SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông
-1- MỤC LỤC TRANG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu 5 1.4. Phương pháp nghiên cứu.. 5 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5 2. NỘI DUNG 6 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề 6 2.2. Thực trạng của vấn đề 8 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 11 2.4. Kết quả đạt được 18 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19 3.1. Kết luận 19 3.2. Kiến nghị 20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 -3- - Giáo dục đạo đức cho học sinh là việc làm thường xuyên của người cán bộ giáo dục trong nhà trường. Văn hóa và đạo đức là hai mặt của một vấn đề phải được coi trọng và tiến hành đồng thời, như lời Hồ Chủ Tịch đã từng dạy: “ Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” - Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường hiện nay được chúng ta quan niệm là hình thái ý thức xã hội, là hệ thống những tư tưởng được xã hội công nhận, là những nguyên tắc chuẩn mực mà mỗi con người phải có trong cuộc sống của mình. Suy rộng ra đó là những quan điểm của cuộc sống được biểu hiện bằng những hành vi hằng ngày trong các giao tiếp và ứng xử giải quyết những vấn đề trong cuộc sống đời thường của mỗi người. - Chính sách mở cửa và cơ chế thị trường đã tác động đến nhiều mặt trong đời sống của con người Việt Nam, kể cả quan hệ xã hội và đời sống tâm lý của học sinh. Tác động tích cực làm thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam nhưng vẫn còn là một phần ảnh hưởng tiêu cực, nhất là đối với tầng lớp thanh thiếu niên hiện nay. Thực tế trong thời gian qua số tội phạm gia tăng, tỷ lệ tội phạm trong thanh thiếu niên chiếm tỷ lệ lớn, trong đó tỷ lệ học sinh xuống cấp về đạo đức đáng báo động. Gần đây, trên mạng xã hội liên tiếp cho thấy rất nhiều vụ học sinh đánh nhau, đánh hội đồng ở các trường học. - Từ thực tế của cả nước cho thấy ở các trường trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh có đạo đức yếu, biểu hiện lệch lạc về tư tưởng xảy ra ở rất nhiều trường. - Còn dư luận bên ngoài đối với đạo đức của học sinh thì: Học sinh bây giờ không cần cù học tập, không chịu tu dưỡng đạo đức, không có chí tiến thủ và thiếu niềm tin vào cuộc sống Tuy nhiên đó không phải là điều đưa ra để đánh giá tất cả học sinh mà vẫn còn có lời khen dành cho học sinh chăm chỉ, vượt khó. -5- - Giáo viên và học sinh trường Trung học cơ sở Nguyên Tất Thành, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông, (đặc biệt là 27 giáo viên đang trực tiếp làm công tác chủ nhiệm và 987 học sinh toàn trường) 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Sáng kiến nghiên cứu trực quan, phân tích tài liệu, tổng kết đánh giá kết quả đạt được, những chuyên đề đã nghiên cứu trước đây, từ điều lệ trường học, tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung nêu trên. - Tình hình thực tế việc dạy và học của nhà trường, từ các kế hoạch nhà trường, hồ sơ giáo viên, và đặc biệt là sự quản lí của giáo viên chủ nhiệm về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Do thời gian có hạn, sáng kiến nghiên cứu trong phạm vi chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành, huyện cư Jút, tỉnh Đăk Nông đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm đạo đức của học sinh ở trường Trung học cơ sở. -7- - Để việc Giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, điều không kém phần quan trọng và có tính quyết định là việc tổ chức của người quản lý chỉ đạo sát sao, khoa học bao nhiêu thì hiệu quả của Giáo dục đạo đức cho học sinh ngày càng lớn bấy nhiêu. - Trong việc thực hiện Giáo dục đạo đức cho học sinh ở nhà trường là trách nhiệm chung của tất cả các lực lượng trong và ngoài xã hội, dưới sự chỉ đạo và phối hợp của nhà quản lí với các bộ phận trong nhà trường. Đặc biệt quan trọng nhất là giáo viên chủ nhiệm - người Cha - người Mẹ thứ hai của các em, giáo dục và dạy bảo cho các em trở thành người có ích cho xã hội. 2.1.3. Giáo viên chủ nhiệm lớp: - Giáo viên chủ nhiệm phải là người có kinh nghiệm và uy tín, là người tổ chức cơ bản mọi công tác giáo dục trong lớp mình đang đảm nhiệm, là người thầy hướng dẫn gần gũi và hiểu rõ, nắm vững hoàn cảnh, tâm lý từng học sinh, từ đó có các biện pháp giáo dục sát với từng đối tượng để đạt hiệu quả cao trong công việc. Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính về giáo dục nề nếp, kỉ luật, đạo đức, tư cách, tác phong lễ độ và hành vi văn minh của học sinh, phụ trách việc triển khai và hướng dẫn thực hiện quá trình học tập, rèn luyện của các em ở trường. - Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về việc tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh lớp mình phụ trách. - Chức năng cơ bản của giáo viên chủ nhiệm là phải xây dựng cho được một tập thể đoàn kết, hòa thuận và học tập tiến bộ. Muốn thực hiện điều đó giáo viên chủ nhiệm phải tiến hành các biện pháp tập thể như: Họp cán sự lớp, tổ chức các hoạt động tập thể như: Cắm trại, thể thao, văn nghệ, làm báo tường, sinh hoạt chủ điểm,Và phải biết tổ chức công tác với từng học sinh như: Giúp học sinh yếu, phân tích tình trạng học sinh vô kỷ luật, học sinh khó dạy, giáo dục tính cách học sinh cá biệt, Đồng thời phải thường xuyên liên hệ với giáo viên bộ môn để giáo dục uốn nắn những học sinh thường vắng học không phép, không thuộc bài, Liên hệ thường xuyên với gia đình học -9- - Qua việc tìm hiểu từ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, từ phụ huynh học sinh, thực tế từ bản thân chứng kiến, hiện nay tình trạng đạo đức của học sinh nói chung trong đó có học sinh trường Trung học cơ sở Nguyễn tất Thành nói riêng, chất lượng đạo đức của học sinh xuống cấp khá nghiêm trọng. Các hành vi vi phạm phổ biến như: Nói tục, đánh nhau, vô lễ với thầy cô, bố mẹ, anh chị, trộm cắp, không chấp hành nội quy nhà trường, Đặc biệt nhất hiện nay đó là việc xúc phạm nhân cách nhà giáo đã và đang xảy ra khá nhiều. Vấn đề này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần các thầy, cô đứng trên bục giảng và cũng là thách thức không nhỏ đối với các nhà quản lý giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. 2.2.2. Tình hình học sinh: - Qua số liệu báo cáo chất lượng cuối năm về xếp loại đạo đức học sinh ở trường Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành năm học 2019-2020, thì đại đa số các em được đánh giá đạo đức tốt, khá, số ít các em được đánh giá đạo đức trung bình và hầu như rất ít khi nhìn thấy học sinh bị xếp loại đạo đức yếu. - Điều đó cho ta thấy nhà trường đã cố gắng rất nhiều trong việc tổ chức Giáo dục đạo đức cho các em theo đúng quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Có giờ dạy giáo dục công dân, có giờ sinh hoạt lớp để giáo viên chủ nhiệm kiểm điểm, nhắc nhở quá trình rèn luyện đạo đức của học sinh, bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm còn phối hợp với gia đình để thúc đẩy cho học sinh chuyên cần, chăm chỉ, lễ độ. - Tuy nhiên từ thực tế cho thấy việc học sinh vi phạm đạo đức trong nhà trường vẫn còn phổ biến. Theo thống kê báo cáo từ đồng chí Tổng phụ trách Đội năm học 2019-2020, đã có hàng chục học sinh vi phạm đạo đức nghiêm trọng nhưng chưa đến mức phải lập hội đồng kỉ luật như em Nguyễn Gia Huy lớp 7C, em Hoàng Hữu Nam lớp 8A, em Phạm Gia Khánh lớp 7B, em Nguyễn Văn Hải lớp 8A, em Vũ Thùy Linh lớp 7B Nguyễn Trường Phong lớp 7A là một học sinh cá biệt và còn nhiều học sinh khác nữa. Từ đó Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường đã đưa việc Giáo dục đạo đức cho học sinh -11- thực hiện Giáo dục đạo đức cho học sinh họ thậm chí không dám dùng hết biện pháp giáo dục để dạy bảo học sinh của mình. Đây cũng là một rào cản lớn ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức học sinh. Trường Trung học cơ sở Nguyễn tất Thành không nằm ngoài những tình trạng trên, đa số giáo viên chủ nhiệm rất nhiệt tình trong công tác, nhưng cũng có một số giáo viên còn e dè khi xử lí học sinh vi phạm đạo đức. - Từ thực trạng trên tôi đã nghiên cứu và đưa ra sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông” bằng cách xây dựng các biện pháp ngay từ khâu phân công chuyên môn đầu năm học, đồng thời xác định những biện pháp cần thiết phù hợp với đặc điểm tình hình tại đơn vị mà có thể triển khai một cách hiệu quả, cụ thể 2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 2.3.1. Việc lựa chọn giáo viên chủ nhiệm: - Giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò quan trọng đối với học sinh trong lớp. Đạo đức, tư cách, tác phong của giáo viên chủ nhiệm ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh, chọn một giáo viên chủ nhiệm nghiêm túc, mẫu mực, nhiệt tình, có trách nhiệm sẽ ảnh hưởng ngay đến kết quả của học sinh lớp đó. Ngược lại, một giáo viên chủ nhiệm thiếu trách nhiệm, không gương mẫu, không nhiệt tình thì đạo đức của học sinh lớp đó sẽ sa sút. Do đó, việc lựa chọn giáo viên chủ nhiệm thật khó mà đạt đúng yêu cầu mong muốn theo các chuẩn sau đây: Phải có tinh thần trách nhiệm, có năng lực tổ chức, uy tín, có đạo đức và đặc biệt hiểu tâm lí và quý trọng các em, nhiệt tình với công việc. - Thực chất tại trường, số giáo viên dư nhưng lựa chọn giáo viên chủ nhiệm thì rất khó cho nên phải lựa chọn những giáo viên có tâm huyết, năng lực làm công tác chủ nhiệm, lớp nào có học sinh nghịch nhiều thì phải bố trí giáo viên chủ nhiệm có tinh thần trách nhiệm và nghiêm túc trong công việc, có điều kiện bám trường, bám lớp, dễ dàng tiếp xúc với phụ huynh khi cần thiết phải phối hợp giáo dục. -13- - Muốn giáo dục được học sinh, giáo viên chủ nhiệm phải hiểu về mọi mặt: Hoàn cảnh gia đình, tâm tư tình cảm, kết quả học tập, đạo đức của các em trong năm học trướcCó hiểu rõ đối tượng thì mới có biện pháp giáo dục phù hợp: - Vì vậy cần phải cho học sinh kê khai lý lịch rõ ràng và các số điện thoại của phụ huynh để liên hệ khi cần thiết. Từ đó xây dựng bảng xếp loại đạo đức học sinh từng tháng, năm. Bằng biện pháp này thường xuyên nắm được tình hình đạo đức của học sinh trong trường để kịp thời uốn nắn các trường hợp vi phạm nặng nề về đạo đức và khen thưởng các hành vi tốt của học sinh. 2.3.3. Cùng giáo viên chủ nhiệm xây dựng nội quy học sinh trong trường: - Xây dựng quy định, nội quy nhà trường phù hợp với đặc điểm chung của trường, dựa trên cơ sở chung là Luật giáo dục, Điều lệ trường học. Để lập được nề nếp, kỉ cương của học sinh trong trường, - Căn cứ đánh giá xếp loại thi đua giữa các khối lớp làm tiêu chuẩn để xét lao động tiên tiến đối với giáo viên chủ nhiệm lớp. Từ đó tạo ra một phong trào thi đua giữa các lớp học sinh và cả giáo viên chủ nhiệm trong trường. Chính vì vậy mà giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm đến lớp, quan tâm đến giáo dục đạo đức cho học sinh khi mà điều đó gắn với trách nhiệm và cả quyền lợi của giáo viên chủ nhiệm. 2.3.4. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch: - Xây dựng kế hoạch là khâu ban đầu quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của công việc đã định. - Việc Giáo dục đạo đức cho học sinh là một quá trình giáo dục kết hợp nhiều lực lượng mà trong đó giáo viên chủ nhiệm có vai trò trực tiếp và quan trọng nhất. Nhiều giáo viên chủ nhiệm cho rằng: Làm giáo viên chủ nhiệm không cần phải xây dựng kế hoạch và không thấy được giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ ở những giờ trên lớp mà còn gắn liền với các hoạt động
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_chu_nhiem_giao_duc_d.pdf