SKKN Một số biện pháp xây dựng và tổ chức hiệu quả câu lạc bộ đẩy gậy ở trường THCS Nguyễn Tất Thành
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng và tổ chức hiệu quả câu lạc bộ đẩy gậy ở trường THCS Nguyễn Tất Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng và tổ chức hiệu quả câu lạc bộ đẩy gậy ở trường THCS Nguyễn Tất Thành
1 Mục lục Nội dung Trang Mục lục 1 1.Mở đầu 2 1.1. Lý do chọn đề tài 2 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu 4 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5 2. Nội dung 5 2.1. Cơ sở lý luận 5 2.2. Thực trạng 7 2.2.1. Thuận lợi 7 2.2.2 Khó khăn 8 2.2.3 Nội dung và hình thức của giải pháp 9 2.3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề 10 2.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp. 15 2.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 15 3. Kết luận, kiến nghị 18 3.1. Kết luận 18 3.2. Kiến nghị 19 Tài liệu tham khảo 20 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Các chữ cái viết tắt được sử dụng: THCS: trung học cơ sở; TDTT: thể dục thể thao; HKPĐ: hội khỏe phù đổng. GV: giáo viên; CLB: câu lạc bộ; VĐV: vận động viên. SL: số lượng; TL: tỉ lệ. GV: Lưu Hoàng Nam Trường THCS Nguyễn Tất Thành 3 lực cho các em học sinh. Trong quá trình giảng dạy và được giao nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu thể dục thể thao trong nhà trường nhằm tham gia các hội thi như học sinh giỏi thể dục thể thao, hội khỏe phù đổng, sinh hoạt các câu lạc bộ thể thao hằng năm thì xét thấy môn đẩy gậy vừa là trò chơi dân gian, vừa là thể thao truyền thống thường được tổ chức vào các dịp lễ tết, ngày hội của dân tộc thu hút được đông đảo người tham gia dự thi và số đông khán giả. Và là môn thể thao thi đấu có sức hút mạnh mẽ đến học sinh tạo không khí sôi nổi, gắn kết mọi người từ những cổ động viên đến những vận động viên tham gia thi đấu. Đẩy gậy môn thể thao vừa dùng sức mạnh của cơ thể vừa dùng chiến thuật thi đấu đã chiếm được tình cảm của mọi người. Và để phổ biến nâng cao tinh thần cũng như thành tích thi đấu môn đẩy gậy học sinh. Với những lí do trên nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng và tổ chức hiệu quả câu lạc bộ đẩy gậy ở Trường THCS Nguyễn Tất Thành” với mong muốn nâng cao sức khỏe, chất lượng và thành tích thể thao của học sinh. 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1.2.1. Mục tiêu - Trang bị cho học sinh, giáo viên môn đẩy gậy những kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật đẩy gậy. Biết vận dụng những kiến thức đó vào tập luyện. - Tăng cường kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động, tự nhận thức bản thân. - Duy trì, đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe. - Phổ biến rộng rãi môn thể thao đẩy gậy đến toàn thể học sinh. - Tạo dựng được nguồn vận động viên để tham gia các giải HKPĐ cấp trường cấp huyện và các giải thể thao khác. - Thông qua môn đẩy gậy giáo dục cho học sinh về phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, đẩy lùi tệ nạn xã hội xâm nhập vào lứa tuổi học đường. 1.2.2. Nhiệm vụ: GV: Lưu Hoàng Nam Trường THCS Nguyễn Tất Thành 5 1.4.3. Phương pháp quan sát sư phạm: Là phương pháp theo dõi trực tiếp các ảnh hưởng của việc áp dụng bài tập tới học sinh. 1.4.4. Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp trao đổi trò chuyện trực tiếp với đồng nghiệp và các em học sinh nhằm tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, sở thích của các em. 1.4.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Là việc đưa các bài tập ứng dụng làm tăng khả năng thực hiện động tác cho học sinh. 1.4.6 Phương pháp phân tích đánh giá giờ học: Là giáo viên nhận xét đánh giá cho học sinh một cách kịp thời trước sự cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập. 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Các giải pháp và biện pháp của giáo viên trong việc xây dựng và tổ chức câu lạc bộ đẩy gậy cho học sinh lớp 6,7,8,9 ở THCS Nguyễn Tất Thành. Thời gian nghiên cứu diễn ra từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 05 năm 2020 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1.Cơ sở lý luận: Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện trong trường THCS, trong đó môn thể dục có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, thể lực của học sinh, chuẩn bị cho người lao động tương lai đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Việc dạy và học môn Thể dục trong trường THCS có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cơ bản để rèn luyện nâng cao sức khoẻ, thể lực, góp phần giáo dục đạo đức, ý chí và xây dựng lối sống lành mạnh, đồng thời giúp học sinh giải toả những căng thẳng do thiếu vận động tạo nên. Ngoài ra việc dạy và học thể dục còn hướng tới thành tích thể thao giữa các trường THCS trong huyện, thông qua các kỳ thi học sinh giỏi TDTT và HKPĐ cấp huyện. GV: Lưu Hoàng Nam Trường THCS Nguyễn Tất Thành 7 KHU VỰC AN TOÀN KHU VỰC THI ĐẤU 0,05m VĐV 5m VĐV KHU VỰC AN TOÀN Hình 2: Sân thi đấu đẩy gậy Trong giảng dạy xây dựng kế hoạch dạy học rất cần thiết cho mỗi hoạt động giáo dục xác định nhiệm vụ toàn diện (về kiến thức kỹ năng, phẩm chất ý chí,và rèn luyện thể lực) yêu cầu phải cụ thể (mức độ học tập động tác mới, ôn bài cũ, cái gì là chủ yếu, cái gì là thứ yếu) khối lượng phải cụ thể (số lần tập, thời gian tập từng động tác) sắp xếp nội dung có thứ tự rõ ràng và cách tiến hành cụ thể (cách triển khai đội hình, chỗ đứng để giảng dạy tập mẫu của giáo viên, vị trí tập của học sinh) giáo án biên soạn trước buổi lên lớp từ 2-3 ngày. 2.2.Thực trạng 2.2.1 Thuận lợi: Trong hoạt động dạy học bộ môn thể dục luôn nhận được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường nên việc thành lập được các câu lạc bộ thể thao luôn nhận sự đồng ý cao và các em học sinh trong câu lạc bộ cũng đều yêu thích, hào hứng. Về cơ sở vật chất: Trong trường có sân bóng đá, bóng chuyền, khu vui chơi thể thao và hàng năm nhà trường luôn mua sắm bổ sung các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy ngày càng được tốt hơn. GV: Lưu Hoàng Nam Trường THCS Nguyễn Tất Thành 9 chính vì vậy nên thật khó có cơ hội cho tất cả các em được thực hành trong một buổi tập cũng như việc vận dụng lí thuyết vì vậy giáo viên thiếu sự gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu các em. Đa số các em học sinh muốn chơi các môn thể thao nhưng chưa biết chơi như thế nào để có hiệu quả cao nhất, về nhà các bậc phụ huynh không biết thể thao thì cũng không bày cho các em chơi được nên các em chưa có cơ hội thể hiện tố chất của mình. Ở trường chúng tôi, thể dục không còn xa lạ với nhiều học sinh, nhiều học sinh trước khi đi đến lớp học thể dục đã biết chơi thể thao như: đá bóng, nhẩy dây, đá cầu, cầu lông, bóng rổ...Một số học sinh còn rụt rè chưa mạnh dạn nên còn khó khăn trong hoạt động sinh hoạt tập thể, ngoại khóa. Đa phần phụ huynh còn chưa biết cách quan tâm đến quá trình học tập của học sinh, có suy nghỉ giao hết trách nhiệm cho nhà trường và giáo viên. Học sinh đa số là yêu thích môn đẩy gậy nhưng vì là lứa tuổi THCS nên còn khó trong công tác làm quen với gậy và trong bước đầu tổ chức tập luyện. Chính vì vậy mà tôi luôn băn khoăn làm thế nào để học sinh thích học môn đẩy gậy, làm thế nào để việc học của học sinh có hiệu quả. Chính vì thế việc thiết kế chương trình giảng dạy cũng phải phù hợp cho từng đối tượng của từng bậc học, lựa chọn phương pháp, khoa học phù hợp mới tạo được khả năng tư duy và phát triển khả năng học tập một cách độc lập, tạo niềm say mê, thích thú cho cả thầy và trò trong quá trình giảng dạy và học tập môn đẩy gậy. Kết quả điều tra: Rất thích Thích Bình thường Không thích 723 học sinh SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Trước khi áp dụng 153 22% 147 21% 201 28% 222 29% đề tài GV: Lưu Hoàng Nam Trường THCS Nguyễn Tất Thành 11 Tháng 11/2019: Xem video thi đấu cấp tỉnh và cấp quốc gia, khởi động, tổ chức thi đấu theo hạng cân. Tổ chức trò chơi thi đấu nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. Tháng 12/2019: Tổ chức thảo luận trao đổi về cách thức tập luyện giữa các nhóm Tháng 1/2020: Tổ chức thảo luận trao đổi về cách thức tập luyện giữa các nhóm, khởi động, tổ chức thi đấu theo hạng cân. Tháng 2-4/2020: Xếp lịch thi đấu, hướng dẫn học sinh cách tổ chức thi đấu bộ môn đẩy gậy. Tháng 5/2020: Tổng kết đánh giá quá trình sinh hoạt trong câu lạc bộ. 2.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng một đội giúp việc từ nguồn lực sẵn có. Giáo viên sẽ phối hợp với các đồng nghiệp tập huấn kỹ thuật cho các bạn trong câu lạc bộ. Xây dựng một đội ngũ cốt cán sẽ giúp giáo viên tổ chức mô hình câu lạc bộ đẩy gậy đến các thành viên trong các lớp. Đây cũng là lực lượng giúp câu lạc bộ hoạt động đồng thời cũng là nguồn lực thu hút các học sinh khác tham gia. Thường xuyên tổ chức các trò chơi tập thể. Giúp học sinh có phong thái thật thoải mái sau các tiết học căng thẳng trên lớp. Biến mỗi buổi tập là một niềm vui. Các thành viên trong câu lạc bộ sẽ chịu trách nhiệm tổ chức sinh hoạt sau tiết học cuối của buổi chiều. Khi các em tự tổ chức các em sẽ cảm thấy vai trò của mình quan trọng hơn. Các em học sinh có khả năng sáng tạo theo cách học sinh mong muốn. Chính các em trong câu lạc bộ đã làm cho buổi sinh hoạt thú vị, sôi động đồng thời tạo môi trường giao tiếp môn đẩy gậy một cách tự nhiên. Một số trò chơi như tổ chức thi “bật cóc tiếp sức” giữa các tổ với nhau. Các trò chơi vận động như đổ nước vào chai hoặc cướp cờ cũng được đan xen. Tham gia vào trò chơi giúp học sinh cảm thấy thoải mái vừa ôn lại kiến thức vừa trút bao căng thẳng mệt mỏi của một tuần học tập. Giúp học sinh có một tâm thế thoải mái cho những giờ học tuần sau. GV: Lưu Hoàng Nam Trường THCS Nguyễn Tất Thành 13 xem video về đẩy gậy và sau đó chọn đáp án đúng cho mỗi video. Phần 2 hùng biện về luật trong môn đẩy gậy. Phần thi thực hành các đội thi đẩy gậy với nhau và chia theo các hạng cân phù hợp. Thông qua các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ các em học sinh được tìm hiểu thêm về luật và các kỹ thuật của môn đẩy gậy các em còn được trải nghiệm và học hỏi được kinh nghiệm trong các buổi giao lưu. Hình 5: Học sinh tập luyện 2.3.4. Biện pháp 4. Để tạo môi trường giao tiếp phong phú và các hoạt động của câu lạc bộ không bị nhàm chán. Câu lạc bộ có thể tìm thêm một số môi trường giao tiếp khác như giao lưu với các trường bạn. GV: Lưu Hoàng Nam Trường THCS Nguyễn Tất Thành
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_va_to_chuc_hieu_qua_cau_lac_b.pdf