SKKN Một số giải pháp để học sinh yêu thích môn Thể dục ở trường THCS Nguyễn Tất Thành

pdf 25 trang sklop7 16/07/2024 1170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp để học sinh yêu thích môn Thể dục ở trường THCS Nguyễn Tất Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp để học sinh yêu thích môn Thể dục ở trường THCS Nguyễn Tất Thành

SKKN Một số giải pháp để học sinh yêu thích môn Thể dục ở trường THCS Nguyễn Tất Thành
 Trang 1 
 B 
 MỤC LỤC 
 Danh mục Trang 
1. MỞ ĐẦU 3-5 
1.1. Lý do chọn đề tài 3 
1.2. Mục đích nghiên cứu 4 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 4 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 4 
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4-5 
2. NỘI DUNG 5-21 
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề 5 
2.2. Thực trạng của vấn đề 5-11 
2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 11-19 
2.4. Kết quả đạt được 19-21 
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21-22 
3.1. Kết luận 21-22 
3.2. Kiến nghị 22 
Tài liệu tham khảo 23 
Giáo viên: Trần Văn Đình B Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
 Trang 3 
 B 
ĐỀ TÀI: 
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HỌC SINH YÊU THÍCH 
 MÔN THỂ DỤC Ở TRƯỜNG THCS 
 1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lý do chọn đề tài: 
 Trải qua hơn 12 năm giảng dạy bộ môn Thể dục ở trường THCS tôi 
nhận thấy bộ môn Thể dục mang lại cho học sinh rất nhiều điều thú vị và bổ 
ích. Từ đó tạo cho học sinh sự yêu thích hăng say tập luyện để có một sức 
khỏe tốt và có cơ thể phát triển một cách cân đối, nhằm đáp ứng được với yêu 
cầu xây dựng và giáo dục con người phát triển một cách toàn diện cả về “đức, 
trí, thể, mĩ”. Bên cạnh đó còn giáo dục lòng kiên trì, nhẫn nại giúp các em học 
sinh luôn cố gắng phấn đấu nỗ lực trong học tập để từng bước hoàn thiện bản 
thân. Đây là những học sinh có ý thức tự giác tích cực trong học tập và rèn 
luyện. Tuy vậy cũng còn nhiều học sinh thờ ơ với môn học, có học cũng chỉ 
mang tính chất “đối phó”. Vì vậy việc hướng cho các em học sinh có sự yêu 
thích với bộ môn Thể dục đòi hỏi người giáo viên phải luôn biết vận dụng 
cũng như áp dụng các phương pháp dạy học phải linh hoạt và sáng tạo. Từ đó 
giáo dục ý thức tự giác, tích cực lòng say mê hứng thú yêu thích với bộ môn 
trong học tập cũng như tập luyện thể dục nâng cao thành tích thi đấu thể thao, 
có như vậy mới có sức lan tỏa sâu rộng trong tập thể học sinh. Từ đó Tổ 
chuyên môn tập hợp những học sinh có năng khiếu về bộ môn Thể dục huấn 
luyện để thành lập đội tuyển thi đấu Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện cũng như 
cấp tỉnh mới có kết quả cao. 
 Môn học Thể Dục là môn học có tính đặc thù cao, vì đó là môi trường 
vận động của cơ thể do vậy đòi hỏi người học phải chuẩn bị tâm lý và sức 
khỏe một cách nghiêm túc trước khi học và tập luyện. 
 Muốn vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên phải trang bị cho học 
sinh những kiến thức cơ bản về môn học, từ chỗ giáo dục đồng loạt cho đến 
giáo dục chuyên biệt tạo tâm lý thoải mái cho người học, từ đó học sinh 
không những tham gia tích cực mà còn có ý thức tự tập luyện để nâng cao thể 
Giáo viên: Trần Văn Đình B Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
 Trang 5 
 B 
 Xuất phát từ thực tiễn của xã hội cũng như của Trường THCS Nguyễn 
Tất Thành tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số phương pháp để giảng dạy 
giúp cho học sinh hiểu biết cơ bản về kiến thức cũng như kỹ năng về bộ môn 
thể dục, qua đó giáo dục cho các em sự yêu thích say mê, hứng thú tập luyện 
với môn học Thể dục ở trường THCS. 
 2. NỘI DUNG: 
2.1. Cơ sở lý luận: 
 Như chúng ta đã biết: Không thể có một tinh thần khỏe mạnh trên một 
cơ thể yếu ớt; Do đó ngày 27/03/1946 Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập 
thể dục: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì 
cũng cần có sức khỏe mới thành công. Một người dân yếu ớt tức làm cho cả 
nước yếu ớt, một người dân mạnh khỏe tức làm cho cả nước khỏe mạnh ” 
và vì thế: “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân 
yêu nước”. 
 Bác Hồ đã khẳng định: mục đích của rèn luyện sức khỏe dưới chế độ 
mới, để xây dựng một xã hội công bằng dân chủ và văn minh. 
 Mục đích của GDTC là nhằm phát triển con người một cách toàn diện 
cả về thể chất và tinh thần. 
 Giáo dục thể chất nói chung và môn Thể dục nói riêng nó không những 
rèn luyện sức khỏe, phát triển chiều cao mà còn có thể chữa các bệnh về tim 
mạch, huyết áp, góp phần không nhỏ trong việc giáo dục con người phát triển 
một cách toàn diện nhằm đáp ứng được với quá trình “công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa” đất nước. 
2.2. Thực trạng: 
 Đất nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp cộng nghiệp hóa hiện đại 
hóa. Trong sự nghiệp đó, giáo dục đóng vai trò quan trọng hàng đầu nhằm 
giáo dục nhân cách thế hệ trẻ Việt nam một cách toàn diện, thông minh, sáng 
tạo, phục vụ tích cự nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước. 
 Trong sự nghiệp phát triển hội nhập về mọi mặt của đời sống kinh tế xã 
hội và văn hóa, nền giáo dục đất nước ta đã đặt ra những mục tiêu cụ thể phát 
Giáo viên: Trần Văn Đình B Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
 Trang 7 
 B 
 Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, có chuyên môn vững và nhiệt tình trong 
giảng dạy, tận tụy với nghề. 
 * Khó khăn: 
 Mặc dù nhà trường đã từng bước trang bị cơ sở vật chất trang thiết bị 
nhưng so với nhu cầu dạy và học hiện nay cũng cần có sự đầu tư, bổ sung 
thường xuyên. 
 Do nhà trường chưa có nhà đa năng nên việc dạy và học còn gặp nhiều 
hạn chế nhất định. 
 b. Thành công, hạn chế: 
 * Thành công: 
 Trong hơn 12 năm giảng dạy tại trường THCS đã mang lại những thành 
công nhất định đã số các em tham gia học tập đều hứng thú và yêu thích bộ 
môn chất lượng dạy và học được nâng cao và ngày càng có nhiều học sinh 
tham gia thi Hội khỏe phù đổng đạt kết cao. 
 * Hạn chế: 
 Do đặc thù của bộ môn là giảng dạy theo chương trình chuẩn và ở 
ngoài trời. Hơn nữa trong học tập các em còn chưa mạnh dạn thực hiện các 
bài tập mà giáo viên đưa ra, đây là tâm lý chung của các em học sinh, đặc biệt 
là các em nữ, vì thế cần phải có thời gian làm quen mới khắc phục được 
những hạn chế trên. 
 c. Mặt mạnh – Mặt yếu: 
 Thể dục là môn có tính đặc thù do đó cũng luôn được sự quan tâm chỉ 
đạo sâu sát, nhiệt tình của lãnh đạo nhà trường, tập thể giáo viên và học sinh 
hưởng ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong tổ bộ môn hoàn 
thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình. 
 Các thành viên trong tổ có chuyên môn vững vàng nhiệt tình và luôn 
giúp đỡ nhau trong giảng dạy cũng như hoạt động chuyên môn nhằm giúp cho 
học sinh phát huy tối đa tính tích cực, tự giác và sự yêu thích môn học. 
 d. Các nguyên nhân – Yếu tố tác động: 
Giáo viên: Trần Văn Đình B Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
 Trang 9 
 B 
ban đầu dễ gây ấn tượng sâu trong trí nhớ các em. Đối với giáo viên không 
chuyên, giáo viên không có khả năng làm mẫu thì nên cho học sinh quan sát 
kỹ tranh ảnh, xem phim hoặc có thể bồi dưỡng cán sự, chọn những em có 
năng khiếu tốt về mặt này để làm mẫu thay cho giáo viên khi giảng dạy động 
tác mới. 
 Khi giảng giải phân tích kỹ thuật động tác nên ngắn gọn, chính xác, súc 
tích dễ hiểu. Ngoài trời có thể sử dụng tranh ảnh, biểu đồ để minh hoạ làm 
tăng sự chú ý trong các em. 
 Do đặc điểm của học sinh lứa tuổi THCS có tính hiếu động, ít tập 
trung, ít chú ý, nhất là khi lên lớp ngoài trời thường bị các yếu tố bên ngoài 
làm ảnh hưởng, tác động làm mất tập trung. Do vậy trong phần mở đầu giáo 
viên nên sử dụng một số trò chơi thường được các em ưa thích, để gây sự tập 
trung và hứng thú trước khi vào phần cơ bản. Hoặc cho cả lớp vỗ tay hát 
chung một bài hát để tạo sự thoải mái phấn khởi bước đầu cho quá trình tập 
luyện. Trong tiết học thể dục không nhất thiết phải tuân theo qui định khuôn 
khổ mà cần luôn luôn thay đổi thêm vào một số tình tiết mới dễ gây hứng thú 
cho học sinh. Như thông qua một số biện pháp trò chơi, thi đua khen thưởng, 
tạo ra tính cạnh tranh thi đua và phát huy tính tích cực tự giác của học sinh. 
* Ví dụ minh hoạ: 
 + Trò chơi vận động: Chạy 3 chân, bóng chuyền 6, người thừa thứ 3. 
 + Luyện tập nhảy xa: có thể tổ chức trò chơi bật xa tiếp sức 
 + Luyên tập chạy nhanh: Có thể chạy thi, chạy tiếp sức giữa hai đội 
dưới hình thức trò chơi. 
 Với các hình thức thay đổi trên sẽ làm cho học sinh không cảm thấy 
chán nản. Trong quá trình dạy học, nếu các em có dấu hiệu mệt mỏi giáo viên 
cần thay đổi nội dung để tạo lại sự hứng thú, lấy lại tâm lý trạng thái vui tươi, 
có thể cho chơi một số trò chơi nhỏ hay kể một câu chuyện ngắn gọn về tinh 
thần luyện tập thể thao, lời kêu gọi tập luyện thể dục của Bác Hồ 
 Dụng cụ học tập rất quan trọng, nên áp dụng triệt để vì nó dễ tạo nên 
hưng phấn. Cho nên mỗi nội dung, mỗi tiết học, giáo viên nên thay đổi dụng 
Giáo viên: Trần Văn Đình B Trường THCS Nguyễn Tất Thành 
 Trang 11 
 B 
thể dục mới có lợi cho việc nâng cao ý chí, một yếu tố rất cần thiết cho nhân 
cách của con người. 
 + Khi tập luyện thể dục hầu hết các nhóm cơ đều phát triển rất cân đối 
và nở nang. 
 + Tập thể dục là một phương tiện tập luyện cơ thể, tạo khả năng thích 
nghi với môi trường và khí hậu thay đổi, chống mỏi mệt và bệnh tật. 
 + Thể dục là phương pháp chữa một số bệnh về thể hình ở các em cong 
vẹo cột sống, co cứng khớp. 
 + Luyện tập thể dục có tác dụng tốt đối với hệ thống thần kinh trung 
ương, hưng phấn và ức chế thăng bằng. 
 + Hoạt động thể dục có ảnh hưởng đến việc cải thiện chức năng tuần 
hoàn của người tập. Những người tập luyện thể dục thường xuyên tim co bóp 
mạnh hơn người thường, dung lượng tim, số lần đập của tim lúc bình thường 
giảm từ 60 xuống 45 lần, trong khi đó người không tập luyện thì số lần đập 
của tim là 70 đến 75 lần/phút. 
 + Tập luyện thể dục thường xuyên có tác dụng làm cho hệ tuần hoàn, 
hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ vận động phát triển một cách toàn 
diện. 
 + Thường xuyên tập luyện thể dục thì các tố chất như: sức mạnh, 
nhanh, bền, dẻo, khóe léo được phát triển, khả năng vận động thể lực tốt, làm 
cho năng lực vận động của con người được nâng cao. 
 + Vì các lý do trên thì môn thể dục ở học sinh THCS càng phải được 
chú trọng nhiều hơn nữa để đưa phong trào thể dục thể thao của đất nước 
ngày một lớn mạnh. 
2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 
 a. Mục tiêu của giải pháp. 
 Tập luyện thể dục trước hết có lợi cho việc rèn luyện sức khỏe và ý chí 
của con người vì khi tập luyện con người phải cố gắng rất lớn để khắc phục 
hàng rào tâm lý và những khó khăn ban đầu như: Tập luyện để có thành tích 
cao là một quá trình lao động hết sức gian khổ và phức tạp, nhờ tập luyện thể 
Giáo viên: Trần Văn Đình B Trường THCS Nguyễn Tất Thành 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_de_hoc_sinh_yeu_thich_mon_the_duc_o_tr.pdf