SKKN Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm bậc THCS

doc 9 trang sklop7 16/04/2024 1750
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm bậc THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm bậc THCS

SKKN Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm bậc THCS
 PHẦN I MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 “Văn học là nhân học”. Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong 
sự phát triển tư duy của con người. 
Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng trong việc 
giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời cũng là môn học 
thuộc nhóm công cụ ,môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học 
khác.Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại ,các 
môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường 
tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức 
phong phú, sinh động của cuộc sống.
Môn văn trong nhà trường bậc THCS chia làm ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt, 
Tập làm văn. Trong thực tế dạy và học phân môn tập làm văn là phân môn “nhẹ kí” 
nhất. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Dạy làm văn là chủ yếu là dạy cho 
học sinh diễn tả cài gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ 
chính xác, làm nỗi bật điều mình muốn nói” (Dạy văn là một quá trình rèn luyện 
toàn diện, Nghiên cứu giáo dục, số 28, 11/1973).
Năm học 2017 – 2018, tôi được phân công giảng dạy môn ngữ văn 7. Tôi nhận thấy 
mặc dù biểu lộ tình cảm, cảm xúc là một nhu cầu thiết yếu của con người nhưng học 
sinh chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình để “khơi gợi lòng đồng cảm nơi người 
đọc” (Văn 7 – tập 1). Khi hành văn, các em còn lẫn lộn, chưa phân biệt rõ ràng, rạch 
ròi giữa văn biểu cảm với các thể loại văn khác. Chính vì thế, điểm các bài kiểm tra 
và điểm trung bình môn văn của các em còn thấp. Thực tế đó quả là đáng lo ngại. 
Thực trạng vấn đề này ra sao? Vì sao học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc làm 
văn biểu cảm? Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm cho 
học sinh THCS? Đó là những vấn đề tôi trăn trở, day dứt, muốn cùng được chia sẻ 
với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này.
II.GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
 Chương trình Trung học cơ sở ban hành năm 2002, phần Nội dung chương 
trình quy định văn biểu cảm chỉ được học 14 tiết ở lớp 7. Chính vì thế trong sáng 
kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đề cập đến nội dung văn biểu cảm trong SGK văn 7 
tập 1.
Do điều kiện và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm chỉ gói 
gọn ở đối tượng học sinh khối 7 của trường THCS Tiên Kiên trong năm học 2016-
2017. 
III.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Khi đặt ra vấn đề: Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu 
cảm ở bậc THCS? tôi muốn các đồng nghiệp chia sẽ cùng tôi những kinh nghiệm 
giảng dạy, trao đổi bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất, giải quyết 
triệt để tình trạng học sinh chỉ chú ý đến môn học tự nhiên hơn môn học xã hội, bộc 
lộ tình cảm, cảm xúc một cách hạn chế Mục đích cuối cùng của người viết sáng 
kiến này là mỗi giáo viên văn sẽ đào tạo cho đất nước những thế hệ học sinh, không 
 1 III.NGUYÊN NHÂN 
 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên thì có nhiều song theo tôi, do một số 
nguyên nhân chủ yếu sau:
 1. Đối với người dạy 
 Đa số giáo viên đều tận tụy với công tác giảng dạy,chăm lo quan tâm đến học 
 sinh nhưng vẫn còn những mặt hạn chế sau :
 - Do thời gian 1 tiết học cùng phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với 
 một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao.
 - Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp 
 trực quan vào tiết học hạn chế ,ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học 
 sinh.
 - Do học sinh khá, giỏi tập trung ở 1 lớp nên rất khó cho giáo viên trong việc 
 giao bài tập nhóm hay tạo các cặp học sinh giúp đỡ nhau trong một tiết dạy.
 2. Đối với học sinh 
 - Một số học sinh vì lười học, chán học nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ 
 học văn 
 - Đa số các em lười hoặc không bao giờ đọc sách, kể cả văn bản trong SGK
 - Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như 
 xem ti vi, chơi game ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức 
 học bị lôi cuốn, xao nhãng việc học.
 IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC 
 VĂN BIỂU CẢM BẬC THCS 
 Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng đánh giá rất cao lứa tuổi học sinh trong 
 nhà trường như sau “Lứa tuổi từ 7 đến 17 là rất nhạy cảm, thông minh lạ lùng 
 lắm”. Từ thực tế giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để nâng cao 
 chất lượng dạy và học văn biểu cảm ở bậc THCS như sau:
 1. Đối với giáo viên 
 1.1 Ngoài một số phương pháp tích cực trong dạy học phân môn tập làm văn 
 như: Phương pháp dạy tập làm văn thông qua hoạt động, phương pháp trực 
 quan, hình thức vấn đáp, thảo luận Giáo viên cần vận dụng sáng tạo một số 
 phương pháp khác như phương pháp đóng vai ,phương pháp sử dụng trò chơi 
 học tập.
 1.2 Dù dạy văn biểu cảm về sự vật và con người hay văn biểu cảm về tác phẩm 
 văn học, giáo viên luôn phải định hướng và hướng dẫn các em nắm vững quy 
 trình để làm một bài văn biểu cảm tốt. Quy trình đó bao gồm:
 a.Tìm hiểu đề và tìm ý 
 * Tìm hiểu đề 
 Một đề bài thường ra dưới dạng khái quát nhằm thích hợp với tất cả đối 
 tượng học sinh .Do đó ,quá trình tìm hiểu đề bài sẽ diễn ra như một hoạt động 
 nhằm cá thể hóa đề bài cho từng học sinh kết quả của quá trình này là mỗi học 
 sinh có một đề bài cho riêng mình .Trong đề bài văn biểu cảm ,giáo viên cần 
 định hướng cho các em tìm hiểu đề bằng cách tìm ra lời giải cho các câu hỏi 
 sau :
 - Em định phát biểu cảm nghĩ ,tình cảm ,mong muốn về đồ vật (con vật ,loài 
 cây,cảnh vật . . .)nào ?về người nào ?về tác phẩm nào ?
 - Em viết bài biểu cảm đó nhằm mục đích gì?(giãi bày cảm xúc,tình cảm nào?)
 - Em viết bài biểu cảm đó để ai đọc ?(cô giáo ,thầy giáo ,bố mẹ ,bạn bè. . .)
 3 một, hai nội dung có sắc thái tình cảm riêng, các thầy cô giáo nên trân trọng, 
 biểu dương và tỏ thái độ đánh giá cao qua cách cho điểm 
1.5 Giáo viên cần hướng dẫn, khuyến khích và khuyến khích hơn nữa việc học 
 sinh đọc sách, bắt đầu từ việc đọc các văn bản trong SGK. Thực tế cho thấy 
 học sinh rất lười đọc sách dẫn đến đọc yếu, gây khó khăn cho việc cảm thụ 
 văn bản. Chính vì thế, GV cần khơi nguồn và nuôi dưỡng thói quen đọc sách 
 của học sinh bằng cách: trong mỗi tiết dạy GV lấy dẫn chứng, ví dụ, trích các 
 câu nói, đoạn thơ, đoạn văn hay từ các sách tham khảo, sách nâng cao, các tác 
 phẩm văn học và cho các em trực tiếp nhìn thấy. Khi GV làm được như thế, 
 không cần phải “Khua chiêng gõ mõ”, tự các em sẽ tìm đến với sách, làm bạn 
 với sách 
1.6 Một học sinh muốn học tốt văn biểu cảm cần phải có kĩ năng diễn đạt trôi 
 chảy, hấp dẫn. GV nên giao các bài tập rèn viết ở nhà cho học sinh sau mỗi 
 tiết học. Đặc biệt, GV nên hướng dẫn các em cách viết nhật kí để giúp các em 
 nuôi dưỡng tình cảm đẹp khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
2. Đối với học sinh 
2.1 Để học tốt văn biểu cảm, cần biết tạo nên cảm xúc; bởi cảm xúc là sự cảm thụ 
 của trái tim, của tấm lòng và tình cảm người học. Các em hãy đến với giờ văn 
 bằng trái tim, bằng tấm lòng của mình thì những cung bậc tình cảm vui, buồn, 
 thương, hờn giận từ bài giảng của thầy cô sẽ đi vào lòng các em. Các em sẽ 
 biết thương cảm những số phận bất hạnh, biết căm ghét sự bất công, cái xấu, 
 cái ác; biết yêu thiên nhiên hoa cỏ, yêu quê hương đất nước, “Người với 
 người sống để yêu nhau” (Tố Hữu)
2.2 Để làm tốt một bài văn biểu cảm, khi làm bài, trước tiên các em cần định rõ 
 cho mình các yêu cầu cụ thể để biến đề tài chung cho cả lớp thành đề bài của 
 riêng mình. Sau đó, cần xác định rõ những tình cảm cảm xúc, những rung 
 động nào là mạnh mẽ, là riêng của mình. Hãy tập trung trình bày những tình 
 cảm, cảm xúc, suy nghĩ đó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (qua miêu tả 
 cảnh vật, qua một câu chuyện). Các em cần chú ý đến sự riêng biệt, độc 
 đáo của nội dung hơn là ham viết dài. Đồng thời, cần lựa chọn các từ ngữ, 
 hình ảnh (so sánh ví von, so sánh ngầm) thích hợp để diễn tả những tình 
 cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mình. 
2.3 Điểm quan trọng nhất để làm bài văn biểu cảm đạt kết quả cao là tự bản thân 
 các em hãy tích cực đọc sách, tích cực tham gia các hoạt động trong nhà 
 trường, ngoài xã hội để có thêm vốn sống, vốn hiểu biết. Qua đó, các em cần 
 chú ý rèn luyện cho tâm hồn mình trở nên chứa chan những tình cảm yêu, 
 ghét, buồn, thương, hờn giận, nhớ nhung dạt dào những suy nghĩ đẹp đẽ 
 cao thượng về tình bạn, tình yêu thương cha mẹ thầy cô, yêu quê hương đất 
 nước Đó là cái gốc to, là những chùm rễ sâu cung cấp chất bổ dưỡng cho 
 cây văn biểu cảm luôn xanh tươi, nở hoa, kết trái. 
V. KẾT QUẢ
Qua rút kinh nghiệm và thay đổi, áp dụng những giải pháp nêu trên tôi nhận thấy 
chất lượng dạy và học văn biểu cảm ở môn văn khối 7 được nâng cao rõ rệt. Ở 
phương diện là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tôi thấy mình vững 
vàng hơn trong chuyên môn; tự tin say mê hơn với sự nghiệp trồng người. Ai đó 
đã từng nói “Nghiệp văn là nghiệp khổ” nhưng tôi chẳng thấy khổ chút nào mà 
 5 - Quan tâm sát sao, hiệu quả đến chất lượng giáo dục ở địa phương, đầu tư cơ 
 sở vật chất kịp thời phục vụ cho việc dạy và học. 
 Tôi rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng giáo dục nhà trường cũng như của 
tất cả các quý thầy cô. Và đặc biệt là các thầy cô giảng dạy môn Ngữ Văn để cho 
sáng kiến kinh nghiệm ngày càng hoàn thiện hơn.
 7 MỤC LỤC 
 PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trang 1
II.GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU Trang 1
III.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trang 1
 PHẦN II.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trang 2
II. THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trang 2
III.NGUYÊN NHÂN Trang 3
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
DẠY VÀ HỌC VĂN BIỂU CẢM BẬC THCS Trang 3
V. KẾT QUẢ Trang 6
 PHẦN III.KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN CHUNG Trang 6
II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ,KIẾN NGHỊ Trang 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 8
 9

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_de_nang_cao_chat_luong_day_va_hoc_van.doc