SKKN Một số giải pháp rèn kĩ năng nói trong tiết Nói và Nghe cho học sinh Lớp 7 ở trường THCS Lương Thế Vinh

docx 16 trang sklop7 29/06/2024 6723
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp rèn kĩ năng nói trong tiết Nói và Nghe cho học sinh Lớp 7 ở trường THCS Lương Thế Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp rèn kĩ năng nói trong tiết Nói và Nghe cho học sinh Lớp 7 ở trường THCS Lương Thế Vinh

SKKN Một số giải pháp rèn kĩ năng nói trong tiết Nói và Nghe cho học sinh Lớp 7 ở trường THCS Lương Thế Vinh
 1/16
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 7 
 TRONG TIẾT NÓI VÀ NGHE
 Lĩnh vực/môn : Ngữ Văn
 Cấp học : THCS
 Tên tác giả : Đặng Thị Vân
 Đơn vị công tác : THCS Lương Thế Vinh
 Chức vụ : Tổ phó Tổ KHXH
 Năm học: 2022 - 2023 3/16
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trên văn bia Văn Miếu - Quốc tử giám, Thân Nhân Trung đã viết: «Hiền tài 
quốc gia chi nguyên khí. Nguyên khí thịnh tắc quốc thế cường dĩ long; nguyên 
khí lỗi tắc quốc thế nhược dĩ ô». Quả thật, để đất nước được hưng thịnh, trường 
tồn, nhân tố con người luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì lẽ đó, nhiệm vụ 
của giáo dục là tạo ra những con người phát triển toàn diện, đủ đức đủ tài, đáp 
ứng được nhu cầu của thời đại.
 Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới chính thức được triển khai 
trên cả nước đối với học sinh lớp 1 từ năm học 2020-2021. Vì vậy, ngành giáo 
dục đã, đang nỗ lực xây dựng đội ngũ giáo viên không chỉ đạt chuẩn về trình độ 
đào tạo mà còn có tư duy đổi mới, sáng tạo trong phương pháp dạy học, đổi mới 
trong kiểm tra đánh giá đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT mới theo hướng phát 
triển năng lực.
 Để phát triển được năng lực và bồi đắp nhân cách người học trong môn Ngữ 
văn, chúng ta không chỉ coi trọng đổi mới chương trình SGK, kĩ thuật dạy học, 
đổi mới sinh hoạt tổ- nhóm CM mà còn tập trung vào khâu đổi mới phương pháp. 
Đổi mới phương pháp sẽ phát triển được năng lực người học và đặc biệt hơn, có 
thể phát hiện, khích lệ, ươm mầm tài năng và bồi đắp tâm hồn, hoàn thiện nhân 
cách cho HS.
 Đối với Trường THCS Lương Thế Vinh, ngôi trường thuộc tốp đầu của 
huyện Đan Phượng, lại càng cần phải thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp, rèn 
kĩ năng nghe- nói -đọc – viết để nâng cao chất lượng dạy-học môn Ngữ văn. Tuy 
nhiên, những năm gần đây, việc rèn kĩ năng nói đối với các khối lớp còn nhiều 
khó khăn, do GV chưa kịp thích nghi với sự đổi mới, còn thụ động và lúng túng 
trong triển khai áp dụng; do ảnh hưởng của đại dịch Co-vid19 nên có sự điều 
chỉnh kế hoạch dạy học, từ đó kéo theo việc rèn kĩ năng thuyết trình, trao đổi, thảo 
luận của HS chưa được chú trọng đúng mức; do số tiết luyện nói trong phân phối 
chương trình SGK còn ít
 Từ những vấn đề trên, tôi đã triển khai thực hiện, rút ra một số kinh nghiệm 
và đúc kết thành đề tài: “Một số giải pháp rèn kĩ năng nói trong tiết Nói và Nghe 
cho học sinh lớp 7 ở trường THCS Lương Thế Vinh”. 
1. Mục tiêu nghiên cứu:
 Nghiên cứu, và đề xuất các biện pháp rèn kĩ năng nói cho hs môn Ngữ văn 
tổ khoa học xã hội ở trường THCS Lương Thế Vinh. 5/16
 Theo khảo sát ở phiếu thăm dò, tâm lý chung của HS là sợ và chán học giờ 
luyện nói trong chương trình Ngữ văn THCS (khi chưa áp dụng các hình thức đổi 
mới).
b) Việc thực hiện tiết luyện nói hiện nay:
 Phần đông giáo viên Ngữ văn và HS THCS vẫn thực hiện tiết luyện nói như 
sau:
 GV dặn HS về nhà tự chuẩn bị bài theo gợi ý ở SGK.
 Đến tiết học trên lớp, từng HS được GV mời lên trình bày kỹ năng nói trước 
tập thể (nhóm/ lớp).
c) Nhược điểm: 
 Ngoài “ưu điểm” giúp cho GV và HS đỡ vất vả, đỡ phải bỏ công sức , tâm 
huyết, đỡ lo “cháy giáo án” thì khi đối chiếu với lý luận dạy-học, với mục tiêu 
môn học và lý thuyết giao tiếp, những tiết luyện nói như trên đã bộc lộ những 
nhược điểm cơ bản như sau:
 - Chưa tích cực hóa hoạt động học tập của người học.
 - Chưa tạo được cho HS hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi trong giờ luyện nói 
như: không khí hào hứng của lớp học, thái độ dễ hợp tác của những người cùng 
tham gia giao tiếp, sự động viên khuyến khích kịp thời của GV và bạn bè
 - Chưa tạo cho HS nhu cầu muốn nói, muốn được bộc lộ 
 - Chưa thể hiện được vai trò quan trọng của giáo viên trong việc hướng dẫn, 
tổ chức tiết học 
 - Làm giảm giá trị và sức hấp dẫn của môn học.
d) Nguyên nhân: 
 - Đúng như nhận định của tác giả Nguyễn Thúy Hồng trong Tài liệu bồi 
dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004-2007), có những tiết 
luyện nói như thế là do còn gặp quá nhiều khó khăn khi thực hiện: 
 - Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng nói cho HS chưa nhiều so với việc rèn 
luyện kĩ năng viết.
 - HS chưa chủ động và tự tin khi nói trước đông người.
 - Lớp học quá đông, thời gian một tiết học quá ngắn, khó tạo điều kiện cho 
tất cả các HS đều được nói.
 - Hệ thống bài tập rèn luyện và phát triển kĩ năng nói trong chương trình 
chưa phong phú, đa dạng. 7/16
 - Tạo được không khí tự nhiên, thoải mái, nhẹ nhàng và lựa chọn nội dung 
hấp dẫn để lôi cuốn các em vào hoạt động luyện nói.
 - Thể hiện thái độ khích lệ, động viên, nâng đỡ để tránh cho em cảm giác tự 
ti, xấu hổ.
 - Đầu tư thật kỹ cho khâu chuẩn bị ở nhà của HS.
Bước 1. Xác định mục tiêu của tiết luyện nói: 
 - Mục tiêu chung: Có thể dựa vào SGV (Mục tiêu cần đạt).
 - Mục tiêu cụ thể: 
 Cần phải cụ thể hóa mục tiêu chung sao cho phù hợp với đối tượng HS. Bởi 
HS ở mỗi lớp, trường, vùng, miền lại có những đặc điểm riêng biệt. Không có loại 
sách vở nào hay bất cứ ai khác có thể làm thay cho GV đứng lớp trong việc vạch 
ra mục tiêu cụ thể. Chỉ có sự nhạy cảm, năng lực sư phạm, tinh thần trách nhiệm 
và tình yêu trẻ mới giúp chúng ta cụ thể hóa mục tiêu chung một cách sáng tạo, 
sát hợp.
Bước 2. Lựa chọn nội dung trong tiết luyện nói:
 Cần lựa chọn nội dung luyện tập một cách linh hoạt, đạt hiệu quả.
 Vừa bám sát vào các BT ở SGK vừa vận dụng tình hình, đặc điểm cụ thể 
để có thể thay đổi, thêm bớt bài tập cho phù hợp.
Bước 3. Xác định vai trò của giáo viên và HS trong tiết luyện nói:
- Học sinh:
 Trong tiết luyện nói, người hoạt động chủ yếu là HS. HS phải là những chủ 
nhân thực sự, chiếm lĩnh hầu hết các hoạt động trong tiết học. Các em tựa như 
những diễn viên hoàn toàn làm chủ sân khấu với những hình thức phong phú, đa 
dạng : độc thoại, đối thoại, diễn trò, đóng vai...
- Giáo viên: Nói chung, đối với tiết luyện nói, giáo viên nên tránh hai khuynh 
hướng sau:
 + Cho rằng giờ luyện nói là của học sinh, dành cho HS thực hành là chính; 
từ đó GV không làm gì cả, khoán trắng, phó mặc cho HS muốn nói thế nào cũng 
được; tất cả đổ cho năng lực của HS; dẫn đến tiết học đơn điệu, buồn tẻ, mất tác 
dụng.
 + Quá lo sợ rằng HS không nói được, không trình bày được vấn đề trước 
tập thể nên làm thay, nói hộ hết cho HS; hoặc tiến hành tiết dạy một cách qua loa, 
chiếu lệ cho xong. 9/16
 b) Trình tự tiến hành trong tiết học:
 - Phân lớp học thành một số nhóm
 - Lần lượt mời từng đối tượng HS trong các nhóm lên hái hoa và trình bày 
trước lớp theo hình thức tiếp sức (để tạo không khí sôi nổi, kích thích sự mạnh 
dạn, tự tin)
 - Lớp và GV lần lượt nhận xét (theo chiều hướng nhắc nhở nhưng vẫn 
khích lệ, nâng đỡ để tránh cho các em cảm giác xấu hổ, tự ti)về việc trình bày 
đối với từng câu hỏi của từng nhóm và cùng trao đổi để gắn hoa vào mô hình dàn 
ý.
 - GV sơ kết, giảng giải ngắn gọn về dàn ý và cách trình bày kiểu văn bản 
cần tạo lập.
 - HS khá, giỏi trình bày trước lớp cả bài (theo dàn ý) để khắc sâu cách tạo 
lập kiểu văn bản đang học.
 - Nếu còn thời gian, tiếp tục tổ chức cho các em trình bày theo dàn ý trước 
nhóm (nói từng phần để tạo điều kiện cho nhiều HS được trình bày).
 Trò chơi 2. Trò chơi thông thái
 Hình thức này dành cho đối tượng HS nhút nhát, tuy có khả năng viết bài 
nhưng chưa mạnh dạn, tự tin nói trước tập thể.
 Khi mục tiêu cụ thể của tiết dạy không đặt năng kỹ năng làm bài (tạo lập 
văn bản ) mà cần luyện kỹ năng ứng đáp mau lẹ, nói năng rõ ràng, mạch lạc cho 
HS thì hình thức Trò chơi thông thái sẽ phát huy tác dụng.
* Cách thực hiện:
a) Điều kiện: Cơ sở vật chất thuận lợi.
b) Chuẩn bị: 
 - GV phải chuẩn bị thật công phu 
 + Nhiều câu hỏi, bài tập ngắn gọn, bổ ích.
 + Tranh ảnh, vật dụng phong phú, giàu ý nghĩa.
 + Cách dẫn chương trình hấp dẫn, sáng tạo. 
 Có thể vận động HS cùng chuẩn bị như sưu tầm tranh ảnh, vật dụng, soạn 
thảo câu hỏi- đáp án Có thể chuẩn bị vài phần quà nho nhỏ giúp trò chơi thêm 
hào hứng.
 HS được thông báo giới hạn một số đề tài chính để nghiên cứu, suy nghĩ 
trước.
c) Trình tự thực hiện trong tiết học: 11/16
 + Lần lượt trình bày từng phần theo dàn ý ( theo nhiều hình thức sáng tạo 
khác nhau).
 + Lời chào kết thúc, lời cảm ơn.
 Lớp và GV lần lượt nhận xét về phần trình bày của từng nhóm.
 GV nhấn mạnh lại cách tạo lập của kiểu VB đang học.
 - HS khá, giỏi trình bày trước lớp cả bài để khắc sâu kiểu VB và kỹ năng 
nói về kiểu VB ấy.
c) Lưu ý: 
 Hình thức Dàn hợp xướng có tác dụng rất tốt nhưng khó thực hiện vì nếu 
chuẩn bị không kỹ hoặc Nhạc trưởng kém năng lực thì chương trình của nhóm dễ 
bị rời rạc, thậm chí thất bại. Do đó, khâu chuẩn bị phải được đầu tư chu đáo.
 Nếu HS đã chuẩn bị kỹ nhưng khi thực hành vẫn gặp khó khăn thì GV nên 
nhẹ nhàng gỡ bí và dẫn dắt, giúp các em hoàn thành chương trình của nhóm.
 Mặt khác cũng không nên yêu cầu quá cao, nhất là khi thực hiện hình thức 
này lần đầu.
Trò chơi 4. Thi nói nhanh (Thi hùng biện, thi kể chuyện,)
 Hoạt động thực hành này vẫn dựa trên cơ sở gợi ý của SGV. Nghĩa là HS 
luyện nói ở tổ, nhóm; sau đó nói trước lớp trên cơ sở đã chuẩn bị dàn ý và tập nói 
ở nhà.
 Nhưng có thể thay đổi ở chỗ là cơ cấu việc luyện nói ấy thành một cuộc thi 
để tạo không khí sôi nổâi, lôi cuốn HS.
 Nên tổ chức hình thức Thi nói hay đối với những lớp khá, HS mạnh dạn, 
hoạt bát. Mục tiêu cụ thể của tiết dạy khi dùng hình thức này là luyện cho HS khả 
năng nói đúng, nói hay, nói truyền cảm trước tập thể về một vấn đề.
* Cách thực hiện:
a) Chuẩn bị:
 - Bảng phụ (tính điểm)
 - Thông báo số lượng bài tập, nội dung BT.
 - Thông báo hình thức hoạt động để HS tập luyện.
 - Các nhóm chuẩn bị dàn ý, phiếu học tập của nhóm
 - HS chuẩn bị thêm tranh ảnh, vật dụng liên quan (nếu cần)
 - Có thể chuẩn bị thêm tranh ảnh, vật dụng 
 - Chuẩn bị vài mòn quà nho nhỏ.
 - Có thể chọn HS dẫn chương trình. 13/16
 - Lưu ý: Cần khéo léo khi sử dụng hình thức này để tránh làm phá vỡ đặc 
trưng của kiểu văn bản cần tạo lập.
* Cách thực hiện:
a) Chuẩn bị: 
 - GV thông báo nội dung bài tập ( sau khi đã trao đổi, thống nhất với HS 
nòng cốt).
 - Gợi ý, định hướng cho HS dựng “ kịch bản”, phối luyện để diễn xuất.
 - Giới thiệu tư liệu, chương trình để HS tham khảo.
 - Các tổ, nhóm thực hiện việc chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV .
b) Trình tự thực hiện :
 - Tương tự như DÀN HỢP XƯỚNG 15/16
chuẩn bị bài nói và có hứng thú hơn với tiết học luyện nói. Các em đã có sự xúc 
động trước cảnh đẹp của quê hương đất nước, lịch sử và con người. Đã có những 
ý kiến cá nhân, nêu những điều các em suy nghĩ chứ không bị áp đặt như trước 
nữa. Học sinh biết cách hoạt động cá nhân khi giáo viên yêu cầu. Các kĩ năng: kĩ 
năng thuyết trình sử dụng và tìm kiếm thông tin  sẽ được hình thành khi các em 
tham gia hoạt động khởi động trong tiết luyện nói.
Kết quả trước và sau khi thực hiện SKKN như sau :
Trước khi chưa thực hiện: Đầu năm học 2022 – 2023
 - Trong các giờ luyện nói :
 Lớp Sĩ số Tham gia thực hành luyện nói Chủ động chuẩn bị bài
 7A 39 2 12
 7B 44 3 15
Sau khi thực hiện : học kì 2 năm học 2022-2023
 Lớp Sĩ số Tham gia thực hành luyện nói Chủ động chuẩn bị bài
 7A 39 21 28
 7B 44 29 39
 Khi áp dụng các trò chơi trong giờ luyện nói cũng giúp ban cán sự lớp thao 
tác công việc quản lớp, vận hành trò chơi thành thạo hơn. Học sinh tự tin trình 
bày ý kiến của mình. Có một số em còn rụt rè nhưng cũng đã bước đầu trình bày 
ngắn gọn ý kiến của bản thân, làm quen với kĩ năng nói trước đám đông. Mà kĩ 
năng nếu và phát biểu ý kiến là kĩ năng cơ bản trong đời sống xã hội hiện nay giúp 
các em thêm hành trang tốt trên con đường vào đời.
c) Khả năng áp dụng của sáng kiến
 Sau khi áp dụng đề tài này vào các tiết dạy, tôi đã thấy một kết quả khả 
quan thực sự: Học sinh tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng tiết luyện nói, 
các em chủ động soạn bài, hứng thú hơn trong giờ học và đặc biệt tạo cho các em 
cảm giác thoải mái sau những tiết học căng thẳng khác. Tuy nhiên để đề tài này 
đạt được hiệu quả cao nhất trong việc giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải tích 
cực, sáng tạo trong dạy học, đổi mới tư duy dạy học là việc làm rất cần thiết trong 
việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học. Sáng kiến này có thể áp dụng ở 
tất cả các trường học trên toàn quốc chỉ cần giáo viên chuẩn bị tốt khâu dặn dò 
học sinh và thực hành học sinh luyện tập.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_ren_ki_nang_noi_trong_tiet_noi_va_nghe.docx