SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 7

doc 7 trang sklop7 23/06/2024 1480
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 7

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 7
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY 
 HỌC PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT – TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ 
 VĂN 7
 *****
 A/ ĐẶT VẤN ĐỀ: 
 Ngữ văn – phân môn tiếng việt là phân môn có vị trí quan trọng 
trong chương trình Trung học cơ sở (THCS) nói chung và lớp 7 nói riêng.
 Nó trang bị vốn từ thông thường cần thiết rèn luyện cho học sinh khả năng 
tư duy và năng lực thực hành những kĩ năng về tiếng việt, đồng thời rèn 
luyện cho học sinh ngôn ngữ giao tiếp ứng xử.
 Tuy nhiên, trên thực tế việc dạy phân môn từ ngữ ở trường THCS có 
nhiều thiếu sót nhất định, nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên chưa quan 
tâm đến việc mở rộng vốn từ cho học sinh việc giải nghĩa từ chưa giúp học 
sinh nắm được nghĩa bóng của từ nhiều nghĩa và ngay cả nghĩa đen, có khi 
học sinh cũng chưa hiểu đầy đủ chính xác, hệ thống bài tập chưa phong phú 
để học sinh vận dụng vốn từ đã học.
 Bên cạnh đó giáo viên chưa chú ý hướng dẫn học sinh phương pháp 
học tập phù hợp và vận dụng vào thực tế và vận dụng vào thực tế. Nguyên 
nhân khách quan là đa số học sinh thuộc gia đình nghèo có hoàn cảnh khó 
khăn, học sinh ngoài việc đi học ở trường còn phải làm thuê kiếm sống phụ 
giúp gia đình nên thời gian học tập ở nhà còn rất hạn chế. Ngoài ra cách 
giao tiếp ứng xử đối với mọi người các em rất nhút nhác, e dè.
 Đó là nguyên nhân mà tôi bức xúc, trăn trở để tìm ra một số biện 
pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tiếng việt trong chương 
trình ngữ văn 7
 1 Các phong trào hội giảng, dự giờ được duy trì và hiệu quả ngày càng 
cao việc tự làm đồ dùng dạy học được tiếp tục phát động; chất lượng giảng 
học tập lớp đầu cấp và hiệu quả ngày càng cao.
 Các phong trào “Giúp đở học sinh yếu kém” phong trào “Xanh-sạch-
đẹp” và “Xây dựng trường học thân thiện”, học sinh tích cực” nhà trường 
hưởng ứng và thực hiện khá hiệu quả.
 1.2. Khó khăn : 
 Điều kiện kinh tế của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn 
cho nên việc đầu tư và sự quan tâm đến việc học của các con em mình còn 
hạn chế, một số em trong độ tuổi đến trường phải bỏ học nữa chừng để 
tham gia lao động giúp gia đình do đó đã ảnh hưởng đến sự phát triển giáo 
dục của địa phương.
 Cơ sở vật chất, phòng học, bàn ghế chưa chưa đáp ứng phục vụ cho 
việc đổi mới chương trình sách giáo khoa. Trường còn thiếu rất nhiều 
phòng học chức năng, chưa có khu hiệu bộ, diện tích thiếu nhiều so với yêu 
cầu nên việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn gặp khó khăn.
 2. Giải pháp : 
 Để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Từ ngữ cho học sinh đối 
với chương trình ngữ văn bậc THCS qua quá trình đổi mới sách giáo khoa 
nói chung và lớp 7 nói riêng. Theo tôi cần áp dụng một số biện pháp sau :
 2.1. Việc giải nghĩa từ cho học sinh phải đầy đủ và chính xác :
 Điều quan trọng trong việc Từ ngữ là giúp học sinh hiểu đúng và 
chính xác nghĩa của từ. Muốn vậy giáo viên phải giải nghĩa từ.
Học sinh phải nắm được nghĩa chính lẫn nghĩa phụ (nghĩa đen và nghĩa 
bóng)
 3 a) Phương pháp ghép từ
 Xuất phát từ một từ gốc, bằng phương pháp giúp học sinh tìm ra từ 
mới.
 Ví dụ : Từ “bà” , từ “học”
 “học” : Học sinh , học tập.
 “Bà” : Bà nội, bà ngoại.
 Bằng phương pháp ghép từ như trên học sinh dễ nhận biết đâu là từ 
ghép chính phụ đâu là từ ghép đẳng lập.
 b)Phương pháp láy
 Đây là phương pháp giúp học sinh tìm ra từ mới bằng nhiều cách lập 
lại phụ âm đầu, vần hay toàn bộ từ đã có.
Ví dụ : Từ “Xinh” bằng phương pháp láy, học sinh tìm ra từ mới “xinh 
xinh”
 c)Phương pháp liên tưởng
 Giáo viên nhắc lại kiến thức đã học của bài “từ đồng âm” và “từ trái 
nghĩa” từ một từ cho trước, học sinh tìm ra những từ gần nghĩa với từ 
“chăm chỉ” như các từ “cần cù”, “chịu khó”. Trái nghĩa với từ chăm chỉ là 
“lười biếng”.
 2. 3. Giúp học sinh sử dụng vốn từ :
 Học phân môn từ ngữ, học sinh phải sử dụng được vốn từ đã có 
trong giao tiếp, để học sinh sử dụng được vốn từ của mình .
Theo tôi cần áp dụng các biện pháp sau : 
 a) Làm bài tập điền từ :
 Có 02 mức độ
 - Mức độ 1 : Cho trước các từ yêu cầu tìm trong số những từ đã cho 
chọn thích hợp điền vào chổ trống.
 5 Cùng với quá trình áp dụng một số biện pháp trên đã tiến hành khảo sát 
chất lượng học tập của học sinh ở phân môn từ ngữ dẫ thu được kết quả 
như sau : 
 Học sinh Giỏi Khá TB Yếu
 Năm học được khảo 
 sát
 0 0 0 0
2013-2014 60 học 14HS(23 0 ) 34HS(57 0 ) 11HS(18 0 ) 1HS( 2 0 )
 sinh
 C./ KẾT LUẬN : 
 Để nâng cao chất lượng dạy học phân môn từ ngữ trong chương trình 
Ngữ văn bậc THCS nói chung và Ngữ văn 7 nói riêng đòi hỏi học sinh phải 
nắm vững kiến thức bộ môn, rèn luyện năng lực tìm tòi, sáng tạo có kế 
hoạch phù hợp.
 Đối với giáo viên cần có niềm say mê nghiên cứu bộ môn kết hợp 
với kinh nghiệm giảng dạy để tìm ra phương pháp giảng dạy mới, phù hợp 
với trình độ học sinh, nhằm thu hút sự chú ý của học sinh, giúp đở các em 
học sinh yêu thích môn học hơn.
 Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập 
phân môn Từ ngữ cho học sinh lớp 7. trong suốt quá trình viết sáng kiến 
kinh nghiệm sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý thầy cô 
đóng góp ý kiến để tôi được học hỏi thêm kinh nghiệm quý báo.
 Xin chân thành cảm ơn!
 Vĩnh Mỹ A, ngày 23 tháng 09 năm 2014
 Người viết
 Nguyễn Thị Phương Trâm
 7

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_day_hoc_phan.doc