi sẽ 
đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển và rèn luyện tài năng nơi 
các em. 
 Tóm lại, ở lứa tuổi này các em có những biến đổi sâu sắc cả về tâm 
sinh lý, nó mang đặc trưng riêng cho lứa tuổi này. Để tổ chức các hoạt động 
học tập cũng như các hoạt động vui chơi cho các em có hiệu quả thì người 
giáo viên cần phải nắm vững những đặc điểm cơ bản của lứa tuổi này để từ 
đó tổ chức hoạt động cho phù hợp với tâm sinh lý của các em. 
III- VAI TRÒ CỦA TRÒ CHƠI ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT 
TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH THCS. 
 1. Vai trò của hoạt động trong sự hình thành và phát triển nhân 
cách. 
 Về vai trò của hoạt động đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của 
lý luận và thực tiễn đã khẳng định “Cuộc sống của con người được tạo bởi 
dòng các hoạt động” hay nói cách khác hoạt động chính là phương thức tồn 
tại của con người. 
 Năng lực của trẻ được hình thành và bộc lộ trong quá trình hoạt động của 
các em. Khi ta chưa xem xét, chưa quan sát hoạt động của trẻ thì ta chưa thể 
nói một em nào đó có hay không có năng lực đối với loại hình hoạt động đó. 
Ví dụ ta không thể nói về năng lực âm nhạc của một em nếu em chưa học 
nhạc dù là hình thức sơ đẳng nhất chỉ có hoạt động học tập được tổ chức đúng 
đắn thì ta mới biết em đó có biểu hiện năng lực về mặt nào. 
 Con người sinh ra không có sẵn năng lực đối với một loại hình hoạt động 
nào đó. Năng lực của con người chỉ được hình thành và phát triển nhân cách 
con người đặc biệt là khi con người còn ở lứa tuổi thiếu nhi. 
 Hoạt động của trẻ rất phong phú và đa dạng. Các hoạt động này góp phần 
làm bộc lộ và phát triển những tính cách của trẻ. Do đó, vai trò của giáo viên 
thể dục là phải lựa chọn xây dựng tổ chức cho các em tham gia nhiều loại 
 10 

File đính kèm:

  • pdfskkn_lua_chon_va_to_chuc_tro_choi_van_dong_trong_gio_choi_va.pdf