SKKN Một số kinh nghiệm dạy học thơ trữ tình trung đại Ngữ văn 7

doc 20 trang sklop7 16/04/2024 1450
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học thơ trữ tình trung đại Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm dạy học thơ trữ tình trung đại Ngữ văn 7

SKKN Một số kinh nghiệm dạy học thơ trữ tình trung đại Ngữ văn 7
 Đề tài “Một số kinh nghiệm dạy học thơ trữ tình trung đại Ngữ văn 7”
 PH̉ÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN CƯMGAR
 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI 
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM
 DẠY HỌC THƠ TRỮ TÌNH TRUNG ĐẠI NGỮ VĂN 7
 Người thực hiện : Nguyễn Ngọc Khải
 Năm học : 2017 - 2018
 Nguyễn Ngọc Khải 1 Trường THCS Lương Thế Vinh Đề tài “Một số kinh nghiệm dạy học thơ trữ tình trung đại Ngữ văn 7”
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM
 DẠY HỌC THƠ TRỮ TÌNH TRUNG ĐẠI NGỮ VĂN 7
 I. PHẦN MỞ ĐẦU:
 I.1. Lí do chọn đề tài. 
 Trong chương trình Ngữ văn THCS thơ trữ tình Trung đại chiếm một vị trí 
khá quan trọng trong chương trình Ngữ văn 7 kì I, bao gồm bộ phận thơ trữ tình 
trung đại Việt Nam và khá nhiều bài thơ trữ tình đời Đường của Trung Quốc. 
 Xét về mặt nội dung và nghệ thuật, các bài thơ trữ tình trung đại này có 
nhiều điểm tương đồng. Các tác phẩm đều phản ánh một cách toàn diện xã hội 
đương thời, thể hiện quan niệm nhận thức, tâm tư, tình cảm của con người một 
cách sâu sắc. Nội dung phong phú được thể hiện bằng hình thức thơ hoàn mỹ. Đặc 
biệt là các bài thơ Đường, đó là sự kế thừa và phát triển cao độ của thơ ca cổ điển 
Trung Quốc mà những phương diện của thi pháp thơ cổ điển của Trung Quốc vốn 
rất tiêu biểu. Các tác phẩm thi ca Việt Nam thời kì này cũng chịu ảnh hưởng mạnh 
mẽ bởi nghệ thuật của thơ Đường, thi pháp thơ rất đa dạng, phong phú, phức tạp và 
sâu sắc: ngôn ngữ rất hàm súc, nói ít gợi nhiều, ý tại ngôn ngoại, vừa có tính ước 
lệ, cổ kính, trang nghiêm, vừa có tính chặt chẽ niêm luật của thể loại. Hiểu được 
các bài thơ này một cách thấu đáo đã là khó, việc giảng dạy như thế nào để học 
sinh cảm thụ được còn khó khăn hơn rất nhiều. Thiết nghĩ, đó là vấn đề mà rất 
nhiều giáo viên đứng lớp rất trăn trở.
 Trước tình hình ấy, để khắc phục những khó khăn đó và đáp ứng yêu cầu 
giảng dạy, giáo viên phải tìm hiểu kĩ chương trình, bổ sung thêm kiến thức từ các 
sách nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp ,vừa 
sức với học sinh, giúp các em vượt qua những khó khăn trên để cảm nhận được cái 
hay, cái đẹp của tác phẩm thơ này. Tiếp nhận thơ trữ tình trung đại đối với lứa tuổi 
học sinh trung học cơ sở, đặc biệt học sinh lớp 7 quả là điều không hề đơn giản. 
Chính vì vậy người giáo viên phải là chiếc cầu nối giúp các em cảm nhận được thơ 
ca trung đại, đặc biệt thơ Đường - một thành tựu của thơ ca nhân loại.
 Nguyễn Ngọc Khải 3 Trường THCS Lương Thế Vinh Đề tài “Một số kinh nghiệm dạy học thơ trữ tình trung đại Ngữ văn 7”
chuẩn kiến thức, những bài văn mẫu quá nhiều, vô hình dung đã làm cho học 
sinh bỏ rơi sách giáo khoa.
 Còn có nhiều ý kiến trao đổi về việc dạy thơ trữ tình trung đại, chưa đi đến 
một thống nhất chung. 
 b. Nhiệm vụ của đề tài.
 Xuất phát từ những mục tiêu trên cộng với những trăn trở của bản thân, tôi 
tự đặt ra câu hỏi: làm thế nào để cho các em hiểu thơ yêu thơ và say mê với thơ 
hơn, đặc biệt thơ trữ tình trung đại, để từ đó hình thành thói quen ham học và cảm 
thụ văn thơ. Tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số kinh nghiệm dạy học thơ trữ 
tình trung đại Ngữ văn 7” với mong muốn có thể ứng dụng hiệu quả hơn trong 
giảng dạy để dạy tốt các bài thơ trữ tình trung đại trong chương trình Ngữ văn 7
 I.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Chương trình Ngữ văn 7, tập trung vào thơ trữ tình trung đại.
 Phương pháp dạy Ngữ văn THCS, dạy Ngữ văn 7, dạy thơ trữ tình trung đại. 
Việc giảng dạy Văn của giáo viên, học Văn của học sinh lớp 7 trường THCS 
Lương Thế Vinh.
 I.4. Phạm vi nghiên cứu:
 Qúa trình giảng dạy thơ trữ tình Trung đại ở lớp 7 của bản thân khi dạy Ngữ 
Văn trong nhà trường.
 Việc học Ngữ văn lớp 7 nói chung và thơ trữ tình Trung đại nói riêng của 
học sinh khối 7.
 I.5. Phương pháp, kế hoạch nghiên cứu:
 Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã vận dụng và phối hợp nhiều 
phương pháp trong đó có các phương pháp cơ bản sau: 
 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 2. Phương pháp điều tra, quan sát.
 3. Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm.
 4. Phương pháp đàm thoại. 
 5. Phương pháp thực nghiệm.
 Nguyễn Ngọc Khải 5 Trường THCS Lương Thế Vinh Đề tài “Một số kinh nghiệm dạy học thơ trữ tình trung đại Ngữ văn 7”
 (Mao ốc vị thu phong sở 
 phá ca)
 Như vậy, phần chương trình thơ trung đại lớp 7 bao gồm cả phần thơ Việt 
Nam và thơ Trung Quốc. Tuy nhiên, giữa chúng có điểm chung bởi các bài thơ 
Việt Nam thời kì này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Phong cách thơ Đường của 
Trung Quốc. Chính vì vậy, trong qúa trình dạy, cần bám sát đặc trưng thể loại, các 
tín hiệu nghệ thuật (chủ yếu là các thể thơ cổ điển, nghệ thuật đối, ước lệ, cách sử 
dụng từ ngữ) để trên cơ sở đó, dẫn dắt học sinh đi tìm cái hay, cái đẹp trong tư 
tưởng, nghệ thuật của tác phẩm. 
 II.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
 Muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả học sinh giỏi các cấp trước hết chúng ta 
cần nhìn thẳng vào hiệu quả về việc dạy và học văn ở trường mình, bộ môn mình 
đảm nhiệm để từ đó nhìn nhận được thực chất vấn đề sao cho có hiệu quả.
 Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy tôi đã nhận thấy những mặt thuận lợi và 
khó khăn sau:
 a. Thuận lợi- khó khăn:
 Phần nội dung chương trình Ngữ văn 7 kì I có nhiều bài thơ trung đại rất tiêu 
biểu, đặc sắc. Trước đây, một số bài thơ này được học trong chương trình 9 nhưng 
theo quan điểm đổi mới, các tác phẩm này đã được đưa xuống chương trình văn 7. 
Vì vậy để học sinh nắm được cái thần của bài thơ, hiểu được ý nghĩa sâu xa của bài 
thơ quả là rất khó.
 *Về phía học sinh:
 Nhiều học sinh tỏ ra ngại học phần thơ trữ tình trung đại, không hứng thú, 
nhất là các bài thơ có bản phiên âm chữ Hán... Nhiều học sinh chưa có thói quen 
chủ động tìm hiểu khám phá bài học, còn thờ ơ, lãnh đạm với tác phẩm văn 
chương, nhất là thơ, thường ít hiểu, ít yêu thơ. Đối với nhiều em, thế giới thơ còn 
là một thế giới xa lạ. Nếu có ai hỏi các em về những bài thơ hay mà các em thích, 
thường khi hiểu biết của các em quanh quẩn cũng không ngoài các bài thơ đã học 
trong sách giáo khoa và sở dĩ các em thấy hay vì có in trong sách giáo khoa và thầy 
giáo bảo vậy. Cá biệt không phải không có em “sợ” thơ, bởi vì có những bài thơ có 
 Nguyễn Ngọc Khải 7 Trường THCS Lương Thế Vinh Đề tài “Một số kinh nghiệm dạy học thơ trữ tình trung đại Ngữ văn 7”
 Từ năm 2001 đến nay đã gần hai mươi năm công tác và được phân công 
nhiều năm dạy môn Ngữ Văn 7 bản thân tôi đã tích lũy kiến thức, phương pháp 
cũng như kinh nghiệm trong việc dạy thơ Đường .
 * Hạn chế.
 Các tác phẩm thơ trữ tình trung đại bao gồm bộ phận thơ trữ tình Trung đại 
Việt Nam được sáng tác từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX và các tác phẩm trơ trữ tình 
trung đại thời Đường của Trung Quốc, được sáng tác từ thế kỷ VII đến thế kỷ X. 
Đó là những tác phẩm đạt đến độ hoàn thiện, mẫu mực về mặt nội dung cũng như 
hình thức. Xét về mặt thời gian, những bài thơ ấy đã cách thế hệ chúng ta một 
khoảng thời gian dài, do vậy, để cảm nhận được sâu sắc về tác phẩm, cả giáo viên 
và học sinh đã gặp không ít khó khăn. 
 Học sinh không yêu thích các tác phẩm văn thơ xưa, lười đọc tác phẩm, 
soạn lấy lệ, chống đối.
 Kĩ năng hướng dẫn học sinh khai thác tác phẩm của giáo viên còn hạn chế.
 c. Mặt mạnh và mặt yếu. 
 * Mặt mạnh.
 Là giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn bản thân luôn sống gần gũi với học 
sinh và luôn lắng nghe ý kiến của các em.
 Là giáo viên trực tiếp đứng lớp qua nhiều năm kinh nghiệm và nghiên cứu 
giảng dạy, tôi đã giành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu về chuyên môn 
tính hiệu quả của giờ lên lớp, đặc biệt là giờ dạy thơ Đường. 
 Luôn chịu khó tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, 
tham khảo tài liệu, sưu tầm , ghi chép cập nhật thường xuyên.
 Luôn trao đổi kinh nghiệm trong tổ, ngoài trường để học hỏi và đúc rút 
được những kinh nghiệm cần thiết.
 * Mặt yếu. 
 Đối tượng học sinh giỏi ở đây là các lớp đại trà cảm thụ văn học còn non 
nớt, vì thế người thầy cần phải có phương pháp để các em vừa tích lũy được kiến 
thức, vừa yêu bộ môn và có trách nhiệm hơn.
 Nguyễn Ngọc Khải 9 Trường THCS Lương Thế Vinh Đề tài “Một số kinh nghiệm dạy học thơ trữ tình trung đại Ngữ văn 7”
kĩ bài soạn của học sinh, có biện pháp nhắc nhở, phê bình hay báo với giáo viên 
chủ nhiệm nếu học sinh có biểu hiện soạn chống đối như soạn sơ sài, soạn nhưng 
chỉ là chép lại mà không hiểu, không nhớ. 
 Về phía học sinh: cần chuẩn bị bài soạn chu đáo trên cơ sở hướng dẫn của hệ 
thống câu hỏi trong sách giáo khoa và sự hướng dẫn của giáo viên. Với học sinh 
học tốt, cần đọc thêm tư liệu để bước đầu hiểu được tác phẩm, sưu tầm các câu thơ, 
bài thơ có nét tương đồng với tác phẩm sắp học hay các nhận định về tác phẩm. 
 * Đối với hoạt động dạy học trên lớp:
 Bước 1: giáo viên nên hết sức coi trọng khâu kiểm tra sự chuẩn bị của học 
sinh, bởi đây chính là tiền đề quan trọng để học sinh cảm thụ được tác phẩm ngay 
trên lớp.
 Bước 2: giáo viên cần chú ý khâu vào bài để tạo không khí phù hợp với
 bài học. Có thể là một bài hát, một bản nhạc, một bức tranh... mang nội dung tư 
tưởng tương đồng với tác phẩm chuẩn bị học. 
 Ví dụ: khi học bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch, giáo viên 
có thể cho học sinh nghe bài hát “Quê hương” của Đỗ Trung Quân. Âm điệu ngọt 
ngào cùng lời bài hát đằm thắm, thiết tha khiến học sinh cảm nhận dễ dàng hơn, 
như vậy, cách tiếp cận với bài thơ trở nên dễ dàng hơn.
 Bước 3: với phần tìm hiểu chung văn bản: 
 Đọc thơ: Đọc thơ là để tạo tâm thế ban đầu cần thiết cho học sinh cũng 
chính là bước đầu tiếp cận hình tượng thơ. Cần đọc cả bản phiên âm, dịch nghĩa 
(nếu có), dịch thơ 
 Đọc diễn cảm là tạo điều kiện cho cảm xúc của học sinh được khởi động 
của ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ thơ, và ngôn ngữ nhân vật, cái mà đọc bằng mắt 
nhiều khi không đạt được. Đọc chính là tạo lên rung động thơ, tạo lên sự đồng điệu 
về tâm hồn để rồi tiến tới sự đồng tình và đồng ý với tác giả.
 Bước 4: phần phân tích: 
 Thơ trữ tình Trung đại thường mượn cảnh tả tình, nên nội dung của bài 
thường là bức tranh cảnh và bức tranh tâm trạng (nội dung chính). Vì vậy các văn 
bản thường đạt giá trị cao về nghệ thuật ngôn từ. Bởi vậy, khi phân tích, giáo viên 
 Nguyễn Ngọc Khải 11 Trường THCS Lương Thế Vinh Đề tài “Một số kinh nghiệm dạy học thơ trữ tình trung đại Ngữ văn 7”
 Đặc biệt, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh khai thác triệt để những từ 
được coi là “nhãn tự” của bài thơ. 
 - Phép tu từ: điệp từ, điệp ngữ, nhân hóa, đặc biệt phép đối. Nên hướng dẫn 
HS phát hiện ra các biện pháp nghệ thuật cơ bản và từ đó cảm nhận được tác dụng 
của các biện pháp nghệ thuật đó đem lại. 
 Ví dụ, câu thơ “Hương âm vô cải mấn mao tồi” (trong bài “Hồi hương ngẫu 
thư”), ta thấy có phép tiểu đối: giọng quê không đổi >< mái tóc đã thay đổi. Phép 
đối càng làm nổi bật tình cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình: cho dù thời gian có 
làm cho mái tóc thay đổi nhưng tình cảm với quê hương không hề đổi thay, trước 
sau như một, vẫn nguyên vẹn, thắm thiết, bền chặt. 
 Phân tích tác phẩm phải gắn liền với thân thế, phong cách tác giả và hoàn 
cảnh xã hội nảy sinh tác phẩm, điều đó sẽ giúp học sinh hiểu tác phẩm một cách 
đúng đắn, sâu sắc hơn. 
 Chẳng hạn, phong cách thơ Lý Bạch là phong cách của một thi tiên. Ông là 
người thông minh, biết làm thơ từ thuở nhỏ, giao du rộng rãi. Từ trẻ ông đã xa gia 
đình đi du ngoạn tìm đường lập công danh sự nghiệp. Chính vì điều đó đã ảnh 
hưởng không nhỏ đến phong cách thơ của ông, ảnh hưởng đến các tác phẩm của 
ông. Vì vậy , dạy thơ ông, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh cảm nhận theo 
hướng trên ,chẳng hạn trong 2 câu thơ : 
 Phi lưu trực há tam thiên xích
 Nghi thị ngân hà lạc cửư thiên
 ( Vọng Lư Sơn bộc bố )
 Dịch thơ : Nước bay thẳng xuống ba ngàn thước 
 Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây. 
 Lý Bạch đã xây dựng một hình tượng thiên nhiên kì vĩ và diệu xảo nhờ trí 
tưởng tượng mạnh mẽ, kì lạ, đạt đến mức điêu luyện. Chính sự lãng mạn, phóng 
túng ấy đã tạo nên nét riêng trong thơ Lý Bạch.
 Dạy thơ nói chung đã khó, dạy thơ tiếng nước ngoài qua bản dịch ( đặc biệt 
là thơ chữ Hán ) lại càng khó hơn. Bởi lẽ một thực tế , giữa nguyên tác và bản dịch 
vẫn có độ chênh: Hao hụt hoặc sai lệch ít nhiều  Vì lẽ đó, khi dạy những tác 
 Nguyễn Ngọc Khải 13 Trường THCS Lương Thế Vinh 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_tho_tru_tinh_trung_dai_ngu_v.doc