SKKN Một số biện pháp tổ chức nhằm phát huy năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo cho học sinh Lớp 7 thông qua giờ sinh hoạt lớp

docx 31 trang sklop7 30/05/2024 1520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức nhằm phát huy năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo cho học sinh Lớp 7 thông qua giờ sinh hoạt lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức nhằm phát huy năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo cho học sinh Lớp 7 thông qua giờ sinh hoạt lớp

SKKN Một số biện pháp tổ chức nhằm phát huy năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo cho học sinh Lớp 7 thông qua giờ sinh hoạt lớp
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
 MÃ SKKN
 (Dùng cho HĐ chấm của Sở)
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC 
 HỢP TÁC VÀ NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 7 
 THÔNG QUA GIỜ SINH HOẠT LỚP
 Lĩnh vực : Chủ nhiệm
 Cấp học : THCS 
 Tài liệu kèm theo : Đĩa CD
 NĂM HỌC: 2016 – 2017 Một số biện pháp tổ chức nhằm phát huy năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo cho học 
 sinh lớp 7 thông qua giờ sinh hoạt lớp.
 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trong những năm gần đây, chương trình giáo dục định hướng phát triển 
năng lực (định hướng phát triển năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết 
quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã 
trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát triển năng lực 
nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. Phương pháp dạy học theo quan 
điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về mặt trí tuệ mà 
còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của 
cuộc sống và nghề nghiệp. Đây là một yếu tố quan trọng giúp cho học sinh hình 
thành được những kĩ năng sống cơ bản và cần thiết để xử lý được những tình 
huống đặt ra trong cuộc sống hàng ngày.
 Trong thực tế, học sinh trung học cơ sở (nhất là học sinh lớp 7) là đối 
tượng có tâm sinh lý phát triển khá phức tạp. Vì đây là thời gian các em bước 
vào giai đoạn dậy thì, có nhiều thay đổi về cơ thể, tâm sinh lý lứa tuổi. Chính vì 
vậy, nhiều em tỏ ra rất nhút nhát, e dè, thậm chí là sợ hãi khi “bắt nhịp” với bạn 
bè, thầy cô. Có học sinh còn rơi vào trạng thái “trầm cảm”.
 Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm cũng không có nhiều thời gian để tiếp xúc, 
trò chuyện với các em (do đặc thù là giáo viên bộ môn kiêm công tác chủ 
nhiệm). Trong khi đó, lịch học dày đặc, khiến cho học sinh không có thời gian 
nào chú trọng đến kĩ năng sống hay có cơ hội phát triển năng lực của mình.
 Với vai trò của một giáo viên chủ nhiệm nhiều năm, tôi đã mạnh dạn lồng 
ghép vào các giờ sinh hoạt lớp một số hình thức tổ chức để giáo dục cho các em 
phát huy được năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo của mình, nhằm giúp các 
em có đủ tự tin, hợp tác và trình bày ý tưởng sáng tạo, giúp các em nhanh chóng 
hòa nhập và bắt kịp với môi trường học tập ở cấp THCS. Đó là lý do để tôi xây 
dựng đề tài “Một số biện pháp tổ chức nhằm phát huy năng lực hợp tác và năng 
lực sáng tạo cho học sinh lớp 7 thông qua giờ sinh hoạt lớp”.
 2/30 Một số biện pháp tổ chức nhằm phát huy năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo cho học 
 sinh lớp 7 thông qua giờ sinh hoạt lớp.
 PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 1.1. Tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở
 Quá trình hoạt động sư phạm ở trường phổ thông được tiến hành đồng 
thời cả hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục. Cả hai hoạt động này bổ sung, 
hỗ trợ, gắn bó hữu cõ với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển trong quá trình 
phát triển toàn diện của học sinh. Trong bản thân của cả hai hoạt động trên, 
ngoài việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức khoa học một cách có hệ thống 
thì công tác chủ nhiệm lớp có vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa hoạt động 
giảng dạy và hoạt động giáo dục, góp phần rất lớn vào sự thành công trong việc 
giáo dục toàn diện cho học sinh.
 Học sinh lớp 7 là lứa tuổi mà tâm sinh lí có nhiều sự thay đổi. Vì thế, 
hoạt động chủ nhiệm lớp của giáo viên càng cần rất thiết hơn, nhằm :
 + Hình thành những kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập 
thể, kĩ năng tổ chức các hoạt động cùng nhau, ; nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, 
chủ động và mạnh dạn, để từ đó các em tham gia vào các hoạt động học tập 
một cách có hiệu quả. Qua đó, phát triển năng lực sáng tạo và hợp tác cho mỗi 
học sinh.
 + Góp phần bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, người thân, 
bạn bè, Có ý thức tôn trọng và ứng xử tốt với mọi người xung quanh, sống hoà nhã, 
sẵn sàng giúp đỡ người khác, tích cực tham gia vào các công việc chung ; ý thức xây 
dựng môi trường sống thân thiện trong lớp học, trường học, ở gia đình và ngoài xã hội
; ý thức chấp hành tốt những nội quy, quy định của pháp luật, các chuẩn mực đạo 
đức, khi tham gia vào các hoạt động như học tập, vui chơi, giải trí hoặc các hoạt 
động xã hội khác ở bất cứ nơi nào.
 + Góp phần củng cố tri thức đã học ở trên lớp đồng thời mở rộng các tri 
thức về tự nhiên, xã hội, con người,mà bài học trên lớp chưa có điều kiện và 
thời gian mở rộng.
 4/30 Một số biện pháp tổ chức nhằm phát huy năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo cho học 
 sinh lớp 7 thông qua giờ sinh hoạt lớp.
 1.3. Phát huy năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo của học sinh lớp 
7 trong giờ sinh hoạt lớp
 1.3.1. Năng lực là gì?
 Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có 
thể học được để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng 
hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã 
hội để có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp 
trong những tình huống thay đổi (Weinert, 2001)
 1.3.2. Các thành phần và cấu trúc của năng lực
 Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần 
năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là 
sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương 
pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể.
 - Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện 
các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một 
cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Nó được tiếp 
nhận qua việc học nội dung – chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận 
thức và tâm lý vận động.
 - Năng lực phương pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với 
những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các 
nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp 
chung và phương pháp chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là 
những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức. Nó 
được tiếp nhận qua việc học phương pháp luận – giải quyết vấn đề.
 - Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích 
trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ 
khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Nó được tiếp 
nhận qua việc học giao tiếp.
 6/30 Một số biện pháp tổ chức nhằm phát huy năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo cho học 
 sinh lớp 7 thông qua giờ sinh hoạt lớp.
 Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn 
trong tri thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát 
triển các lĩnh vực năng lực:
 Học tự trải 
 Học nội dung chuyên Học phương Học giao tiếp - 
 nghiệm - đánh 
 môn pháp - chiến lược Xã hội
 giá
- Các tri thức chuyên - Lập kế hoạch - Làm việc trong - Tự đánh giá 
môn (các khái niệm, học tập, kế hoạch nhóm điểm mạnh, điểm 
phạm trù, quy luật, làm việc - Tạo điều kiện yếu
mối quan hệ) - Các phương cho sự hiểu biết - XD kế hoạch 
- Các kỹ năng chuyên pháp nhận thức về phương diện phát triển cá 
môn chung: Thu thập, xã hội nhân
- Úng dụng, đánh giá xử lý, đánh giá, - Học cách ứng - Đánh giá, hình 
chuyên môn trình bày thông tin xử, tinh thần thành các chuẩn 
 - Các phương trách nhiệm, khả mực giá trị, đạo 
 pháp chuyên môn năng giải quyết đức và văn hoá, 
 xung đột lòng tự trọng ...
 Năng lực Năng lực Năng lực Năng lực 
 chuyên môn phương pháp xã hội cá nhân
 Như vậy, ta thấy được tầm quan trọng của năng lực sáng tạo và năng lực 
hợp tác cần hình thành cho học sinh lớp 7 là chủ yếu thuộc nhóm năng lực 
phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá nhân.
 1.3.3. Năng lực hợp tác
 1.3.3.1. Khái niệm: Hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với 
nhau và cùng hướng về một mục tiêu chung. Một người biết hợp tác thì có 
những lời lẽ tốt đẹp và cảm giác trong sáng về người khác cũng như đối với 
nhiệm vụ.
 8/30 Một số biện pháp tổ chức nhằm phát huy năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo cho học 
 sinh lớp 7 thông qua giờ sinh hoạt lớp.
 II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
 1. Thuận lợi :
 - Về phía giáo viên chủ nhiệm: Bản thân là giáo viên giảng dạy và chủ 
nhiệm tám năm nên tôi cũng ít gặp khó khăn trong việc quản lí và điều hành lớp, 
giáo dục học sinh, hướng dẫn học sinh tự quản và tổ chức điều khiển tiết sinh 
hoạt cuối tuần, cũng như những buổi sinh hoạt khác của lớp.
 - Về phía học sinh : Phần lớn ban cán sự lớp rất hào hứng với công việc, 
nhiệt tình và có hướng cầu tiến. Đây là lớp của những học sinh có nề nếp, ý thức 
khá tốt nên hầu hết các công việc được giao các em không quá vất vả cho việc 
điều hành tự quản, số lượng học sinh khá giỏi là chủ yếu. Một số em tỏ ra có 
năng khiếu văn nghệ, hoạt động ngoại khóa và khả năng sáng tạo rất lớn.
 2. Khó khăn:
 - Về phía giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên còn lúng túng trong việc triển 
khai những chủ đề cụ thể của từng tháng để học sinh thực hiện, lựa chọn đội ngũ 
ban cán sự và hướng dẫn tổ chức để từng học sinh phụ trách từng mảng làm việc 
có hiệu quả; lồng ghép nhiều nội dung trong một tiết sinh hoạt, hoàn cảnh gia 
đình cũng như việc liên lạc. Lần đầu tiên đưa vào tiết sinh hoạt thêm nội dung 
giáo dục kĩ năng sống nên phần nào còn hạn chế về nội dung và phương pháp.
 - Một khó khăn nữa chính là việc nắm bắt thông tin của giáo viên chủ 
nhiệm về lớp và giữa các thành viên trong lớp không nhanh chóng, tức thì, vì thế 
đôi lúc nội dung tiết sinh hoạt chưa bao quát và chặt chẽ.
 - Về phía học sinh: Khó khăn trong việc theo dõi và ghi chép; trong việc 
đánh giá nhận xét vì vậy đôi lúc sơ sài; trong khi đánh giá nhận xét sợ bạn buồn 
phiền nên không mạnh dạn và thẳng thắn.
 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC NHẰM PHÁT HUY NĂNG 
LỰC HỢP TÁC VÀ NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 7 
THÔNG QUA GIỜ SINH HOẠT LỚP.
 1. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp
 - Chọn lựa đội ngũ ban các sự có năng lực và uy tính, học sinh phải có 
học lực từ trung bình trở lên, mạnh dạn và có khiếu giao tiếp, phát biểu.
 10/30 Một số biện pháp tổ chức nhằm phát huy năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo cho học 
 sinh lớp 7 thông qua giờ sinh hoạt lớp.
từng thời điểm. Rút ra được kinh nghiệm để bổ sung hoặc điều chỉnh các biện 
pháp cho phù hợp hơn (việc tổng kết này sẽ được đánh giá cụ thể trong tiết sinh 
hoạt cuối tuần).
 + Kế hoạch chủ nhiệm được Hiệu trưởng nhà trường xem xét và phê 
duyệt ngay từ đầu năm học.
 Dựa trên kế hoạch chung của nhà trường, tôi đã xây dựng được kế hoạch 
tổ chức các buổi sinh hoạt của lớp để phát huy được năng lực hợp tác và năng 
lực sáng tạo của HS như sau:
 ST Chủ đề của Nội dung buổi sinh Thời gian thực hiện và
 Tháng
 T tháng hoạt lớp các hình thức tổ chức
 1 8 Truyền Sinh hoạt lớp theo - Giờ sinh hoạt tuần 2 tháng
 thống cách chủ điểm: “Tìm hiểu 8.
 mạng truyền thống cách - Hình thức tổ chức:
 mạng vẻ vang của đất + Phần 1: Sơ kết tuần (Nề
 nước”. nếp học tập + nề nếp kỉ luật)
 + Phần 2: Tổ chức trò chơi ô
 chữ: Thi tìm hiểu về truyền
 thống cách mạng vẻ vang
 của đất nước.
 + Phần 3: Văn nghệ
 + Phần 4: Mỗi tuần một bài
 học: Cách sưu tầm tư liệu để
 học tốt môn lịch sử (có liên
 quan đến kiến thức được tìm
 hiểu trong giờ sinh hoạt).
 2 9 Truyền Sinh hoạt lớp theo - Giờ sinh hoạt tuần 1 tháng
 thống nhà chủ điểm: “Tìm hiểu 9.
 trường về truyền thống nhà - Hình thức tổ chức:
 trường và người anh + Phần 1: Sơ kết tuần (Nề
 hùng liệt sĩ Phan nếp học tập + nề nếp kỉ luật)
 Đình Giót”. + Phần 2: Phần thi giữa các
 12/30

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_nham_phat_huy_nang_luc_hop_tac.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp tổ chức nhằm phát huy năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo cho học sinh Lớp 7.pdf