SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Năm 2016 có một em học sinh lớp 7 trường tôi, gần nhà tôi ở bị đau bụng dữ dội, tôi nhìn thấy em nằm lăn lộn, quằn quại thấy rất thương. Cả nhà vội đưa em đi bệnh viện, khi đưa đến bệnh viện làm các xét nghiệm, siêu âm thật lâu mới phát hiện được là em bị giun chui cuống mật. Bác sĩ dùng nhiều biện pháp nhưng không được cuối cùng phải mổ nội soi để gắp con giun ra. Giun đũa được gắp ra dài khoảng 20 cm, đầu thuôn nhọn nên. Dù qua cơn nguy hiểm nhưng em vẫn còn đau vì vết mổ và đây có lẽ là việc không bao giờ em quên được. Như chúng ta biết bệnh giun – sán rất phổ biến ở Việt Nam. Theo ước tính, mỗi năm người Việt Nam mất 28,5 triệu lít máu để nuôi các loại ký sinh trong cơ thể. Hàng chục triệu người mắc bệnh giun – sán, tỷ lệ nhiễm giun sán cao ở trẻ em, học sinh, sinh viên. Ở tuổi như các học sinh bị nhiễm giun sán thì cũng là bình thường vì các em hay ăn uống lung tung; ăn quà vặt mọi nơi, mọi chỗ không cần nghĩ đến chuyện phải giữ vệ sinh; và gia đình thì thường quên không theo dõi để cho các em uống thuốc tẩy giun định kỳ đúng lịch và các em cũng quên uống thuốc tẩy giun định kỳ. Nhưng lần đầu chứng kiến cảnh 1 em bị giun chui cuống mật như trên thật sự tôi thấy vấn đề rất rất nghiêm trọng, tôi thấy chúng ta không thể coi thường bệnh này. Bệnh giun sán thực tế có thể phòng ngừa được và đa số bệnh giun sán cũng dễ chữa do đó tôi nghĩ mình phải góp phần giáo dục các em phòng chống bệnh này để hạn chế tác hại của giun sán với các em. Từ năm 2016 đến nay tôi đảm nhận dạy sinh học 7 tôi đã vận dụng các phương pháp để giúp các em phòng chống bệnh giun sán và cũng đạt được một số kết quả nhất định, đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7”. II. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu về tác hại của giun sán, các cách tuyền truyền cũng như phương pháp dạy học để tuyên truyền cho học sinh, người dân phòng bệnh, phòng tác hại của giun sán hiệu quả, thiết thực. - Giúp mọi người có phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh giun sán đúng cách, hiệu quả để có một sức khỏe tốt. 1 Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7 trợ thuốc phòng bệnh giun nữa. Các em phải được gia đình quan tâm chăm sóc và tự có định hướng, thời gian cho các em uống thuốc phòng giun sán. - Qua tìm hiểu học sinh khối 7 khi dạy môn sinh học thì rất nhiều em chưa quan tâm đến việc phòng bệnh giun gián và kể cả bố mẹ các em cũng thế, thực tế nhiều bố mẹ còn không để ý đến điều này nhất là bố mẹ học sinh là người dân tộc thiểu số. - Tôi tiến hành khảo sát học sinh khối 7 mà tôi giảng dạy 2 năm qua với câu hỏi như sau: CÂU HỎI THAM KHẢO 1. Từ khi em lên lớp 6 đến nay thì việc uống thuốc tẩy giun định kỳ của em như thế nào? Trả lời: Đánh dấu ( x ) vào câu trả lời đúng với bản thân em. - Uống theo định kỳ (6 tháng – 1 năm): - Ít uống : - Em không nhớ: - Chưa uống lần nào: 2. Lý do em uống thuốc hay không uống là do: Uống thuốc Không uống Bố mẹ nhớ Em nhớ nhắc Bố mẹ Em không 3. Các biện phápcho đãuống tiến hànhđể uống để giải quyếtkhông vấn nhớ đề: Trìnhnhớ bày trình tự những biện pháp, cácthuốc bước cụ thể, trong đó có nhậncho xét uống về vai trò, tác dụng, hiệu quả Trảcủa lờitừng (đánh biện pháp hoặc từng bước đó. dấu4. Tính(x) ) mới của giải pháp: Nêu được tính mới của sáng kiến trong thực Kết quả thu được là: - Năm học 2016 – 2017: Với 81 học sinh khối 7 mà tôi giảng dạy, qua khảo sát tôi thu được kết quả như sau HS uống định kỳ HS ít uống HS chưa uống Số lượng % Số lượng % Số lượng % 20 25 31 38.3 30 36.7 Kết quả thu được là: - Năm học 2017 – 2018: Với 75 học sinh khối 7 mà tôi giảng dạy, qua khảo sát tôi thu được kết quả như sau HS uống định kỳ HS ít uống HS chưa uống 3 Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7 Ở mỗi loài động vật các em đều được tìm hiểu về cấu tạo, lối sống, dinh dưỡng, sinh sản, vai trò cụ thể là lợi ích hay tác hại. 5 Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7 Người bị nhiễm giun, sán Một con sán lá ruột sống trong ruột người Trong quá trình dạy học ở mỗi loài giun sán tôi đều cho các em nghiên cứu kỹ về dinh dưỡng, cấu tạo, lối sống, vòng đời và tác hại của động vật sau đó. Sau đó yêu cầu các em nghiên cứu kỹ về nguyên nhân mắc bệnh và cách phòng tránh để từ đó giáo dục các em phòng bệnh về giun sán. Tôi dành thời gian để kiểm tra các em có vận dụng vào thực tế hay không, vận dụng ra sao, có hiệu quả không bằng nhiều hình thức như quan sát, tìm hiểu qua trao đổi, giao bài tập, kiểm tra đánh giá. 1.1. Bài Sán lá gan – Đặc điểm của ngành giun dẹp Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Tôi cho các em quan sát hình ảnh về sán lá Học sinh theo dõi video và một số gan. Ví dụ hình ảnh về sán lá gan. 7 Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7 dinh dưỡng nuôi cơ thể. Hoạt động 3. Sinh sản Để giáo dục về phòng tránh bệnh sán lá gan 1. Cơ quan sinh dục. thì tôi quan tâm kỹ hơn về vòng đời 2. Vòng đời. - Tôi cho học sinh quan sát hình ảnh về vòng - HS theo dõi đời của sán lá gan ? Hãy cho biết vòng đời của sán lá sẽ bị ảnh hưởng thế nào nếu trong thiên nhiên xảy ra các tình huống sau: - Trứng sán lá gan không gặp nước - HS trả lời, nhận xét cho nhau để - Ấu trùng nở ra không gặp cơ thể ốc thích thấy sán lá gan sống rất dai, trải qua hợp? nhiều giai đoạn biến thái khác nhau - Kén sán bám vào rau bèo... chờ mãi không nên khó tiêu diệt. gặp trâu bò ăn phải? - Sán lá gan thích nghi với phát tán nòi giống như thế nào? GV nhận xét các ý kiến của HS -Sán ( trong trâu bò) trứng ấu ? Quan sát hình 11.2 SGK. Em hãy viết sơ đồ trùng ấu trùng ký sinh ở ốc ấu vòng đời của sán lá gan. trùng có đuôi sống ở môi trường - GV: Trâu bò ở nước ta mắc bệnh sán lá gan nước kết kén bám vào cây rau, với tỉ lệ cao, vì chúng làm việc hoặc hay sống bèo. trong môi trường đất ngập nước. Trong môi HS các nhóm bổ sung hoàn thiện trường đó có rất nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá lá gan. Thêm nữa, trâu bò thường ăn các cây cỏ từ thiên nhiên, uống nước, có các kén sán bám ở đó rất nhiều. - Qua vòng đời của sán lá gan em sẽ phòng -Hs vận dụng kiến thức suy nghĩ các bệnh sán lá gan cho trâu bò như thế nào? cách để phòng bệnh sán lá gan cho trâu bò, như + Không cho trâu bò ăn thực vật thủy sinh hoặc rửa kỹ rau bèo bằng Nếu biết trâu bò bị nhiễm sán em có ăn thịt nước muối trước khi cho trâu bò ăn. trâu bò không? + Không để trâu bò ăn ốc + Cho trâu bò uống thuốc tấy giun, sán... 9 Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7 Cấu tạo của sán dây + Nơi sống của sán dây: kí sinh ở ruột non người và cơ bắp trâu, bò. + Đặc điểm cơ thể: Đầu sán nhỏ có giác bám, thân sán gồm hàng trăm đốt, ruột tiêu giảm, bề mặt cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Mỗi đốt sán đều mang một cơ quan sinh dục lưỡng tính. Các đốt cuối cùng chứa đầy trứng. + Cách xâm nhập: Trâu, bò, lợn ăn phải, ấu trùng phát triển thành nang sán. Người ăn phải thịt trâu, bò, lợn gạo, sẽ mắc bệnh sán dây. + Tác hại: Sán xâm nhập vào trâu, bò, lợn, chó, ... gây ra xanh xao, chậm lớn và dễ lây lan sang người. Bệnh sán dây xâm nhập vào người gọi là bệnh nhiễm lợn gạo, khi ấu trùng gây bệnh lợn gạo cho người thì các triệu chứng thể hiện tùy thuộc vào cơ quan chúng gây bệnh như: - Lợn gạo ở não: Nếu ấu trùng sán định cư tại não thì chúng có thể gây ra tăng áp lực nội sọ gây nhức đầu, động kinh cục bộ, suy giảm trí tuệ, yếu, liệt chi thậm chí có thể rối loạn tâm thần. Tất cả các triệu chứng trên ở mức độ nào còn tùy thuộc vào số lượng và vị trí định cư của ấu trùng sán trong não người. - Lợn gạo ở mắt: Ấu trùng có thể định cư tại hốc mắt, mí mắt, kết mạc mắt hoặc trong mắt chúng có thể gây ra những rối loạn thị gác và tùy vào vị trí của ấu trùng định cư ở mắt. - Lợn gạo ở trong tế bào cơ: ít có biểu hiện lâm sàng trừ khi với số lượng nhiều chúng có thể gây đau cơ và sau thời gian dài chúng sẽ bị vôi hóa ngay trong cơ, nơi chúng định cư. - Lợn gạo ở dưới da: có thể thấy những nốt lổn nhổn có thể sờ thấy rõ, đôi khi chúng gây ngứa. Qua đây ta thấy sự nguy hiểm của sán dây đối với động vật, người. + Cách phòng bệnh: để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, khuyến cáo người dân: 11 Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7 Trong khi 2 học sinh nhóm trình bày thì các bạn học sinh đều rất ngỡ ngàng, vẻ hoảng sợ sau đó nhìn vẻ mặt rất quyết tâm phải phòng tránh cho mình bệnh sán dây. Và bản thân là giáo viên dạy sinh học nhưng nhìn hình ảnh và nội dung của các em bản thân cũng thấy rất nổi da gà vì sợ và nghĩ bản thân mình cũng phải cố gắng phòng tránh bệnh sán dây cho mình, người thân của mình. 1.3. Bài Giun đũa Đối với bài giun đũa trong quá trình dạy học tôi nhấn mạnh các câu hỏi về tác hại, cách phòng tránh bệnh giun đũa và yêu cầu các em trả lời hoặc hoạt động nhóm trả lời để hiểu rõ bản chất, như: ? Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa có thể chui vào ống mật của người? Hậu quả gây ra như thế nào đối với con người? Học sinh biết được đặc điểm giun đũa thuôn 2 đầu có thể chui rúc trong ruột, một số nội tạng người và có thể chui vào ống mật. Khi chui vào ống mật người bệnh sẽ đau bụng dữ dội và rối loạn tiêu hóa do ống mật bị tắc. Hình ảnh siêu âm của bác sĩ chẩn đoán ca bệnh giun chui ống mật. ? Đối tượng nào thường mắc bệnh giun đũa? Nêu các bệnh do giun đũa gây ra? Các em biết trẻ em thường mắc bệnh giun đũa do thói quen mút tay, không giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn uống lung tung, không giữ vệ sinh ăn uống, ... ? Qua vòng đời của giun đũa em thấy hoạt động “ rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống” có liên quan gì đến bệnh giun đũa? ? Tại sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun 1 – 2 lần trong 1 năm? ? Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người. Khi 1 học sinh trả lời, học sinh khác lắng nghe, nhận xét, góp ý cho bạn thì kiến thức các em sẽ thu được đầy đủ hơn, tôi bổ sung thêm kiến thức, hình ảnh. Ở bài này từ câu trả lời của các em tôi tóm lược kiến thức cho các em: Đối với trẻ em, giun có thể bị nhiễm do ăn thức ăn không sạch hay nấu chưa chín, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau quả chưa được rửa sạch, tay bẩn, nguồn 13
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_phong_chong_benh_giun.docx