SKKN Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn Tập làm văn - Ngữ văn 7
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn Tập làm văn - Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn Tập làm văn - Ngữ văn 7
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn - Ngữ văn 7 PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP DẠY VÀ HỌC TỐT VĂN BIỂU CẢM TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN - NGỮ VĂN 7 Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Hảo Đơn vị: Trường THCS Lê Văn Tám Trình độ chuyên môn: ĐHSP Môn đào tạo: Ngữ văn Bình Hòa, tháng 02 năm 2016 GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám 1 Bình Hòa, tháng 2 năm 2016 SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn - Ngữ văn 7 I. Phần mở đầu: 1. Lí do chọn đề tài: Cách đây hàng nghìn năm A-Rit-Tôt đã từng nói đến tác dụng của văn chương, ông thừa nhận “Văn học giúp người đọc hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình, làm nảy nở ở họ những khát vọng hướng tới chân lí”.Văn học thông qua hình tượng có thể tác động sâu sắc đến bạn đọc, làm cho tâm hồn họ trở nên sâu sắc hơn, tinh tế hơn, mẫn cảm hơn bởi vì văn học có những năng lực đặc biệt trong việc khám phá, diễn tả những kì diệu trong thiên nhiên và cuộc sống con người. Cho nên khi bước vào thế giới văn học con người có những phát hiện mới mẻ thế giới xung quanh ta về những điều bình dị gần gũi mà ta thường gặp hàng ngày. Trong văn học nói chung thì văn biểu cảm là một thể loại biểu đạt sâu săc nhất tình cảm của con người Trong nhà trường bậc THCS văn biểu cảm bắt đầu được đưa vào giảng dạy ở chương trình Ngữ văn 7 trong phân môn Tập làm văn. Trong thực tế dạy và học phân môn Tập làm văn là phân môn không dễ. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng trong cuốn “Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện” ( Nghiên cứu giáo dục, số 28 ,11/1973) đã từng nói : “Dạy làm văn là chủ yếu là dạy cho học sinh diễn tả cài gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ chính xác, làm nỗi bật điều mình muốn nói”. Có như thế mới đem đến cho người học cái thú phát hiện cũng như làm giàu thêm cho tâm hồn người học. Năm học 2014 – 2015, tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn 7. Tôi nhận thấy mặc dù biểu lộ tình cảm, cảm xúc là một nhu cầu thiết yếu của con người và học sinh đã được học văn biểu cảm nhưng các em chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình để “khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc”(Văn 7 – tập 1).Trong quá trình làm bài văn biểu cảm, các em còn lẫn lộn, chưa phân biệt rõ ràng, rạch ròi giữa văn biểu cảm với các thể loại văn khác. Chính vì thế, điểm các bài kiểm tra và điểm trung bình môn Ngữ văn của các em còn thấp. Thực tế đó khiến cho tôi - giáo viên trực tiếp giảng dạy các em rất buồn và lo ngại. Thực trạng vấn đề này ra sao ? Vì sao các em gặp nhiều GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám 3 SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn - Ngữ văn 7 - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. - Tìm hiểu thực tế. II. Phần nội dung 1. Cơ sở lí luận: Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết rằng: Văn biểu cảm là loại văn thể hiện nội tâm, tâm trạng của người viết. Ngồi trước trang giấy, nếu tâm hồn trống rỗng không cảm xúc, đầu óc mông lung không rõ ý nghĩ gì thì người viết không thể có được một bài văn biểu cảm có hồn. Lúc đó, bài văn hoặc khô khan, nhạt nhẽo hoặc ngắn ngủi hoặc giả tạo, vay tình mượn ý. Người giáo viên, khi dạy văn nói chung, dạy văn biểu cảm nói riêng, ngoài nắm kiến thức, phương pháp lên lớp còn cần có một tâm hồn, một trái tim sống cùng tác giả, tác phẩm và hơn hết là phải biết truyền tâm hồn đó, trái tim đó đến với học sinh thân yêu của mình. Để dạy và học tốt văn biểu cảm ở phân môn Tập làm văn - Ngữ văn 7 tập 1 thì cả giáo viên và học sinh cần nắm vững hệ thống 6 bài học và luyện tập về văn biểu cảm (trong số 14 tiết học văn biểu cảm ở lớp 7 – học kì I ) gồm : - Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Đặc điểm của văn biểu cảm - Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm - Cách lập ý của bài văn biểu cảm - Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm - Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. 2. Thực trạng: 2.1. Thuận lợi - khó khăn: * Thuận lợi: - Khi tôi thực hiện SKKN này đã được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ và khuyến khích, động viên của nhà trường và đồng nghiệp. - Bản thân đã có kinh nghiệm trong công tác dạy học trong nhiều năm. - Trong lớp tôi dạy có một số em học sinh yêu thích môn học và có kĩ năng làm văn biểu cảm. GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám 5 SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn - Ngữ văn 7 - Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao . - Việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan của giáo viên vào tiết học còn hạn chế nên đã ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của các em. - Bên cạnh những giáo viên thực sự yêu nghề, yêu học sinh thì vẫn còn một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn cảm xúc trong trái tim của các em sau mỗi bài học. - Do sĩ số lớp đông (39 em/1 lớp) nên rất khó cho giáo viên theo sát, kèm cặp từng học sinh trong một tiết dạy . *Đối với học sinh: - Một số học sinh vì lười học, chán học nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học văn, các em không chuẩn bị bài trước khi đến lớp, trong giờ học không chú ý. - Trường nằm trên địa bàn thuộc vùng kinh tế khó khăn, hầu hết cha mẹ các em đều làm thuê hoặc làm rẫy nên các em không có thời gian học ở nhà hoặc thơi gian học rất ít vì phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp . - Các em chưa hứng thú hoặc không bao giờ đọc sách tham khảo, kể cả văn bản qui định học trong SGK - Xã hội ngày càng phát triển, đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao làm cho một số em thiếu ý thức học sao nhãng việc học, bị lôi cuốn vào một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game ngày càng nhiều. 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra: Năm học 2014 - 2015 được nhà trường phân công giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7A2, thời gian đầu tôi nhận thấy kĩ năng nhận diện các phương thức biểu đạt trong văn bản, kĩ năng viết, bộc lộ cảm xúc trong bài tập làm văn về văn biểu cảm của một số học sinh còn yếu. Các em viết bài tập làm văn số 2 với đề bài “Loài cây em yêu”. Dù mới học và hình thành kĩ năng tạo lập văn bản biểu cảm xong nhưng nhiều học sinh không phân biệt được văn miêu tả và văn biểu cảm nên trong bài viết của nhiều em không phải viết về thái độ và tình cảm của mình đối với một loài cây cụ thể mà các em đi vào tả hoặc kể về loài cây đó. Trong tiết học phụ đạo tôi yêu cầu các em GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám 7 SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn - Ngữ văn 7 Trong bài văn biểu cảm, cảm xúc và suy nghĩ của người viết phải được làm nổi rõ, phải trở thành nội dung chính của bài, chi phối và thể hiện qua việc lựa chọn, sắp xếp các ý và bố cục bài văn. Cảm xúc và suy nghĩ được phát biểu phải là của cá nhân người viết mang tính chân thực, tự nhiên, không giả tạo, giàu giá trị nhân văn, thể hiện các giá trị đạo đức cao đẹp. Nó làm giàu cho tâm hồn người đọc. Muốn làm được như thế tôi nghĩ rằng cần phải có những phương pháp dạy và học văn biểu cảm phù hợp với từng đối tượng học sinh. Từ thực tế giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn Tập làm văn - Ngữ văn 7 như sau : a. Đối với giáo viên - Ngoài một số phương pháp tích cực trong dạy học phân môn tập làm văn như: Phương pháp dạy tập làm văn thông qua hoạt động, phương pháp trực quan, hình thức vấn đáp, thảo luận . . .Giáo viên cần vận dụng sáng tạo một số phương pháp khác như phương pháp đóng vai, phương pháp sử dụng trò chơi học tập . - Dù dạy văn biểu cảm về sự vật và con người hay văn biểu cảm về tác phẩm văn học, giáo viên cũng luôn luôn phải định hướng và hướng dẫn các em nắm vững quy trình để làm một bài văn biểu cảm tốt. Quy trình đó bao gồm : *Tìm hiểu đề và tìm ý Tìm hiểu đề Đề văn biểu cảm nên ra trong phạm vi rộng để mỗi em tự tìm cho mình một đề tài riêng phù hợp với vốn sống, với tâm trạng và cảm xúc của mỗi em. Làm như vậy mỗi em sẽ tự ra cho mình một đề bài riêng trên cơ sở đề bài chung của thầy. Chính viết theo đề bài riêng ấy mà mỗi em sẽ có một bài văn biểu cảm của riêng mình không giống với bất kì bạn nào trong lớp, không sao chép lại văn của người khác. Trong đề bài văn biểu cảm, giáo viên cần định hướng cho các em tìm hiểu đề bằng cách tìm ra lời giải cho các câu hỏi sau : -Em định phát biểu cảm nghĩ, tình cảm, mong muốn về đồ vật (con vật, loài cây, cảnh vật) nào? Về người nào? Về tác phẩm nào? GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám 9 SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn - Ngữ văn 7 Ví dụ minh họa 1. Mở bài: - Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng; công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao - dân ca (dẫn chứng minh họa) 2. Thân bài: * Vai trò của người cha: - Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẫn tinh thần của vợ con. - Cha kèm cặp, dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp * Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu: - Cha em chỉ là một người thợ bình thường, một người nông dân, bác sĩ quanh năm vất vả với công việc. - Đức tính nổi bật của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con - Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dễ gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc. - Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gắng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng. 3. Kết bài: - Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao, biển rộng. - Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày. c. Viết bài GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám 11 SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn - Ngữ văn 7 Mở bài: - Giới thiệu hàng phượng vĩ trường em. - Lí do em yêu thích ( đẹp, nhiều bóng mát, gắn với một kỉ niệm) Thân bài: - Cảm xúc chung: + Hàng phượng vĩ đã gắn bó với nhiều thế hệ học sinh của mái trường này + Người còn ở lại và người đã đi xa ai cũng nhớ về ngôi trường thân yêu với hàng phượng vĩ già trải bóng dọc sân trường. - Đặc điểm nổi bật: + Vào những ngày hè hàng phượng vĩ như những chiếu lửa thắp sáng một vùng trời. + Ngày đông phượng ủ mình tránh rét để ngày xuân vươn chồi thức dậy chuẩn bị cho một mùa lửa mới. - Tác dụng: + Vào những giờ giải lao phượng vui vẻ cười đùa, vào giờ học phượng lặng lẽ xoè bóng mát và khẽ hát theo tiếng giảng bài của cô giáo. + Hàng phượng lúc trầm tư như một người bạn lớn, lúc đáng yêu như một đứa trẻ. Kết bài: - Em luôn nhớ về hàng phượng vĩ đáng yêu ấy. - Em ao ước hàng phượng vĩ ấy mãi là người bạn gắn bó với ngôi trường thân yêu này. * Bước 3: Viết bài. Mở bài: - Trực tiếp: Ai đã từng đến trường em một lần hẳn sẽ không thể quên hàng phượng vĩ già sừng sững giữa sân trường như một minh chứng cho bề dày lịch sử của ngôi trường. Chúng em rất yêu quý hàng phượng ấy và luôn tự hào khi nhắc đến chúng. - Gián tiếp: GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám 13
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_day_va_hoc_tot_van_bieu_cam_trong.doc