SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 7 hình thành và rèn luyện kỹ năng qua dạy học Chương IV: Biểu thức đại số

doc 16 trang sklop7 04/07/2024 1210
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 7 hình thành và rèn luyện kỹ năng qua dạy học Chương IV: Biểu thức đại số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 7 hình thành và rèn luyện kỹ năng qua dạy học Chương IV: Biểu thức đại số

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 7 hình thành và rèn luyện kỹ năng qua dạy học Chương IV: Biểu thức đại số
 UBND QUẬN THANH XUÂN
 TRƯỜNG THCS THANH XUÂN NAM
 ***************
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 7 
 HÌNH THÀNH VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 
 QUA DẠY HỌC CHƯƠNG IV: BIỂU THỨC 
 ĐẠI SỐ
 Tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm
 Lĩnh vực/Môn: Toán
 Cấp học: Trung học cơ sở
 Năm học: 2021- 2022
 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Trong những năm vừa qua sự nghiệp giáo dục của cả nước nói chung của tỉnh 
ta nói riêng đã phát triển rất mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, 
trên thực tế vẫn còn một số điều cần phải bàn bạc đó là: về phía học sinh một số 
em còn yếu về kĩ năng cơ bản cơ bản trong đó có môn Toán cũng phải bàn nhiều. 
 Việc dạy học giải toán là một trong những vấn đề trọng tâm đối với mỗi giáo 
viên. Đối với HS thì giải Toán là hoạt động chủ yếu của việc học tập môn Toán. 
Theo tôi, để đạt được kết quả tốt thì việc hình thành và rèn luyện kĩ năng cho HS là 
việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa. 
 Qua theo dõi, tôi thấy một số học sinh khi giải bài tập thường không biết bắt 
đầu từ đâu, không biết vận dụng kiến thức đã học vào việc giải bài tập, không biết 
cách trình bày lời giải, giải được rồi thì lần khác lại quên...
Mặt khác, nếu các em cảm thấy không thực hiện nhiệm vụ đề ra thường tỏ ra chán 
nản, mệt mỏi, thiếu tập trung, không tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình.
 Vì lí do đó mà tôi đã quan tâm đến việc hình thành và rèn luyện kĩ năng về tư 
duy cũng như việc phân tích bài toán, suy luận, tạo điều kiện cho học sinh tăng 
cường luyện tập, thực hành, rèn luyện kĩ năng tính toán và vận dụng các kiến thức 
toán học vào đời sống và vào các môn học khác. 
1.2. Phạm vi
 Đối với chương trình đại số 7, phần Biểu thức đại số là một vấn đề cần nghiên 
cứu, bởi phần này có rất nhiều khái niệm, nếu học sinh không hiểu khái niệm thì 
khó mà làm bài tập. Nếu học sinh không nắm được cách giải của bài giải mẫu thì 
không làm được các bài tương tự, ... Vì vậy tôi đã nghiên cứu nội dung này nhằm 
đưa ra Một số biện pháp giúp HS lớp 7 hình thành và rèn luyện kỉ năng qua dạy 
học chương IV: Biểu thức đại số.
 3 đơn thức đồng dạng; biết thu gọn đa thức, tìm bậc của đa thức; Biết kiểm tra xem 
số a có phải là nghiệm của đa thức hay không.
Bước 2: Thực hiện mục tiêu: là khâu quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của 
việc học hành của mỗi HS. Do đó, tôi đã đặt trọng tâm vào khâu này của mỗi HS 
để hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra việc thực hiện.
Việc thực hiện tốt mục tiêu học tập sẽ tạo ra được phẩm chất, năng lực người biết 
học, biết tự học.
Trong khi thực hiện mục tiêu, bản thân tôi đã quán triệt HS cần phải: Tập trung tư 
tưởng khi học, khi tự học. Không thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Không vừa 
học vừa xem vô tuyến, không nói chuyện lung tung,...Cần tạo hứng thú khi học, 
khi tự học. Tin rằng mình sẽ học được điều mình cần học, hy vọng rằng mình sẽ 
tìm được điều mới lạ khi học, có thể sẽ được thưởng sau khi kiểm tra chương đạt 
kết quả cao. Cần sử dụng thời gian một cách tối ưu, có hiệu quả cao nhất. Tập 
trung giải quyết dứt điểm từng nhiệm vụ, phương châm là đâu gọn đấy, học gì 
xong nấy, bài hôm nay không để ngày mai. Những gì vượt quá khả năng thì đánh 
dấu lại rồi có thể hỏi cô, nhờ bạn khi có điều kiện. Cần quyết tâm vượt khó, khắc 
phục khó khăn do điều kiện, hoàn cảnh cá nhân, gia đình,...
Bước 3: Tự đánh giá việc thực hiện mục tiêu: tức là biết cách kiểm điểm lại xem 
các mục tiêu đặt ra có hoàn thành hết không? Mỗi mục tiêu có hoàn thành tốt 
không? Có những tồn tại gì, nguyên nhân, dự kiến cách khắc phục.
Biện pháp 2: Giúp HS cách nghe - hiểu - ghi chép
 Để có được kiến thức cho mình, trên lớp HS phải biết kết hợp nghe - hiểu - 
ghi. Tuy nhiên, không phải HS nào cũng ý thức được điều đó.
Do đó mỗi giáo viên chúng ta phải hình thành và rèn luyện cho HS khả năng nghe 
- hiểu - ghi.
Trước hết, cần hình thành và luyện tập cho HS khả năng nghe-ghi. Để hình thành 
và luyện tập khả năng này tôi đã luyện tập cho HS từ thấp đến cao, từ đơn giản đến 
phức tạp, ...: Ban đầu tôi đã giúp HS bằng cách nói rõ đoạn nào chỉ cần nghe, đoạn 
nào cần ghi, khi đó tôi đọc cho HS chép các kiến thức cơ bản. Chẳng hạn, mục 1. 
Nhắc lại về biểu thức (Xem bài 1- Khái niệm về biểu thức đại số).
 5 thế nào để kịp thời hướng dẫn HS tự học. Với cách dạy học như vậy, tôi chủ động 
thiết kế, hướng dẫn quá trình tự học của HS ở nhà. 
Nên tận dụng tối đa cơ hội trong giờ học trên lớp để HS có thể được nghe - ghi, 
nghe hiểu. Đồng thời tôi phải kiểm tra để đảm bảo đã hình thành và rèn luyện cho 
mỗi HS thói quen, ý thức nghe - ghi và nghe - hiểu.
Biện pháp 3: Giúp HS cách đọc hiểu
 Tương tự như nghe - hiểu, HS cần được luyện tập cách đọc - hiểu. Tuy 
nhiên, so với nghe - hiểu thì đọc - hiểu ở cấp độ cao hơn, mức độ độc lập, tự giác 
ở HS cao hơn.
Việc hình thành và rèn luyện cho HS cách đọc - hiểu tương tự như hình thành và 
rèn luyện việc nghe - hiểu, cần theo mức độ tăng dần, từ dễ đến khó, từ đơn giản 
đến phức tạp, ... Chẳng hạn: Ban đầu tôi cho HS đọc - hiểu một nội dung ngắn, ví 
dụ đọc hiểu khái niệm Biểu thức đại số. Ở đây SGK viết với tinh thần: tạo điều 
kiện để HS được đọc hiểu, thông qua đó hình thành khái niệm một cách không áp 
đặt. 
Sau khi đã đọc hiểu một nôi dung đơn giản, cho HS đọc hiểu một chứng minh đơn 
giản. Chẳng hạn, đọc - hiểu hai ví dụ về đơn thức (Xem bài 3: Đơn thức).
Tiếp theo luyện cho HS cách đọc - hiểu lời giải một bài toán đơn giản . Chẳng hạn, 
đọc - hiểu cách Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
 Để tăng cấp độ nhận thức, tôi cho HS đọc - hiểu một nội dung phức tạp. 
Chẳng hạn, mục Nghiệm của đa thức một biến (Xem bài 9: Nghiệm của đa thức 
một biến).
Tiếp theo cho HS đọc - hiểu lời giải một bài tập phức tạp, như mục Có thể em chưa 
biết: (xem SGK tr29).
Tiến tới giúp HS đọc - hiểu cách giải một dạng toán như dạng: Tính giá trị của một 
biểu thức đại số (xem muc 1/tr27); Nhân hai đơn thức (xem muc 4/tr31,32); cộng 
trừ các đơn thức đồng dạng (xem muc 2/tr34);...
Theo tôi: trong học Toán, quan trọng là vận dụng được kiến thức trong giải bài tập, 
do đó chúng ta cần giúp HS đọc - hiểu yêu cầu một bài toán để có thể chuyển bài 
 7 PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Viết 5 đơn thức của hai biến x, y trong đó x và y có bậc khác nhau.
Câu 2: Cho biết phần hệ số, phần biến của các đơn thức ở câu trên.
Câu 3: Khi nhân hai đơn thức em cần chú ý điều gì? Cho ví dụ minh họa.
Câu 4: Làm bài tập 10, trang 32 SGK.
Câu 5: Cho các chữ x, y. Lập hai biểu thức đại số mà:
- Một biểu thức là đơn thức
- Một biểu thức không phải là đơn thức.
Câu 6: Làm bài tập 12, trang 32 SGK.
Câu 7: Làm bài tập 13, trang 32 SGK.
Câu 8: Làm bài tập 14, trang 32 SGK.
Câu 9: Hãy điền đơn thức thích hợp vào mỗi ô trống đưới đây:
 5 x2yz 25x3y2z2
 =
 15x3y2z =
 25x4yz
 5xyz . =
 -x2yz =
 1 =
 xy3z
 2
Câu 10: Điền vào bảng sau:
 Giá trị biểu thức tại
 Đơn thức 1
 x = -1; y = - x = 1; y = -2 x = -3; y = -1
 2
 5x2y2
 9 Thứ hai, phát biểu định nghĩa bằng cách nêu tên khái niệm mới và định nghĩa nó 
nhờ một khái niệm tổng quát hơn cùng với những đặc điểm hạn chế một bộ phận 
trong khái niệm tổng quát đó.
Thứ ba, đưa ra ví dụ đơn giản minh họa cho khái niệm vừa được định nghĩa.
 Con đường này nên thực hiện khi trình độ của HS đã khá hơn, vốn kiến thức 
đã nhiều lên.
Việc hình thành khái niệm mới bằng con đường suy diễn tiềm tàng khả năng phát 
huy tính chủ động và sáng tạo của HS, tiết kiệm được thời gian. Tuy nhiên, con 
đường này hạn chế phát triển năng lực trí tuệ chung như phân tích, tổng hợp, so 
sánh, ... 
Biện pháp 6: Giúp HS cách giải các bài tập ở mức độ vận dụng thấp
 Bài tập đơn giản là các bài tập mà các từ (cụm từ), các ý các câu trong giả 
thiết chỉ có một cách hiểu và kiến thức tương ứng với nội hàm dó đã được HS hiểu.
Chẳng hạn, sau khi học song khái niệm..
Giải các bài tập ở mức độ vận dụng thấp chủ yếu là củng cố khắc sâu kiến thức, kĩ 
năng. Tức là qua quá trình đó HS tự nâng mức độ nhận thức từ nhận biết sang 
mức độ thông hiểu, tiến tới vận dụng được.
Biện pháp này có tác dụng giúp HS khắc sâu kiến thức cơ bản thông qua qiai đoạn 
“học”, từ đó kết hợp “học với “hành”.
Với ý tưởng như vậy, Gv nên lựa bài tập sao cho qua việc giải bài tập đó HS hiểu 
sâu, nhớ lâu và tiến tới vận dụng nhanh.
Để làm được điều đó, GV cần nắm rõ đối tượng để có cách tiếp cận thích hợp. 
Giao nhiệm vụ nhận thức phù hợp với đối tượng HS.
Biện pháp 7: Giúp HS cách tìm lời giải một bài tập
 Để hướng dẫn HS tìm lời giải bài tập, trước hết tôi phải đóng vai trò là 
người học, tự mình tiến hành giải bài tập đó, tìm ra các kiến thức cơ bản, dạng 
toán, các bước giải bài toán. Trên cơ sở đó phân bậc hoạt động phù hợp ví đối 
tượng HS, dự kiến các câu hỏi dẫn dắt, gợi mở sao cho thông qua hoạt động của 
mình HS không những tìm được lời giải bài toán mà còn tự đúc rút cho mình tri 
thức về phương pháp giải toán. 
 11 kiến thức phần nào đó giống với câu hỏi kiểm tra, thi,... tức là kiểm tra HS có thực 
hiện được mục tiêu bài dạy hay không, đồng thời kiểm tra HS đã chuẩn bị được gì 
cho việc ôn thi, kiểm tra. 
Tôi đã hướng dẫn HS các bước tiến hành để có thể tự kiểm tra kiến thức được tốt:
Một là, tự học bài cũ.
Hai là, tự vận dụng kiến thức trong giải bài tập.
Ba là, tự trả lời câu hỏi. 
Bốn là, khi đã vượt qua được các công đoạn trên, HS có thể tự chủ động kiểm tra 
kiến thức thông qua cách học nhóm, từ 2 HS trở lên, một học sinh nảo đó đề xuất 
để các thành viên tranh luận. 
 Như vậy, để tự kiểm tra kiến thức HS phải tự ôn bài cũ trước, tự kiểm tra 
kiến thức,... đồng thời tự tổ chức quá trình tự học của mình sao cho hiệu quả nhất.
Chú ý rằng: Trong học tập, nhiều khi HS tự nhận thức được mình đang sai, do đó 
tự học, tự ôn lại bài cũ, tự kiểm tra kiến thức đôi khi vẫn không chắc chắn hiểu bản 
chất kiến thức. Do đó, cần có người đối chứng, thông qua tranh luận của mỗi HS tự 
nhận thức lại việc nắm kiến thức của mình, sau đó yuwj điều chỉnh. Tự kiểm tra 
kiến thức thế là biện pháp chuẩn bị bài tích cực. Nhiều khi qua tranh luận, câu hỏi 
của HS đua đưa ra trùng với câu hỏi mà tôi định kiểm tra. Trong trường hợp đó, 
HS sẽ hiểu được việc tự học đã có giá trị, tạo đà cho việc học tập tiếp theo. Tự 
kiểm tra kiến thức là một năng lực cần có của người HS học tập tích cực.
Một hình thức kiểm tra kiến thức thường thấy là khâu kiểm tra bài cũ của HS trước 
khi vào bài mới. Do đó, nếu HS đã tự kiểm tra kiến thức của mình tốt sẽ đạt kết 
quả cao trong khi kiểm tra bài. Ngược lại, HS sẽ bất ngờ và lúng túng trong trả lời.
Một khó khăn trong việc tự kiểm tra kiến thức là HS không có thời gian và điều 
kiện gặp gỡ bạn để trao đổi. Góp phần khắc phục tình trạng này, tôi đã giúp HS tự 
kiểm tra kiến thức thông qua phần hướng dẫn học ở nhà. Có khi tôi đọc cho HS 
ghi, có khi chuẩn bị sẳn ở bảng phụ hoặc phát phiếu học tập mà nội dung đáp ứng 
được các vấn đề đã nêu. Với cách làm đó và điều kiện có sự hỗ trợ của máy vi tính, 
HS có thể tự kiểm tra kiến thức đã học.
Biện pháp 10: Giúp HS cách ôn tập lại nội dung chương
 13

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_7_hinh_thanh_va_ren.doc