SKKN Một số hướng dẫn giúp học sinh sửa chữa những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi

docx 14 trang sklop7 29/06/2024 1550
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số hướng dẫn giúp học sinh sửa chữa những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số hướng dẫn giúp học sinh sửa chữa những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi

SKKN Một số hướng dẫn giúp học sinh sửa chữa những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi
 1/14
 UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ Một số hướng dẫn giúp học sinh sửa chữa những sai lầm thường mắc trong 
 kỹ thuật nhày xa kiểu ngồi ”
 Lĩnh vực/ Môn: THỂ DỤC
 Cấp học: TRUNG HỌC CƠ SỞ
 Tên Tác giả. Nguyễn Tuấn Anh
 Đơn vị công tác:THCS Lương Thế Vinh
 Chức vụ: Giáo viên.
 NĂM HỌC 2022-2023 3/14
đạt được hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình giáo dục thể chất 
THCS nói riêng và hệ thống chương trình giáo dục phổ thông nói chung thì giảng dạy 
rèn luyện sức nhanh và mạnh có một vị trí quan trọng. Nó giúp con người không chỉ rèn 
luyện sức khỏe, sự nhanh nhẹn mà cả tính năng động trong mọi công việc. Nhưng nhảy 
xa như thế nào để phát triển được sức nhanh và mạnh có thành tích tốt? Có những em 
đang còn nhận thức sơ sài, chưa hiểu được cơ bản về kỹ thuật nhảy xa nên các em không 
phát huy được khả năng của mình. Qua thực tế giảng dạy cho thấy học sinh khi tập 
luyện chưa chú ý nhiều đến kỹ thuật mà chỉ chú ý đến thành tích nên sự hoàn thiện về kỹ 
thuật còn hạn chế dẫn đến thành tích khi kiểm tra nhảy xa chưa cao, từ đó sự đam mê tập 
luyện của các em giảm đi, có nhiều sai lầm trong tập luyện kỹ thuật nhảy xa. 
 Ngoài ra, khi dự giờ thăm lớp của các đồng chí đồng nghiệp, tôi nhận thấy có 
những thiếu sót về phương pháp dạy học, cách thức tổ chức lớp học. 
 Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Một số 
hướng dẫn giúp học sinh sửa chữa những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật nhày 
xa kiểu ngồi ” ở trường THCS Lương Thế Vinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy kỹ thuật nhảy xa cho học sinh lớp 7.
 Tìm ra một số phương pháp hữu hiệu giúp các em học sinh tập luyện sức bền tốc độ 
nhằm nâng cao thành tích trong nhảy xa.
 Giúp học sinh thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thông qua bài tập luyện 
nhảy xa. 
 Tổ chức tiết học một cách hợp lý và khoa học để tạo sự say mê, hứng thú trong hoạt 
động tập luyện của học sinh. Qua đó trang bị cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng cơ 
bản nhất về nhảy xa. 
 Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, nâng cao thành tích, có sức khỏe đảm bảo trong 
việc học tập. Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo tính vừa sức và 
hấp dẫn. 5/14
trường, đồng thời cũng là những giải thưởng động viên, kích thích tinh thần hăng hái tham 
gia luyện tập TDTT cho các em học sinh trong và ngoài nhà trường. Lý do ở đây bản thân 
tôi muốn đề cập đến chính là do tình hình cơ sở vật chất của các trường chưa đủ điều để 
làm sân bãi cho các em tập luyện và cũng vì lý do đó nên bản thân các Thầy cô cũng lo 
đến sự an toàn của các em học sinh nên cũng dạy ở mức độ là cho các em nắm sơ lược 
những kỹ thuật của nội dung nhảy xa mà chưa hướng dẫn sâu để cho các em có kiến thức, 
kỹ thuật và hình thành dần lên kỹ năng thực hiện nhảy xa để tạo nguồn tham gia thi đấu 
các giải hàng năm tổ chức.
 Trong luyện tập môn nhảy xa để có được những giờ học đạt kết quả cao trước tiên 
cần tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong khi tập luyện nắm vững nội dung và thực 
hiện các động tác kỹ thuật một cách hoàn hảo... Giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ nội 
dung bài tập, làm mẫu chính xác từng động tác, thao tác thuần thục, phân tích rõ ràng từng 
chi tiết kỹ thuật động tác khi lên lớp. Vì những động tác làm mẫu dễ gây được ấn tượng 
trong trí nhớ các em. Khi phân tích, giảng giải kĩ thuật động tác nên ngắn gọn, xúc tích, 
dễ hiểu mặt khác dùng tranh ảnh hoặc cho các em xem những đoạn video minh hoạ tạo sự 
chú ý cho các em. 
 Do đặc điểm tâm sinh lý của các em là học sinh thường hay hiếu động, thiếu tập 
trung nhất là trong những giờ học ngoại khoá do ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài. Vậy 
giáo viên cần quán triệt học sinh thực hiện nghiêm túc nội qui trong giờ học. Chia lớp học 
thành từng nhóm, đội và thường xuyên cho các nhóm này thi đua với nhau để kích thích 
trong mỗi học sinh luôn luôn có sự phấn đấu trong học tập hơn nữa mặt khác tạo điều kiện 
cho các em có nhiều cơ hội tập luyện vận dụng những kĩ năng đã học một cách nhuần 
nhuyễn, khéo léo, mạnh dạn... Để mỗi khi thi đấu cấp trường, cấp huyện luôn tự tin mạnh 
dạn không nhút nhát, e dè, sợ sệt...
 Giáo viên thường xuyên tuyên dương khích lệ những cá nhân tích cực tham gia tập 
luyện và ghi nhận những thành quả của học sinh đã đạt được trong những năm qua. Tạo 
được niềm tin, lòng tự hào của mỗi thành viên trong đội. Đồng thời cũng thẳng thắn nêu 
và phân tích những khuyết điểm còn yếu kém, khó khăn chưa khắc phục được. 
 Để làm được những điều như trên là giáo viên dạy môn GDTC như tôi cần phải tìm 
hiểu kỹ thực trạng của học sinh mình từ đó đưa ra những biện pháp tốt nhất, phù hợp nhất 
nhằm giúp cho đội tuyển Điền kinh của nhà trường có được chất lượng tốt nhất mang về 
nhiều thành tích cho nhà trường....
 - Nhảy xa là hoạt động hết sức cơ bản đối với con người. Để phát triển thể chất cho 
con người, những năm trở lại đây Điền kinh là phương tiện giáo dục thể chất quan trọng. 
Tuy vậy xuất phát từ tình hình thực tế nhà trường cũng như học sinh hiện nay. Trong quá 
trình giảng dạy và kiểm tra kỹ thuật Nhảy xa. Tôi thấy học sinh thường thực hiện động 
tác mà không nắm vững cơ sở lý thuyết, coi thường môn học, vì thế kết quả đạt được chưa 
cao nếu không nói là còn thấp.
 Vì vậy là 1 giáo viên dạy bộ môn GDTC trong nhà trường, tôi luôn trăn trở tìm ra 
phương pháp mới. Qua tham khảo tài liệu, học hỏi ở đồng nghiệp và thực tế qua công tác 
giảng dạy tôi đã áp dụng 1 số phương pháp tập luyện và những bài tập, nhằm nâng cao kỹ 
thuật thành tích và sức bật trong nhảy xa của học sinh lớp 7. 7/14
 Bảng 1 : KẾT QUẢ KIỂM TRA BAN ĐẦU VỚI NỘI DUNG NHẢY XA
 ( Nhóm đối chứng A – Lớp 7/1 )
 Thành tích
 STT Mã Học sinh Họ và tên Xếp loại
 ( cm )
 1 0118435829 Nguyễn Duy An Chưa đạt 155
 2 0159197154 Nguyễn Đức Anh Chưa đạt 185
 3 0117821040 Nguyễn Tài Dương Đạt 200
 4 0133018436 Uông Hải Đăng Đạt 220
 5 0117669204 Trần Bảo Hân Đạt 195
 6 0117669240 Hoàng Gia Hiệp Chưa đạt 160
 7 0117669291 Nguyễn Hoàng Hiệp Chưa đạt 168
 8 0118435796 Bùi Gia Nhi Chưa đạt 175
 9 0117821141 Bùi Đình Phong Chưa đạt 180
 10 0133503650 Chu Minh Sơn Chưa đạt 140
 ( Nhóm Thực nghiệm B – Lớp 7/2 )
 Thành tích
 STT Mã Học sinh Họ và tên Xếp loại
 ( cm )
 1 0130632053 Nguyễn Sỹ Tùng Anh Chưa đạt 188
 2 0118465283 Đào Phạm Yến Chi Chưa đạt 125
 3 0133759231 Vũ Ngọc Nam Chưa đạt 143
 4 1717669182 Lê Minh Hiếu Chưa đạt 178
 5 0133055204 Tạ Nguyễn Minh Hoàng Đạt 205
 6 0117669546 Đào Khắc Huy Đạt 197
 7 0133471758 Đặng Tuấn Hưng Chưa đạt 175
 8 0117946975 Trần Anh Khoa Chưa đạt 135
 9 0133306927 Trần Bảo Khoa Đạt 222
 10 0117669185 Trần Trọng Hoàng Lâm Đạt 230
 Sau khi tiến hành kiểm tra ban đầu thì thấy thành tích và kỹ thuật của 2 nhóm tương 
đương nhau. Cụ thể nhóm A chỉ đạt được 30% điểm trung bình trở lên còn lại là yếu. 
Nhóm B cũng chỉ đạt được 40% điểm trung bình trở lên còn lại là yếu (Tính theo tỷ lệ %.)
 (Nhóm đối chứng A)
 Đạt Chưa đạt
 Số lượng
 SL % SL %
 10 3 30% 7 70%
 (Nhóm thực nghiệm B)
 Đạt Chưa đạt
 Số lượng
 SL % SL %
 10 4 40% 6 60% 9/14
 - Ngòai 2 giờ lý thuyết quy định đã được học ở trên lớp, giáo viên vẫn phải thường 
xuyên nhắc nhở, truyền giảng một số kiến thức cần thiết trong lúc tập luyện trong các giờ 
thực hành để các em nhớ, dần dần khắc sâu những nguyên tắc - phương pháp đó vào suy 
nghĩ. Nêu ra những yêu cầu đòi hỏi học sinh cần hiểu thêm và cần nghiêm túc, tích cực 
tập luyện mới hòan thành được và đạt kết quả cao.
 - Khi cho học sinh luyện tập giáo viên cần tập trung vào rèn luyện cho các em về kỹ 
thuật chạy đà và giai đoạn trên không.
 - Giáo viên nên tổ chức cho các em học dưới nhiều hình thức khác nhau để học sinh 
hứng thú tham gia học tập một cách tích cực và có hiệu quả hơn. Cần rèn luyện cho các 
em chạy đà và xác định đúng chân giậm nhảy trong quá trình thực hiện.
 - Tăng cường giáo dục cho các em ý chí vượt khó trong tập luyện bằng cách tập và 
chơi những trò chơi vận động ngoài giờ học chính khóa.
 - Giới thiệu cho các em các phương pháp, hình thức rèn luyện sức bật, các động tác 
bổ trợ kỹ thuật, những kiến thức có liên quan phù hợp với lứa tuổi, giới tính và sức khỏe.
Các phương pháp áp dụng cụ thể :
 Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan : 
 Đọc sách và phân tích tài liệu tham khảo có liên quan đến biện pháp là một mặt không 
thể thiếu trong quá trình tiến hành biện pháp.
 Phương pháp này nhằm tổng hợp các tài liệu, hệ thống lại các kiến thức có liên quan 
đến đề tài nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận, lựa chọn cũng như tìm chọn các bài tập 
bổ trợ tích cực.
 Phương pháp phỏng vấn :
 Sử dụng phương pháp phỏng vấn với mục đích tổng hợp các kiến thức và kinh nghiệm 
từ thực tiễn giảng dạy và huấn luyện của giáo viên, huấn luyện viên, các nhà chuyên môn 
và kể cả học sinh thông qua phỏng vấn bằng phiếu hỏi, các câu hỏi ở mức độ quan trọng 
của từng bài tập (rất quan trọng, quan trọng và bình thường). Nhằm tìm ra các bài tập bổ 
trợ chuyên môn hợp lý để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi 
ở đối tượng nghiên cứu.
 Phương pháp sửa sai :
 * Giai đoạn chạy đà :
 - Sai
 + Đà không đúng ( chạy đà đặt chân không đúng ván ).
 + Rối loạn các bước chạy đà, nhất là những bước trước khi đặt chân vào ván.
 + Tốc độ chạy đà giảm dần.
 - Cách sửa :
 + Đo và điều chỉnh đà.
 + Tập tư thế đứng trước khi chạy đà.
 + Tập chạy đà tăng dần tốc độ theo tiếng còi hoặc vỗ tay của giáo viên.
 + Chạy tốc độ cao 15-30m.
 + Tập các động tác bổ trợ chạy và kỹ thuật xuất phát cao – chạy tăng tốc. 11/14
 * Giai đoạn tiếp đất :
 - Sai :
 + Tiếp đất 1 cách thụ động do các động tác trước đó không chuẩn.
 + Góc độ tiếp đất quá nhỏ hoặc quá lớn.
 - Cách sửa :
 + Tập mô phỏng động tác tiếp đất.
 + Đà 1 bước giậm nhảy động tác tiếp đất.
3. Đánh giá về sáng kiến được tạo ra :
 a. Tính mới :
 - Biện pháp này bản thân tôi đã tự cải tiến từ biện pháp đã có. Ngoài sử dụng các 
phương pháp đã áp dụng, bản thân đã kết hợp thêm phương pháp trực quan sinh động 
bằng cách cho các em xem thêm một số tư liệu video thi đấu các giải được đăng tải trên 
mạng.
 - Bên cạnh đó trong phân phối chương trình bản thân đã soạn thảo thêm bằng cách 
theo chủ đề môn học nhằm giúp các em đấu tập được nhiều hơn.
 b. Hiệu quả áp dụng :
 - Sau 5 tuần tập luyện tôi đã kiểm tra và thu được kết quả như sau :

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_huong_dan_giup_hoc_sinh_sua_chua_nhung_sai_lam_t.docx