SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm trong trường THCS

pdf 59 trang sklop7 23/07/2024 940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm trong trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm trong trường THCS

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm trong trường THCS
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CƯ JUT
 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
 CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TRONG TRƯỜNG THCS
Tác giả: Huỳnh Thi Hoàng Điệp
Chức vụ: Giáo viên
 Cư Jut, năm 2021 1
 MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU 2
 1.1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................................2
 1.1.1. Lí do khách quan...................................................................................... 2
 1.1.2. Lí do chủ quan..........................................................................................3
 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. .....................................................................3
 1.3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................3
 14. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3
 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. .........................................................................4
2. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề .................................................................................5
 2.1.1. Cơ sở lý luận. ...........................................................................................5
 2.1.2. Cơ sở thực tiễn. ........................................................................................6
 2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu: .........................................................................7
 2.2.1. Thuận lợi – khó khăn. .............................................................................. 7
 2.2.2. Thành công, hạn chế. ............................................................................... 9
 2.2.3. Mặt mạnh, mặt yếu của vấn đề 10
 2.3. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động ..........................................................11
 2.3.1. Về tâm sinh lí: ........................................................................................11
 2.3.2. Về hoàn cảnh gia đình của học sinh: .....................................................11
 2.3.3. Về phía giáo viên: ..................................................................................12
 2.4. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. .................12
 2.4.1. Các hoạt động giáo dục của nhà trường đã vận dụng trong các năm học.
 12
 2.4.2. Ý thức học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh ................................14
 2.5. Các biện pháp đã tiến hành. ..........................................................................15
 2.5.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. ........................................................15
 2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp............................................15
 2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp, giải pháp. .............................................23
 2.5.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp ...........................................23
 2.6. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
 27
3. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 30
 3.1. Kết luận: ........................................................................................................30
 3.2. Kiến nghị: ......................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 3
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TRONG TRƯỜN G THCS” này, kính
mong quý thầy cô xem và góp ý.
 1.1.2. Lí do chủ quan.
 Bản thân các em học sinh đang ở độ tuổi dậy thì với diễn biến tâm sinh lý
khá phức tạp và nhạy cảm. Các em rất dễ bị tác động từ bên ngoài và cũng rất
muốn khẳng định mình là người l ớn, có thể được tự do quyết định các công việc
của chính mình. Các em luôn cần sự quan tâm và chia sẻ của bạn bè và thầy cô. Vì
vậy, những người làm công tác giáo dục cần phải nắm vững tâm lý học sinh, có
những giải pháp hữu hiệu trợ giúp, khuyến khích và tạo động lực cho học sinh nâng
cao thành tích học tập và rèn luyện.
 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
 Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy rằng nếu không có
động lực trong quá trình học chúng ta sẽ trở nên bị động, lúng túng trong quá trình
nhận thức dẫn đến kết quả học tập sẽ không cao do đó cần tạo cho các em động lực
trong quá trình học tập.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Học sinh lớp 7A6 năm học 2017-2018, lớp 8A6 năm học 2018 – 2019 tại
trường THCS Nguyễn Tất Thành – Cư Jut - Đăk Nông.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập những thông tin lý luận của vai
trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp.
 - Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của học
sinh
 - Phương pháp điều tra:
 + Thiết kế phiếu điều tra.
 + Trò chuyện, trao đổi với giáo viên bộ môn, các em học sinh, phụ huynh
học sinh. 5
 2. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
 2.1.1. Cơ sở lý luận.
 Khái niệm Giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm.
 Giáo viên chủ nhiệm được hiểu là Giáo viên được Ban Giám hiệu phân công
phụ trách, quản lí một lớp học, chịu trách nhiệm giáo dục học sinh một lớp trong
nhà trường.
 * Nội dung công tác chủ nhiệm bao gồm:
 - Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ
chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp;
 - Xây dựng và phát triển tập thể học sinh;
 - Giáo dục cơ sở thế giới quan khoa học và phẩm chất đạo đức cho học sinh;
 - Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị
khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng,
phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp,
hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh.
 - Giáo dục lao động và hướng nghiệp.
 - Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, rèn luyện thể lực, bảo vệ sức khoẻ
cho học sinh.
 - Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo
viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phon g
Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo
dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm.
 - Giáo viên chủ nhiệm nghiên cứu, đánh giá và phân loại sơ bộ học sinh theo
các tiêu chí về học lực và hạnh kiểm do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và
Đào tạo, Phòng Giáo dục và Nhà trường ban hành.
 - Giáo viên chủ nhiệm kết hợp chặt chẽ cùng với Phụ huynh hướng dẫn và
trợ giúp từng đối tượng (cá nhân, nhóm, tổ, lớp) học sinh chủ động thiết lập các 7
 Để công tác chủ nhiêm đạt được hiêu quả cao nhất chúng ta là những người
giáo viên tâm huyết với nghề, yêu học sinh phải biết sử dụng kết hợp các biện pháp
của công tác chủ nhiệm để đat hiệu quả cao nhất.
 Giáo viên chủ nhiệm phải là người luôn khuyến khích và tạo động lực đối
với học sinh
 Khuyến khích và tạo động lực được hiểu là các công việc thiết lập tổng thể
các mục tiêu thi đua và tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ tác động
đến đến ý thức phấn đấu, tạo ra niềm tin và sự hứng khởi, thúc đẩy học sinh không
ngừng vươn lên đạt kết quả ngày càng tốt hơn trong học tập và rèn luyện đạo đức.
 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
 2.2.1. Thuận lợi – khó khăn.
 Là giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm trong nhiều năm
qua bản thân tôi nhận thấy rằng: Sản phẩm giáo dục mà chúng ta tạo ra không thấy
trước mắt như bao sản phẩm của các ngành nghề khác. Đặc biệt là sự hình thành
phẩm chất đạo đức của học sinh không phải một ngày, một buổi là có được mà phải
trải qua một thời gian dài rèn luyện, cho nên để đảm nhận công việc này chúng ta
phải thật sự kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và phải tốn nhiều thời gian công sức để tìm
hiểu; lắng nghe tâm tư nguyện vọng của từng đối tượng học sinh trong lớp. Từ đó
đề ra kế hoạch, phương pháp giáo dục thích hợp cho từng trường hợp đặc biệt bằng
cả tấm lòng yêu thương, nhân ái của người thầy.
 *Thuận lợi.
 Trong những năm gần đây, công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THCS nói
chung đã được chú trọng. Trường tôi cũng như các trường học khác trong huyện đã
tổ chức, sắp xếp, phân công công tác giáo viên chủ nhiệm đầu năm học, chú trọng
đến những giáo viên trẻ, nhiệt huyết, giáo viên có năng lực và giàu kinh nghiệm
làm công tác chủ nhiệm lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
 Lãnh đạo nhà trường luôn thường xuyên quan tâm đến công tác chủ
nhiệm cũng như năng lực chủ nhiệm của giáo viên làm công tác chủ nhiệm để có 9
việc học bài và chuẩn bị bài trước khi tới lớp, nhiều em đến lớp mới làm bài tập,
chép bài làm của bạn để đối phó, công tác lớp bỏ bê,
 2.2.2. Thành công, hạn chế.
 * Thành công.
 Tôi luôn trau dồi, tìm kiếm, trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp,
xây dựng nên phương pháp giáo dục thích hợp, kịp thời động viên uốn nắn, sửa
chữa những sai lầm của các em, giúp học sinh nhận ra lỗi và có hướng khắc phục.
Giúp các em xác định được mục đích của việc đến trường là để học và hiểu được
“vì sao cần phải học, học để làm gì?”
 Những công việc tôi làm đều bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của một
giáo viên chủ nhiệm lớp, từ tình yêu đối với học trò của mình. Thành công tôi đạt
được phần lớn đều do sự nổ lực của bản thân, vận dụng những kinh nghiệm, những
giải pháp trong công tác chủ nhiệm lớp. Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng luôn nhận
được sự động viên khích lệ của cán bộ quản lí nhà trường, đồng chí đồng nghệp và
đặc biệt là sự tin tưởng của phụ huynh và lòng kính trọng yêu quý của các thế hệ
học sinh.
 Kết quả đạt được về phía học sinh là phần lớn các em (có cả học sinh cá biệt)
có được những hiểu biết cơ bản về một số chuẩn mực hành vi đạo đức. Học sinh
từng bước hình thành ý thức các hành vi ứng xử của bản thân phải phù hợp với lợi
ích xã hội; học sinh lĩnh hội được một cách đúng mức các chuẩn mực đạo đức được
quy định; từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân,
có trách nhiệm với hành động của mình, yêu thương, tôn trọng con người, mong
muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.
 * Hạn chế
 Bên cạnh những yếu tố dẫn đến thành công vẫn còn những hạn chế như chưa
phát huy hết vai trò của các cán sự lớp. Một số học sinh vẫn theo nếp sống cũ của
bản thân, chưa tự giác tích cực,chưa chủ động phối hợp với giáo viên chủ nhiệm
nên kết quả một số hoạt động chưa cao. 11
 - Một số em ham chơi, không chăm học, không tích cực, không biết, không
hiểu là các em càng không chịu học, không để ý gì đến những lời giảng giải phân
tích của cô.
 - Một số em tâm trạng không được tốt, vốn giao tiếp không có, năng lực hạn
chế, sức khỏe không đảm bảo, thể trạng gầy, nhỏ so với các bạn đồng trang lứa.
 - Gia đình các em đa số đi làm về, là nghỉ ngơi một lúc rồi đi ngủ, không còn
thời gian bảo ban các em xem ti vi, đọc báo, đọc sách,để mở rộng tầm hiểu biết,
tầm nhìn.
 2.3. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 Từ thực trạng mà học sinh còn hạn chế về sự tiếp thu bài, ít học bài, ít chú ý
trong giờ học. Kĩ năng sống, hành vi ứng xử, giao tiếp còn hạn chế, là do các
nguyên nhân, các yếu tố tác động sau:
 2.3.1. Về tâm sinh lí:
 Với lứa tuổi THCS, các em đang chuẩn bị bước sang tuổi dậy thì, nên có sự
thay đổi về thể chất lẫn tâm sinh lý,Các em mới vừa bước lên môi trường THCS ,
có những thay đổi về môn học, kiến thức, các hoạt động khác cũng được nâng cao,
dẫn đến các em cũng có phần lo sợ, hoang mang. Mặt khác kiến thức lớp dưới các
em học xong rồi quên, không nắm chắc để áp dụng, có nhiều em không còn nhớ
một nội dung mình đã hoc ở tiểu học . Một số em hiếu động, hay bắt nạt bạn, chọc
bạn, ít chịu ngồi im. Ở lứa tuổi các em đa số là ham chơi, ít chú ý, thói quen là để
cô cùng các bạn giải quyết vấn đề xong, rồi có sẵn để ghi vào. Cách giao tiếp bằng
ngôn ngữ của các em chưa hoàn chỉnh, nói năng còn cộc lốc. Việc thực hiện đi vào
nề nếp các em vẫn chưa coi trọng, cứ làm những gì mình thích, không quan tâm gì
đến nội quy của trường, lớp.
 2.3.2. Về hoàn cảnh gia đình của học sinh:
 Hầu hết học sinh của lớp tôi chủ nhiệm sống trong môi trường là vùng nông
thôn, nên suy nghĩ và nhận thức của các em còn hạn hẹp. Điều kiện học ở nhà của
các em còn thiếu thốn: Thiếu sự hướng dẫn bảo ban của cha mẹ, vì phần lớn cha

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_cong_tac_chu_nhiem.pdf