SKKN Một số kinh nghiệm khắc sâu kiến thức văn biểu cảm Lớp 7 THCS

docx 18 trang sklop7 10/06/2024 1070
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm khắc sâu kiến thức văn biểu cảm Lớp 7 THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm khắc sâu kiến thức văn biểu cảm Lớp 7 THCS

SKKN Một số kinh nghiệm khắc sâu kiến thức văn biểu cảm Lớp 7 THCS
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN ĐỐNG ĐA
 PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
 ---***---
 Mã SKKN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHẮC SÂU KIẾN THỨC 
 VĂN BIỂU CẢM LỚP 7 THCS
 Lĩnh vực : Văn học
 NĂM H￿C 2O14 – 2O15 Sáng kiến kinh nghiệm
 Một số kinh nghiệm khắc sâu kiến thức văn biểu cảm ở lớp 7 THCS
 A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trong cuộc sống, bộc lộ cảm xúc là nhu cầu thiết yếu của con người. Có nhiều cách 
bộc lộ niềm vui và nỗi buồn, những tư tưởng, tình cảm. Một trong những cách bộc lộ ấy là 
dùng ngôn từ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Đó cũng là cách bộc lộ tình cảm rất độc đáo của 
con người. Sự biểu lộ đó đã làm xuất hiện các bài văn, bài thơ, các tác phẩm văn chương sử 
dụng phương thức biểu cảm.
 Như vậy, cùng với tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh thì biểu cảm trở thành một 
trong các phương thức biểu đạt của con người cũng như văn chương. Sự xuất hiện văn biểu 
cảm là do nhu cầu của cuộc sống và văn biểu cảm đã đáp ứng nhu cầu tự bộc lộ đời sống nội 
tâm của con người.
 Vào năm học 2014-2015, tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7D. Khi dạy 
sang phần văn biểu cảm, ngay từ những tiết học đầu tiên, tôi nhận thấy, mặc dù biểu lộ tình 
cảm, cảm xúc là một nhu cầu thiết yếu của con người nhưng học sinh nhiều em chưa biết cách 
bộc lộ cảm xúc của mình, để khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Khi hành văn, các em 
còn lẫn lộn, chưa phân biệt rõ ràng giữa văn biểu cảm với các thể loại văn khác. Làm thế nào 
để cho các em nhận thấy rõ yếu tố biểu cảm trong các tác phẩm đã học? Làm thế nào để các 
em nắm được các biểu hiện nó trong các thể loại văn chương và biết cách thể hiện cách cảm, 
cách nghĩ của mình về một hiện tượng, một sự việc trong cuộc sống. Đó là những vấn đề tôi 
trăn trở, muốn cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này.
 B. ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 1. Đối tượng nghiên cứu
 * Chương trình Ngữ văn 7 (Văn biểu cảm chiếm 16 tiết trong tổng số 140 tiết của 
chương trình)
 * Tôi dạy trực tiếp lớp: 7D của trường
 2. Cơ sở nghiên cứu:
 - Giúp em viết bài văn hay lớp 7 (Trần Đình Chung chủ biên)
 - Một số tài liệu có liên quan đến việc đổi mới giáo dục THCS gồm một số vấn đề 
chung về chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn THCS - Sách giáo viên - Ngữ văn 7 + 
Ngữ văn 9.
 - Tài liệu văn biểu cảm ở THCS (của Nguyễn Trọng Hoàn - Nguyễn Trí)
 3. Phương pháp nghiên cứu:
 - Tôi đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau:
 2 Sáng kiến kinh nghiệm
 Sự bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ cá nhân đã dẫn tới một thủ pháp thường được sử dụng 
trong các bài văn biểu cảm, đó là việc sử dụng ngôi thứ nhất. Trong nhiều bài văn biểu cảm, 
người viết xưng “tôi” kể về tâm trạng, suy nghĩ riêng tư, sâu kín của mình. Điều này chúng ta 
có thể thấy rõ qua các bài biểu cảm. Ngôi thứ nhất được sử dụng đã tạo nên tiếng nói tâm tình, 
cách nói mang đậm tính tâm sự của bài văn biểu cảm.
 Bài văn biểu cảm là sự thể hiện nội tâm của người viết theo phương thức trực tiếp hay 
gián tiếp. Người viết thường sử dụng kết hợp các biện pháp: giữa quan sát và trải nghiệm bản 
thân với quá trình liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, suy ngẫm, sử dụng các phép đối lập, 
tương phản, tương đồng, tăng tiến, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc khi 
diễn đạt.
 Ngôn ngữ văn biểu cảm giàu hình ảnh, câu văn thường dài với nhiều ý luôn luôn mở 
rộng theo chiều cảm xúc. Chính nét đặc sắc ấy làm cho văn biểu cảm tăng thêm chất trữ tình, 
tăng thêm ma lực của sự hấp dẫn, cám dỗ người đọc.
 Đích của văn biểu cảm là khêu gợi sự đồng cảm, đồng tình của người đọc. Chúng ta 
thường viết văn biểu cảm trên hai lĩnh vực: đời sống và văn học.
 - Văn biểu cảm về đời sống thường là những tình cảm và suy nghĩ tốt đẹp của người 
viết về con người, thiên nhiên, Tổ quốcví như: Cảm nghĩ về đêm trung thu (Ngữ văn 7, tập 1, 
trang 88); Cảm nghĩ về mái trường thân yêu (Ngữ văn 7, tập 1, trang 121); Cảm nghĩ về tình 
bạn (Ngữ văn 7, tập 1, trang 129)Do vậy, văn biểu cảm về đời sống còn gọi là văn trữ tình. 
Các thể loại văn học như ca dao trữ tình, thơ trữ tình, tùy bútđều là văn biểu cảm. Cảm nghĩ 
trong văn biểu cảm về đời sống phải trong sáng, chân thực mới khêu gợi được sự đồng cảm của 
người đọc.
 - Văn biểu cảm về văn học thường là những cảm nhận đúng đắn, sâu sắc của người đọc 
về vẻ đẹp hình thức và chiều sâu nội dung của tác phẩm văn học. Kiểu bài phát biểu cảm nghĩ 
về một tác phẩm văn học nằm trong phạm vi của văn biểu cảm với tác phẩm văn học. Ví dụ: 
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Ngữ văn 7, tập 1, trang 148) 
Cảm nghĩ trong văn biểu cảm về đời sống phải chính xác, sâu sắc, mới mẻ mới khêu gợi được 
sự đồng cảm của người đọc.
 Ngoài hai loại văn biểu cảm trên, trong nhà trường còn có loại biểu cảm hỗn hợp văn 
học và đời sống. Ví như: Từ các bài thơ Bài ca Côn Sơn, cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Xa 
ngắm thác núi Lư, hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa 
thiên nhiên ((Ngữ văn 7, tập 1, trang 191);
Từ các văn bản Cổng trường mở ra, cuộc chia tay của những con búp bê, hãy phát tâm sự về 
niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thưở nhỏ (Ngữ văn 7, tập 1, trang 
191) Cảm nghĩ trong văn biểu cảm về đời sống phải chính xác, sâu sắc, mới mẻ, trong sáng, 
chân thực mới khêu gợi được sự đồng cảm của người đọc.
 4 Sáng kiến kinh nghiệm
chính là diễn tả tâm trạng (tâm trạng cô gái lấy chồng xa quê), tâm trạng người xứ Huế mong 
muốn đón bạn bè vô chơi), dùng cách giãi bày cảm xúc, suy nghĩ, do đó cả 2 bài đều thuộc 
văn biểu cảm.
 Thế còn trong văn xuôi? Đoạn văn sau đây tả lại tiếng hát của một người con gái trên đài, hay là 
tâm trạng của người chiến sĩ ngoài chiến trường khi nghe trọng hát ấy?
 “Trên đài, một người con gái nào đó vừa hát một bản dân ca của đất nước ta trong 
đêm khuya. Bây giờ tất cả im lặng rồi, giọt sao ngoài khung cửa đọng lại đứng im, không 
nháy nữa, đêm đã đi vào chiều sâu mà vẫn còn nghe âm vang mãi giọng hát của người con 
gái lúc nãy. Một giọng hát dân ca ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam 
chạy tới chân trời, có lúc rụt rè e thẹn như khóe mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch 
duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng 
trộn lẫn bóng tre và bóng nắng Có lẽ không phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó 
chính là quê hương ta đang lên tiếng hát”
 (Nguyễn Trung Thành - Đường chúng ta đi)
 Đoạn văn trên miêu tả giọng hát dân ca của người con gái trên đài nhưng đó lại không 
phải là nội dung chính. Đó chỉ là cái cớ để tưởng nói đến những suy nghĩ, những tình cảm 
trong lòng người chiến sĩ khi nghe bài dân ca, giọng ca đã chấm dứt, được đi vào chiều sâu, 
nhưng lại bắt đầu cho những suy nghĩ về quê hương, về đất nước, về người mẹ của anh 
chiến sĩ. Đây mới là nội dung chính của đoạn văn. Từ đó, ta khẳng định đoạn văn thuộc loại 
biểu cảm.
 Tóm lại, từ các dẫn chứng trên, chúng ta thấy:
 - Ngoài tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh thì biểu cảm cũng là phương thức biểu 
đạt bằng ngôn từ phản ảnh tình cảm của con người với thế giới xung quanh.
 - Trong các phương thức biểu cảm, sự bộc lộ tình cảm, cảm xúc với con người, cảnh 
vật, sự việc mà người viết hướng tới phải trung thành nội dung chính của bài văn.
 - Thông qua việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc trong bài văn, người viết muốn khêu gợi ở 
người đọc sự đồng cảm, sự đồng tình và tán thành, ủng hộ mình. Phương thức biểu cảm có 
sức mạnh to lớn trong việc chinh phục nỗi lòng cũng như tâm hồn người đọc.
3. Phân biệt yếu tố biểu cảm trong văn bản và bài văn biểu cảm.
 Khi học văn biểu cảm, học sinh cần phân biệt giữa yếu tố biểu cảm trong văn bản và 
bài văn biểu cảm.
 * Yếu tố biểu cảm là những tình cảm, cảm xúc, những rung động được người viết 
thể hiện rải rác trong một văn bản như tự sự, miêu tả, nghị luận, các cách biểu lộ tình cảm này 
chiếm tỷ lệ nhỏ, không làm thay đổi được phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản. Các yếu 
tố biểu cảm làm cho bài văn tự sự hoặc miêu tả có thêm khả năng truyền cảm, tạo thêm sức 
hấp dẫn.
 6 Sáng kiến kinh nghiệm
Chào mào, sáo sậu, sáo đen,đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó 
gọi nhau trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội 
mùa xuân đấy! (Cây gạo – Vũ Tú Nam)
 Nhà văn Vũ Tú Nam đã dùng cách biểu cảm gián tiếp: Thông qua miêu tả hình ảnh cây 
gạo khi mùa xuân về, gọi đến muôn loài chim, qua cách dùng từ ngữ ví von, so sánh để diễn 
tả tình yêu quê hương tha thiết và sự gắn bó với cảnh vật làng quê.
 5. Các dạng bài biểu cảm và một vài chú ý của từng dạng
 a. Biểu cảm về một sự vật (biểu cảm về đời sống)
 Đây là dạng bài cơ bản yêu cầu các em thể hiện những suy nghĩ,đối với sự vật rất 
bình thường, quen thuộc với mình. Ví dụ như cây cối, đồ vật, con vậtBiểu cảm về một sự 
vật là thể hiện những suy nghĩ, tình cảmvề tất cả những đặc điểm của sự vật: nguồn gốc, 
hình dáng, công dụng
 b. Biểu cảm về người thân (biểu cảm về đời sống)
 Trong cuộc sống hàng ngày, không gì gần gũi hơn với chúng ta là hình ảnh, sự quan 
tâmcủa những người thân: ông bà, bố mẹ, anh chị, thầy côBiểu cảm về một người thân là 
thể hiện những cảm xúc, tình cảm , suy nghĩ của bản thân dành cho người thân đó của mình.
 Khi viết bài biểu cảm về người thân, tôi lưu ý các em làm rõ những điều sau:
 - Những ấn tượng, tình cảm và suy nghĩ chung của em về ngoại hình của người đó là 
gì? (Chú ý đến đặc điểm riêng biệt của người đó)
 - Những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của em về tính cách, con người của người đó là gì? 
Em hãy lần lượt nêu các suy nghĩ, tình cảmchung nhất rồi lis giải tình cảm đó của mình bằng 
các biểu hiện trong đời sống hàng ngày của người thân.
 c. Biểu cảm về tác phẩm văn học
 Đối với dạng bài này, trước hết học sinh cần hiểu tác phẩm văn học là một đối tượng 
mang tính nghệ thuật: cảnh, người trong tác phẩm; tình cảm, số phận của con người được thể hiện 
trong tác phẩm; nghệ thuật sử dụng ngôn từ; tư tưởng của tác phẩm. Biểu cảm về tác phẩm văn 
học nghĩa là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫmvề các phương diện 
ấy của tác phẩm.
 Học sinh cần tìm hiểu kĩ về tác phẩm. Các em cần nhớ nội dung, bố cục, nhận vật, sự 
kiện (đối với văn xuôi), thuộc được một số đoạn văn hay, thuộc thơ. Đây là yêu cầu gần như 
bắt buộc. Sau khi nhớ được tác phẩm, các em cần ghi lại những nội dung cơ bản và nghệ thuật 
của tác phẩm để có ấn tượng tổng thể. Nhưng các em không cần biểu cảm về tất cả tác phẩm 
mà cần tìm những chi tiết, hình ảnhhay làm mình xúc động, suy nghĩ, ám ảnh.
 Một điểm cần lưu ý nữa là khi biểu cảm về tác phẩm văn học là học sinh phải chú ý tới 
hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Đó chính là hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng hoặc thức dậy nỗi 
niềm con người (với thơ); làm nảy sinh tình huống, nhân vật, tư tưởng(với truyện). Vì vậy,
 8 Sáng kiến kinh nghiệm
 a. Biểu cảm về đối tượng trong đời sống
 Văn biểu cảm là phải khêu gợi được sự đồng cảm nơi người đọc. Muốn vậy, bài viết 
phải có cảm xúc chân thành, trong sáng. Những cảm xúc đẹp, trong sáng phải được thể hiện 
qua câu chữ. Câu văn lủng củng, từ ngữ khô khanthì dù tình cảm chân thực đến mấy, bài 
văn cũng khó gợi được sự đồng cảm nơi người đọc. Câu văn biểu cảm là câu văn giàu cảm 
xúc. Người viết văn biểu cảm có thể thể hiện cảm xúc của mình bằng:
 - Lớp từ ngữ biểu cảm như: thán từ, từ gọi đáp: ơi, hỡi, ôi, trời ơi, chao ôi, những từ 
trực tiếp biểu đạt tâm trạng: yêu, thương nhớ, đau đớn, xót xa
 Ví dụ: Chao ôi, mùa thu mùa thu biên giới, người và cảnh vật thật là hết chỗ trữ tình.
 - Sử dụng linh hoạt các kiểu câu như: câu đặc biệt, câu cảm thán, câu rút gọnsao 
cho phù hợp với văn cảnh.
 - Bên cạnh đó, cần sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, 
so sánh, cùng những lớp từ tượng thanh, tượng hình, từ láyđể diễn tả cảm xúc, tình cảm 
của người viết được thể hiện một cách tự nhiên, rõ nét trong văn bản
 Ví dụ:
 - Dùng câu hỏi: U tôi đã già từ bao giờ?U tôi đã già đi từ lúc nào? Tôi thực sự không 
hay. (Duy Khán)
 - Dùng nhiều từ láy: Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – 
là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng 
trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ 
mộng(Vũ Bằng)
 b. Biểu cảm về tác phẩm văn học
 Khác với biểu cảm về một đối tượng trong cuộc sống, biểu cảm về tác phẩm văn học sử 
dụng thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, trong đó quan trọng nhất là thao tác phân tích 
dẫn chứng. Không thể làm người đọcthấy được sự yêu thích của mình đối với một chi tiết, 
hình ảnh, từ ngữtrong tác phẩm nếu ta không phân tích cái hay, ý nghĩa của chi tiết, hình 
ảnh đó.
 Các thao tác phân tích dẫn chứng bao gồm:
 - Giảng giải: là cắt nghĩa, lí giải cái hay, đặc sắc của từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong tác 
phẩm văn học
 - Liên tưởng, so sánh
 - Hình dung, tưởng tượng
 Trong bài viết biểu cảm về tác phẩm, các em cần sử dụng linh hoạt các kiểu câu.
 - Không phải lúc nào cũng viết những câu dài, đôi khi nên viết câu ngắn để tạo ấn 
tượng đối với người đọc.
 - Nên dùng những câu cảm thán, từ cảm thán để bày tỏ tình cảm.
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_khac_sau_kien_thuc_van_bieu_cam_lop.docx
  • pdfSKKN Một số kinh nghiệm khắc sâu kiến thức văn biểu cảm Lớp 7 THCS.pdf