SKKN Một số biện pháp trong dạy học giúp tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh ở trường THCS
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp trong dạy học giúp tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp trong dạy học giúp tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh ở trường THCS
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Những năm gần đây việc học sinh ở các trường THCS, THPT không hứng thú, không thích học môn Lịch sử đã trở thành một chủ đề nóng trên các phương tiện truyền thông. Nếu hỏi tại sao thì không chỉ tôi – một giáo viên dạy học môn Lịch sử mà bất cứ ai cũng có thể đưa ra được một vài lí do: môn lịch sử quá nhiều sự kiện, các mốc thời gian, khô khan, khó nhớ; hay các thầy cô giáo giảng dạy chưa thực sự thu hút được các em. Thậm chí có những em học sinh còn đặt ra câu hỏi “Học lịch sử để làm gì?”. Để trả lời cho câu hỏi đó, sách giáo khoa Lịch sử 6 đã trình bày rất rõ trong bài mở đầu: “Con người, cây cỏ, mọi vật xung quanh đều sinh ra, lớn lên và biến đổi. Xã hội loài người cũng vậy... Mỗi con người, mỗi làng xóm, mỗi dãy phố..., cũng như mỗi dân tộc đều trải qua những biến đổi theo thời gian mà chủ yếu do con người tạo nên... Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông cha, làng xóm, cội nguồn của dân tộc mình; biết được tổ tiên, ông cha đã sống và lao động như thế nào để tạo nên đất nước ngày nay, từ đó biết quý trọng những gì mình đang có; biết ơn những người đã làm ra nó, cũng như biết mình phải làm gì cho đất nước. Học lịch sử còn để biết những gì mà loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay”. Ấy vậy mà một sự thật đáng buồn rằng có rất nhiều em đang dần quay lưng với môn học này; các em không thích việc tìm hiểu về lịch sử dân tộc và thế giới. Là một giáo viên dạy môn Lịch sử ở trường THCS tôi thấy được thực trạng các em học sinh không có hứng thú với môn học, thậm chí cảm thấy chán nản mỗi khi đến giờ học lịch sử. Chính bởi vậy tôi muốn áp dụng một số biện pháp trong giảng dạy để giúp các em thích thú hơn với môn học. Và tôi tin rằng, nếu tạo được hứng thú cho học sinh thì các em sẽ thực sự yêu thích việc học lịch sử. Bởi như nhà chính trị Xi-xê-rông đã nói “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Chúng ta học lịch sử là để tìm hiểu về con người và cuộc sống. Trong kho tàng lịch sử ấy chứa đựng không chỉ thời gian mà còn cả những câu chuyện về một dân tộc, một đất nước, một thế giới... Học lịch sử còn giúp rèn luyện các kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, 1 II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Hứng thú là gì và thế nào là hứng thú học tập? Các nhà tâm lí học đã đưa ra định nghĩa về hứng thú: “Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân với một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống vừa có khả năng mang lại xúc cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động”. Như vậy, hứng thú có vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của con người. Nếu như có hứng thú chúng ta sẽ học tập, làm việc với niềm vui vẻ, hào hứng và say mê; sẽ tự giác tìm hiểu và nghiên cứu, từ đó đem lại kết quả cao nhất. Ngược lại, nếu không có hứng thú với bất cứ hoạt động nào, chúng ta sẽ chỉ làm với tâm trạng chán nản, mệt mỏi, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của hoạt động. Vậy thế nào là hứng thú học tập? Hiểu một cách đơn giản, hứng thú trong học tập nghĩa là học sinh có niềm yêu thích với môn học, hào hứng với mỗi giờ học đó; từ đó các em tự giác, chủ động nghiên cứu và ghi nhớ bài học. Hứng thú học tập cũng chính là động lực giúp học sinh cố gắng để đạt được kế quả học tập cao nhất. Lịch sử là môn học mang nhiều tính đặc trưng riêng. Học lịch sử là học tập và nghiên cứu, đánh giá về những sự vật, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ. Học sinh không chỉ cần ghi nhớ các mốc thời gian mà còn phải đánh giá, phân tích các sự kiện; biết rút ra bài học kinh nghiệm cho các hoạt động sống ngày nay. Từ những bức tranh qua mỗi thời kì trong quá khứ, học sinh sẽ có cái nhìn đúng đắn về sự phát triển của đất nước, của thế giới. Lịch sử dân tộc Việt Nam cũng chính là lịch sử phát triển của loài người; và có những vấn đề của quá khứ vẫn còn tiếp diễn tới hôm nay. Môn Lịch sử đã góp phần không nhỏ trong việc giáo dục lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với sự phát triển của đất nước. Chính bởi vậy, để có thể giúp học sinh có niềm yêu thích, say mê với việc tìm hiểu quá khứ, chúng ta cần tạo được hứng thú học tập cho các em. Và để làm được điều đó – các thầy, cô giáo cần áp dụng một số biện pháp trong dạy học để khơi gợi được sự yêu thích và hứng thú học tập môn Lịch sử của các em. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng việc giảng dạy và học tập môn lịch sử ở trường THCS Phú Sơn 3 bài học. Các em vừa học, vừa được nghe kể chuyện; điều đó sẽ khiến cho giờ học trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn; giúp các em không còn thấy “sợ” mỗi khi đến giờ học lịch sử. Ví dụ: Khi dạy bài 30, tiết 49 – Lịch sử 9: “Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918”, phần II. 3. “Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm được cứu nước”. Sau khi cho học sinh tìm hiểu về tiểu sử và hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành, giáo viên có thể dẫn dắt một câu chuyện cho học sinh: “Cô tin chắc rằng các bạn ngồi đây đều biết người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ấy chính là Bác Hồ vĩ đại của chúng ta. Như các em vừa tìm hiểu, năm 1911 tại bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Cô sẽ kể các em nghe một câu chuyện: “ Trong thời gian sinh sống tại Sài Gòn trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã được một người bạn đưa đến một tiệm cà phê của Pháp để xem đèn điện, xem chiếu bóng; rồi được người bạn đó mời đi ăn kem. Ít hôm sau, Bác hỏi người bạn đó của mình: - “Anh Lê, anh có yêu nước không?” - “Tất nhiên là có chứ” – người bạn đó trả lời. - Bác tiếp tục hỏi: “Anh có thể giữ bí mật không?” - “Có” - Bác liền nói: “Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví dụ như khi đau ốm,... Anh muốn đi với tôi không?” - “Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu tiền mà đi?” – anh Lê hỏi Bác. - “Đây, tiền đây” – Bác vừa nói vừa giơ hai bàn tay – “Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế thì anh cùng đi với tôi chứ?”. Ngày hôm đó, người bạn ấy đã đồng ý với Bác; thế nhưng đến cuối cùng lại không có đủ can đảm để giữa lời hứa”. 5 “Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới được hình thành - “trật tự hai cực I-an-ta” do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực. Hai nước đã tiến hành thỏa thuận về phạm vi chiếm đóng và khu vực ảnh hưởng sau chiến tranh. Điều đó thể hiện được vai trò của hai nước trong cuộc chiến chống phát xít và vị thế của hai cường quốc trên trường quốc tế lúc bấy giờ. Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ hai không lâu, Mĩ và Liên Xô đã nhanh chóng chuyển từ liên minh chống phát xít sang tình trạng ngày càng mâu thuẫn, đối đầu gay gắt – đó là tình trạng “chiến tranh lạnh”. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc vào năm 1989, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển. Hiện nay, qua nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử, Mĩ vẫn giữ vị thế là một siêu cường về kinh tế, chính trị và quân sự; Nga có tiềm lực quân sự sánh ngang với Mĩ; nhưng tiềm lực kinh tế lại chưa xứng tầm. Mối quan hệ giữa Mĩ và Nga trong giai đoạn hiện nay vẫn nhiều lần rơi vào căng thẳng, đối đầu do những bất đồng về chính trị, kinh tế. Nếu các em theo dõi thời sự thì có thể biết mặc dù hai nhà lãnh đạo của hai nước hiện nay là tổng thống Mĩ Donald Trump và tổng thống Nga Vladimir Putin đã có những cuộc gặp gỡ, hội đàm nhưng chưa thể cải thiện mối quan hệ giữa hai nước. Bất đồng giữa Mĩ và Nga trong giai đoạn hiện nay là cả về vấn đề kinh tế và chính trị. Hai nước đều muốn gây ảnh hưởng ở nhiều khu vực trên thế giới như Trung Đông, Thổ Nhĩ Kì hay U-crai-na Mối quan hệ phức tạp này vẫn sẽ còn kéo dài và là một trong những vấn đề thời sự nóng của thế giới.” Như vậy, từ mối quan hệ Mĩ – Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai, giáo viên liên hệ tới mối quan hệ Nga – Mĩ trong giai đoạn hiện nay sẽ giúp học sinh vừa nắm bắt được những vấn đề thời sự hiện nay, vừa nhớ được bài học về trật tự thế giới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai. Khi được nghe về các vấn đề thời sự sẽ kích thích sự tìm tòi ở học sinh, các em sẽ muốn tìm hiểu sâu hơn về nội dung bài học và các vấn đề liên quan, từ đó sẽ tự giác ghi nhớ kiến thức và biến nó thành tri thức của mình. Đồng thời cũng tạo cho học sinh niềm hứng khởi trong mỗi giờ học. Các em được tiếp xúc với những vấn đề mà mình muốn biết, muốn được mở rộng - đây chính là lí do để các em thích lịch sử và thích học lịch sử. 7 Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ... Bài thơ thể hiện sự giác ngộ lí tưởng cách mạng của người thanh niên trẻ yêu nước. Tố Hữu đã khẳng định lí tưởng cộng sản, chân lí cách mạng như một nguồn ánh sáng mới, làm bừng lên tâm hồn nhà thơ. Qua đó học sinh hiểu được ý nghĩa của việc thành lập Đảng năm 1930 đã đưa một nguồn ánh sáng mới chỉ lối cho con đường cách mạng Việt Nam. Đây là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam; là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước; là sự chuẩn bị đầu tiên cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.” Như vậy, học sinh được học lịch sử qua văn học, khiến các em thích thú lắng nghe và tiếp thu kiến thức; khơi gợi ở các em sự tìm tòi, liên hệ giữa văn học và lịch sử. Lúc này, việc tìm hiểu về lịch sử có thể trở thành niềm yêu thích của học sinh, các em thấy được sợi dây liên kết của các tác phẩm văn học với hoàn cảnh lịch sử đất nước. Ví dụ 2: Khi dạy bài 25, tiết 33 – Lịch sử 9 “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950)”, giáo viên có thể liên hệ đến bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng. “Tây Tiến là tên một đơn vị bộ đội được thành lập vào năm 1947, hoạt động chủ yếu trên địa bàn núi rừng miền Tây Bắc sang tới Thượng Lào; có nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt- Lào và phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp. Bài thơ ra đời năm 1948 khi Quang Dũng vừa rời đơn vị chưa lâu, giáo viên trích dẫn một số khổ thơ: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi 9 Ví dụ 3: Khi dạy bài 29, tiết 42 – Lịch sử 9: “Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước”, giáo viên liên hệ đến bài hát “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”. “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” là tên một bài thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật được sáng tác vào năm 1969, sau đó được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nhân dân hai miền Nam, Bắc đang chiến đấu chống Mĩ cứu nước. Miền Nam trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương. Giáo viên có thể chia học sinh trong lớp làm hai nhóm hát, mỗi nhóm hát một đoạn nối tiếp nhau: “Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn Hai đứa ở hai đầu xa thẳm Đường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây Trường Sơn Tây anh đi thương em Bên ấy mưa nhiều con đường gánh gạo Muỗi bay rừng già cho dài tay áo Hết rau rồi em có lấy măng không Còn em thương anh bên Tây mùa đông Nước khe cạn bướm bay lèn đá Biết lòng anh say miền đất lạ Chắc em lo đường chắn bom thù Anh lên xe trời đổ cơn mưa Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ Em xuống núi nắng về rực rỡ Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư Từ nơi em đưa sang bên nơi anh 11
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_trong_day_hoc_giup_tao_hung_thu_hoc_ta.pdf