SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT KÍ HIỆU Ý NGHĨA GVCN Giáo viên chủ nhiệm TPT Tổng phụ trách HS Học sinh BGH Ban Giám hiệu GV Giáo viên NGLL Ngoài giờ lên lớp Đ/c Đồng chí 1/25 - Rút ra bài học kinh nghiệm và những kiến nghị. V. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thống kê, theo dõi, so sánh. - Phương pháp thực nghiệm. VI. Phạm vi nghiên cứu: Tại trường THCS trên địa bàn quận. 3/25 - GVCN là cầu nối giữa hiệu trưởng, giáo viên bộ môn và các tổ chức trong và ngoài nhà trường. - GVCN còn là người cố vấn cho các hoạt động tự quản của học sinh. 2. Những yêu cầu cơ bản của GVCN lớp: - Có phẩm chất tư tưởng, chính trị, đạo đức tốt. - Đạt trình độ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ. - Có tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và các kĩ năng sư phạm (biết tiếp cận các đối tượng học sinh, giao tiếp sư phạm, kĩ năng làm việc đối với học sinh). - Biết xây dựng kế hoạch hoạt động toàn diện của lớp, có khả năng bồi dưỡng đội ngũ tự quản cho học sinh, có năng lực dự báo sự phát triển nhân cách của học sinh. - Có khả năng truyền đạt thông tin từ nhà trường đến học sinh. Có khả năng phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện tốt công tác giáo dục. - Có khả năng đánh giá, nhận định kết quả rèn luyện của học sinh và phong trào hoạt động của lớp. - Nắm được đặc điểm, nguyện vọng của học sinh, ý kiến của cha mẹ HS. - Gương mẫu có tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực sư phạm, đặc biệt có tình yêu thương học sinh, có sức thuyết phục đối với học sinh. - Có điều kiện thuận lợi và sức khỏe tốt để đảm đương công việc. 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của GVCN: * Nhiệm vụ của GVCN: - Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp. - Công tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn, Đội, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm. - Nhận xét và đánh giá, xếp loại học sinh cuối kì và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỉ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kì nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh. - Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng. * GVCN có những quyền hạn sau: - Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình. - Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh lớp mình. 5/25 Trường THCS nơi tôi công tác được sinh ra và trưởng thành đến ngày hôm nay được hơn nửa thế kỷ. Tuy chưa phải là trường lớn của Quận song đây là ngôi trường có bề dày thành tích dạy và học. Với số lượng học sinh hàng năm trên 1000 em, đội ngũ CB-GV-NV cả biên chế và hợp đồng khoảng 60 người. Trường luôn duy trì số lượng lớp từ 23-26 lớp. Đội ngũ GV trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo đặc biệt rất mạnh trong các phong trào thi đua. Với khoảng 26 GVCN thì hàng năm nhà trường có tổ chức thi GVCN giỏi, 100% GV đều đạt cấp trường, cấp Quận 05 GV, cấp Thành phố 02 GV. Hàng năm nhà trường đều quan tâm bồi dưỡng đội ngũ GVCN qua việc tạo điều kiện cho GV được tham dự các lớp tập huấn GVCN do các cấp tổ chức. Được sự quan tâm đầu tư của các cấp lãnh đạo, CSVC nhà trường khang trang. Trang thiết bị được đầu tư đồng bộ đáp ứng với tiêu chí của trường đạt chuẩn Quốc gia. Phong trào dạy và học của nhà trường luôn được GV&HS tham gia hiệu quả qua chất lượng các cuộc thi. Nhiều GVG, HSG các cấp, nhiều HSG, GVG đạt giải cao cấp Thành phố. Trường liên tục đạt danh hiệu: Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố, Liên đội xuất sắc cấp Thành phố. 2. Biện pháp quản lý chỉ đạo công tác chủ nhiệm của Ban Giám hiệu nhà trường. Để nâng cao công tác chỉ đạo GVCN, chúng tôi đã tiến hành đồng bộ các biện pháp như sau: Biện pháp 1: Xây dựng cho giáo viên chủ nhiệm về kỹ năng giao tiếp sư phạm. * Về nguyên tắc: Xây dựng cho giáo viên kỹ năng giao tiếp sư phạm thành thạo bởi vì giao tiếp chuẩn mực là một trong những yếu tố tạo nên thành công trong công việc. Trước tiên giúp GVCN hiểu được: Giao tiếp sư phạm là gì? Giao tiếp sư phạm là giao tiếp có tính chất nghề nghiệp giữa giáo viên và học sinh trong qía trình dạy học và giáo dục, nhằm tạo ra sự tiếp xúc tâm lý, xây dựng bầu không khí thuận lợi để tạo ra kết quả tối ứu trong quan hệ. Thầy và trò trong nội bộ tập thể học sinh và trong hoạt động dạy cũng như hoạt động học. - Giao tiếp sư phạm là điều kiện đảm bảo cho hoạt động sư phạm đạt hiệu quả cao. Nó là loại giao tiếp có tính chất nghề nghiệp của giáo viên và học sinh ở trong lớp và ngoài giờ lên lớp. Nó là một thành phần cơ bản của hoạt động sư phạm, không có giao tiếp giữa thầy và trò không thể đạt được mục đích giáo dục. * Về đặc trưng cơ bản của giao tiếp sư phạm. Thứ nhất: Trong giao tiếp sư phạm, người giáo viên luôn phải có sự thống nhất giữa lời nói và việc làm. Không bao giờ có mâu thuẫn xảy ra trong 7/25 đùa cợt quá trớn với học sinh vì như thế sẽ để lại ấn tượng không tốt về nhân cách người thầy trong lòng học sinh có thể suốt cả cuộc đời. Trong giao tiếp sư phạm cần có sự thống nhất giữa lời nói và hành động. Sự tế nhị lịch thiệp của giáo viên là một nhân tố quan trọng cho sự thành công của quá trình dạy học và giáo dục học sinh. Nếu có sự mâu thuẫn trong lời nói và việc làm của giáo viên thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Giáo viên có nhân cách mẫu mực sẽ tạo ra uy tín đối với học sinh, đảm bảo sự thành công trong giao tiếp sư phạm. b. Tôn trọng nhân cách học sinh trong giao tiếp Trong giao tiếp sư phạm cần tôn trọng nhân cách học sinh, phải coi đối tượng giao tiếp như là một con người, một chủ thể với đầy đủ các quyền được học tập, vui chơi, lao độngphù hợp với những đặc trưng tâm lý riêng. Phải tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ những nét tính cách, nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Giáo viên không nên áp đặt học sinh theo ý mình một cách máy móc, mà phải gây ấn tượng ban đầu tốt đẹp đối với học sinh. Phải biết đặt vị trí của mình vào vị trí của học sinh để tạo sự thông cảm hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. - Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp là giáo viên phải biết cách nói và biết cách lắng nghe ý kiến của học sinh, dù nó là đúng hay sai thì cũng không nên cắt ngang hay ngoảnh mặt đi chỗ khác tỏ vẻ khó chịulàm cho đối tượng giao tiếp sợ hãi mà không tiếp tục cuộc đối thoại, không dám bày tỏ hết nguyện vọng của mình. Khi nghe học sinh trình bày thì thường học sinh khó nói khó diễn đạt ý của mình, giáo viên phải gợi ý nhẹ nhàng, có thể biểu lộ thái độ khích lệ, động viên để các em nói hết những suy nghĩ của mình. - Tôn trọng nhân cách đối tượng trong giao tiếp được thể hiện trong lời nói của giáo viên phải chân thật, mộc mạc, ôn hòa, cởi mở, từ giọng điệu, cách phát âm, việc sử dụng từ sao cho bảo đảm tính văn hóa. Bất kì trong trường hợp nào cũng không được chê bai hay trách phạt học sinh, đặc biệt là trước lớp hoặc trước chỗ đông người. - Tôn trọng nhân cách đối tượng trong giao tiếp được thể hiện ở trang phục của người giáo viên: Trang phục của giáo viên cần có sự hài hòa cân đối phù hợp với hành vi cử chỉ, điệu bộ, lời nói của giáo viên theo kiểu “gặp nhau nhìn quần áo, tiễn nhau nhìn tâm hồn”. Trang phục gọn gàng, sạch sẽ đúng kiểu cách là thể hiện sự tôn trọng học sinh. - Tôn trọng nhân cách đối tượng trong giao tiếp được thể hiện là giáo viên phải biết khích lệ những ưu điểm của học sinh, biết lắng nghe và biết kiềm chế khi cần thiết. Không nên tỏ thái độ tức giận hay thái độ coi thường học sinh. Hành vi, cử chỉ của giáo viên phải luôn giữ trạng thái cân bằng, có nhịp điệu 9/25 - Thể hiện ở sự nhận xét đánh giá đúng sẽ động viên, khích lệ các em vươn lên. Sự công bằng của giáo viên vô tình làm cho các em học giỏi chủ quan, tự cao tự đại, những em học yếu kém được điểm khá cứ nghĩ như thế là được không cần phải cố gắng, tệ hại hơn nữa là việc giáo viên giấu diếm, bao che cho những lỗi lầm của những học sinh mà mình có thiện cảm, những tiêu cực của lớp trong việc báo cáo thi đuatẩy chay những học sinh mà bản thân giáo viên không thích làm các em mất lòng tin, hình ảnh người thầy không còn là hình tượng để các em trân trọngNhư vậy sẽ rất nguy hiểm vì những thói quen xấu rất khó sửa chữa, ra hàng loạt phế phẩm làm gánh nặng cho xã hội này đồng thời phá vỡ truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta đã bao đời. Trong đánh giá, đối với những học sinh vì hoàn cảnh đặc biệt đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả vẫn chỉ gần đạt yêu cầu thì giáo viên cần sử dụng phương pháp “tạm ứng niềm tin” đối với các em sẽ có hiệu quả tốt. Bởi vì, khi các em được giáo viên tin tưởng giao việc cho các em thì phần lớn các em đều đạt kết quả để khỏi phụ lòng tin của thầy, cô giáo đối với mình. + Thiện chí trong giao tiếp sư phạm còn thể hiện ở chỗ khi giao việc của lớp, trong việc phân xử những vấn đề học sinh nhờ làm trọng tài; trong lời nói của giáo viên như không nên la mắng, quát nạt học sinh, mà lời nói của giáo viên dù là phê bình hay trách phạt trước lớp, mời phụ huynh đến trường để kết hợp giáo dục, phạt lao động, trực nhậtđều cần phải có thiện chí và mong muốn ở họ sự thay đổi. Những lời nói thiếu thiện chí của giáo viên đối với học sinh là thể hiện sự bất lực của giáo viên trong quá trình giao tiếp sư phạm. Vì vậy, khi có điều nghi ngờ thì nên nói thẳng chứ đừng để trong lòng, nó sẽ là một gánh nặng rất nguy hiểm. + Trong quá trình giao tiếp thì cả chủ thể và đối tượng không bao giờ nên nghĩ mình giao tiếp vì lợi ích cá nhân, cũng không nên vì lợi ích của bản thân mà gây thiệt hại đến uy tín của đối tượng giao tiếp, của tập thể. Phải biết đặt lợi ích của học sinh lên trên hết theo khẩu hiệu “tất cả vì học sinh thân yêu”, đó không chỉ khẩu hiệu mà còn là nguyên tắc ứng xử của thầy, cô giáo đối với học sinh. d. Nguyên tắc đồng cảm trong giao tiếp: - Sự đồng cảm trong giao tiếp sư phạm là giáo viên phải biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp khi tiếp xúc, khi giải quyết các tình huống sư phạm để có sự thông cảm và hiểu biết lẫn nhau. Nhờ sự đồng cảm mà giáo viên mới có hành vi ứng xử phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng mong muốn của các em và đem lại hiệu quả giáo dục cao. - Để tạo ra sự đồng cảm trong giao tiếp thì giáo viên cần phải có sự quan tâm gần gũi để tìm hiểu đặc điểm tâm lý của học sinh, qua đó hiểu được điều 11/25 Kế hoạch chủ nhiệm trước khi xây dựng phải được bàn và thảo luận trong buổi họp chủ nhiệm, được sự đóng của GVCN sau đó mới thực hiện. - Khi xây dựng xong kế hoạch, BGH sẽ giao kế hoạch đó tới các đ/c GVCN. Từ kế hoạch chung của nhà trường, dựa vào tình hình thực tế của lớp mình, GVCN xây dựng kế hoạch riêng cho các lớp. Khối trưởng phụ trách chủ nhiệm sẽ ký duyệt vào kế hoạch riêng mà GVCN đã xây dựng. - Kế hoạch xây dựng xong phải thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đã xây dựng. VD: Kế hoạch chủ nhiệm của nhà trường năm học 2016-2017 (Phụ lục 1). Biện pháp 3: Nhà trường xây dựng chỉ tiêu về công tác chủ nhiệm ngay từ đầu năm. Từ chỉ tiêu đã xây dựng của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm đăng ký chỉ tiêu cho lớp mình. Mục tiêu: Chỉ tiêu của trường là chỗ dựa cơ bản để GVCN xây dựng chỉ tiêu cho lớp, từ chỉ tiêu đó GVCN có biện pháp thực hiện đảm bảo chỉ tiêu đã đề ra. Trong quá trình xây dựng chỉ tiêu chung, Ban Giám hiệu nhà trường phải xây dựng theo 2 mặt đạo đức và học lực, xây dựng chỉ tiêu theo khối những lớp chất lượng cao của nhà trường và đối với những lớp đại trà để từ đó làm căn cứ cho đánh giá thi đua các lớp vào cuối kì và đặc biệt cuối năm học. Cũng chính từ những chỉ tiêu này, Ban Giám hiệu và Ban thi đua nhà trường lấy đó làm căn cứ để xếp loại GVCN cuối năm học. - Tìm hiểu thông tin về HS lớp chủ nhiệm và xây dựng kế hoạch giáo dục đối tượng HS. - Xây dựng tập thể lớp HS tự quản. - Tổ chức tiết sinh hoạt tập thể lớp hàng tuần (nội dung, hình thức). - Thực hiện nội dung chương trình chính khóa giáo dục ngoài giờ lên lớp (theo chỉ đạo chung của nhà trường do GVCN chủ động tổ chức hoặc giúp HS tổ chức). - Công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường (Đoàn TNCSHCM, GV bộ môn, GVCN khối). - Công tác phối hợp với lực lượng giáo dục ngoài nhà trường (Gia đình HS, chi hội CMHS, chính quyền địa phương đoàn thể xã hội, cơ quan chức năng, tổ chức kinh tế ở địa phương). - Thực hiện việc đánh giá xếp loại HS theo quy định. - Thực hiện hồ sơ sổ sách và chế độ báo cáo về tình hình lớp với hiệu trưởng nhà trường. - Kết quả học tập, rèn luyện của HS lớp chủ nhiệm. 13/25
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_chu_nhiem_lop_nang_c.doc