SKKN Một số kinh nghiệm trong đổi mới phương pháp dạy Ngữ văn Lớp 7 để phát huy năng lực chủ động học tập của học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong đổi mới phương pháp dạy Ngữ văn Lớp 7 để phát huy năng lực chủ động học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong đổi mới phương pháp dạy Ngữ văn Lớp 7 để phát huy năng lực chủ động học tập của học sinh
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, những năm học gần đây, giáo dục nước ta đang từng bước thực hiện chuyển đổi chương trình từ dạy học theo hướng tiếp cận nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Nếu như dạy học theo hướng tiếp cận nội dung với mục đích trang bị kiến thức, coi trọng việc học sinh học được những kiến thức gì, càng trang bị được nhiều kiến thức cơ bản, hiện đại càng tốt. Thì dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ngoài việc trang bị kiến thức còn chú trọng việc vận dụng các kiến thức kĩ năng có được vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn học tập và cuộc sống. Để đáp ứng được mục tiêu dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ Văn nói riêng theo hướng tiếp cận Chương trình GDPT mới 2018, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cần sự đổi mới đồng bộ về chương trình, phương pháp dạy học và soạn giáo án theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học. Năm học 2020-2021, 2021-2022 Phòng GD-ĐT Hà đông đã tổ chức các chuyên đề như: chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, chuyên đề về đổi mới soạn giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh, chuyên đề sử dụng biện pháp hiệu quả để phát huy năng lực chủ động học tập của học sinh cùng với những hướng dẫn cụ thể đến tất cả giáo viên cấp THCS trong toàn quận và xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2021-2022, năm thực hiện chương trình GDPT 2018 được triển khai thực hiện ở khối lớp 6. Bởi vậy mỗi người giáo viên cần hiểu phương pháp dạy học là một trong những thành tố quan trọng của quá trình dạy học, có vai trò quyết định đối với chất lượng, hiệu quả quá trình dạy học. Trong nhà trường hiện đại, phương pháp dạy học có sử mạng tạo ra môi trường, điều kiện và các cơ hội để người học hoạt động, nhận thức, trải nghiệm, giao tiếp, làm việc hợp tác, cảm nhận và tư duy chủ động trước những vấn đề học tập để đạt được hiệu quả nhất mục tiêu dạy học. Trong chương trình giáo dục ở bậc trung học cơ sở, môn Ngữ văn có vị trí rất quan trọng, là môn học chủ yếu, chiếm nhiều thời lượng trong chương trình giáo dục. Dạy học môn Ngữ văn có mục đích giúp người học có kĩ năng giao tiếp với việc sử dụng thành thạo 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Môn Ngữ văn ở trường THCS trang bị những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ (trọng tâm là tiếng Việt) và văn học, phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mỹ. Bồi dưỡng tinh thần, tình cảm như tình yêu tiếng Việt, yêu thiên nhiên, gia đình, lòng tự hào dân tộc Cho nên việc dạy Ngữ văn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Đây là những học sinh vừa bước chân vào cấp học mới chắc hẳn các em còn nhiếu bỡ ngỡ là làm thế nào để học tốt môn Ngữ văn. Chắc hẳn đây là mong muốn chính đáng 3 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận 1.1. Phương pháp dạy học môn Ngữ văn Phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS là tổng hợp cách thức phối hợp, tác động qua lại lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học môn Ngữ văn; nhằm thực hiện tốt các mục tiêu dạy học môn Ngữ văn ở bậc học THCS. 1.2. Khái niệm đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn Theo từ điển tiếng Việt, đổi mới là “thay đổi cho khác hẳn với trước, tiến bộ hơn, khắc phục tình trạng lạc hậu, trì trệ và đáp ứng với yêu cầu đổi phát triển” [28, tr.337]. Từ những phân tích trên đây, có thể quan niệm đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS như sau: Đổi mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS là quá trình tác động làm thay đổi, chuyển biến PPDH môn Ngữ văn theo chiều hướng tiến bộ; khắc phục tình trạng lạc hậu về cách dạy và cách học; đáp ứng với yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS. Mục tiêu của đổi mới PPDH môn Ngữ văn là làm thay đổi cách dạy và cách học theo chiều hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Mục tiêu cuối cùng của đổi mới PPDH là đảm bảo cho PPDH đáp ứng yêu cầu của đổi mới dạy học và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn Ngữ văn ở bậc THCS. 2. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện Năm học 2021-2022 tôi trực tiếp dạy chính khóa, dạy phụ đạo học sinh yếu kém và Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn lớp 7. Ngay từ những buổi đầu tiếp xúc, dạy dỗ các em tôi nhận thấy: - Đa số các em là học sinh ngoan, tham gia học tập đầy đủ, trong lớp ngồi học trật tự nhưng chỉ có đôi ba bạn chăm chỉ học tập còn lại chưa chăm chỉ học tập. Trong bốn tuần đầu sau khi hướng dẫn cách học và soạn bài, làm bài trước khi đến lớp thì tiết nào kiểm tra cũng có học sinh không soạn bài, làm bài, học bài (số lượng ít nhất là 12 em trên 39 em). Năng lực học Ngữ văn của các em chưa sâu sắc và tinh tế, còn non nớt, nghèo nàn. Chưa có sự say mê hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ...Chưa nắm chắc những kiến thức cơ bản về Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn. Sự tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học còn ít ỏi, kỹ năng viết văn còn chậm, diễn đạt còn vụng về chưa lưu loát, vốn từ nghèo nàn,... - Các con học còn thụ động, thiếu sáng tạo thể hiện ở việc học thiếu hứng thú, học đối phó và về nhà chỉ còn biết học thuộc để trả lời bài và làm bài kiểm tra. Cách học đó tất nhiên cũng không có điều kiện tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo, cũng không được khuyến khích sáng tạo. Một số kinh nghiệm trong đổi mới phương pháp dạy Ngữ văn lớp 7 để phát huy năng lực chủ động học tập của học sinh 5 Sau khi đã có kết quả khảo sát thực tế của trường, của lớp tôi bàn bạc với nhóm giáo viên dạy Ngữ văn 7 phân chia thành các nhóm: nhóm học sinh khá, giỏi; nhóm trung bình; nhóm yếu kém để bồi dưỡng, phụ đạo cho phù hợp với đối tượng, sau nữa là lập hồ sơ học tập cho từng em (chú trọng đến hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập, kết quả ở các lớp trước đó) để có những biện pháp phù hợp. Dưới đây là những biện pháp mà tôi đã thực hiện. 3. Những biện pháp thực hiện 3.1. Biện pháp thứ 1 Đổi mới cách soạn bài theo chương trình GDPT 2018 để phát huy năng lực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Việc soạn giáo án đối với giáo viên bộ môn nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng hiện nay chúng ta đang nặng về thiết kế nội dung - đích đến là nội dung kiến thức giáo viên trang bị cho học sinh. Qua giáo án chủ yếu là thấy được giáo viên làm gì? trang bị kiến thức gì? Chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học hiện nay bên cạnh mục tiêu về chuẩn kiến thức kĩ năng cần coi trọng dạy học phát triển năng lực học sinh, coi trọng khả năng vận dụng kiến thức kĩ năng đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong học tập và trong cuộc sống. Chúng ta chưa có được bộ tài liệu hướng dẫn soạn giáo án chính thống, chưa có những định hướng cụ thể. Bởi vậy, thực tế đa số giáo viên nói chung và giáo viên Ngữ Văn nói riêng đang tự thiết kế giáo án theo cách hiểu của cá nhân mình. Và không ít giáo viên đang sao chép, lắp ráp các bước trong soạn giáo án một cách hình thức đối phó. Cũng không ít giáo viên sử dụng giáo án cũ đã soạn trước đây nhiều năm mà không hề có sự chỉnh sửa điều chỉnh mặc cho đối tượng HS có thay đổi ra sao? mục tiêu dạy học đặt ra như thế nào? Mặt khác nhiều giáo viên quan niệm giáo án chỉ để “cho có” khi cấp trên kiểm tra, còn việc lên lớp lại hoàn toàn khác biệt với giáo án được thiết kế. Vì vậy để đổi mới phương pháp trước tiên chúng ta phai thay đổi cách nghĩ, thay đổi cách soạn. Khi soạn cần đảm bảo đầy đủ các bước thiết kế một giáo án Ngữ Văn THCS theo định hướng phát triển. Các bước thiết kế một giáo án Ngữ Văn THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh. * Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học - Mục tiêu phải hướng đến HS đạt được gì sau bài học. - Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ cần đạt trong từng bài học cụ thể. - Căn cứ vào từng bài học cụ thể để xác định các năng lực, phẩm chất cần hình thành và phát triển bao gồm: Các năng lực cốt lõi: Một số kinh nghiệm trong đổi mới phương pháp dạy Ngữ văn lớp 7 để phát huy năng lực chủ động học tập của học sinh 7 Hoạt động hình thành kiến thức nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng mới thông qua việc nghiên cứu tài liệu; thực hành; hoạt động trải nghiệm sáng tạo... Kết thúc hoạt động này, trên cơ sở kết quả hoạt động học của học sinh thể hiện ở các sản phẩm học tập mà học sinh/ nhóm học sinh hoàn thành, giáo viên cần chốt kiến thức mới để học sinh ghi nhớ và vận dụng.Trong hoạt động này cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, chú trọng việc tổ chức hoạt động cho học sinh nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh hướng đến phát triển năng lực - Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập Hoạt động luyện tập nhằm giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được thông qua yêu cầu áp dụng trực tiếp kiến thức vào giải quyết các câu hỏi/ bài tập/ tình huống/ vấn đề trong học tập. Kết thúc hoạt động này, nếu cần, giáo viên có thể lựa chọn những vấn đề cơ bản về phương pháp, cách thức giải quyết các câu hỏi/ bài tập/ tình huống/ vấn đề để học sinh ghi nhớ và vận dụng, trước hết là vận dụng để hoàn chỉnh câu trả lời/ giải quyết vấn đề đặt ra trong Hoạt động khởi động. - Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng Hoạt động vận dụng nhằm giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề mang tính thực tiễn. Đối với câu hỏi/bài tập liên quan đến phát triển năng lực học sinh yêu cầu câu hỏi/bài tập đưa ra phải đánh giá được 4 mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) trong đó ưu tiên những câu hỏi/bài tập gắn liền với thực tiễn đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết các tình huống thực tiễn đó.Triển khai ở lớp, ở nhà, cộng đồng. Hoạt động tìm tòi mở rộng nhằm tạo cho học sinh thói quen không bao giờ dừng lại với những gì đã học và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhà trường còn rất nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học, ham mê học tập suốt đời. Giáo viên cần giúp học sinh tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng không cần tổ chức ở trên lớp và không đòi hỏi tất cả học sinh phải thực hiện như nhau. Giáo viên cần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện; khuyến khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp. - Hoạt động 5: Hoạt động hướng dẫn tự học - là những định hướng của giáo viên trong việc học bài cũ với những nhiệm vụ cụ thể, bài tập cụ thể. Định hướng về chuẩn bị bài mới cho tiết học tiếp theo. Đây là hoạt động quan trọng, trên thực tế nhiều giáo viên xem nhẹ nên chỉ thực hiện qua loa cho có thậm chí có giáo viên còn bỏ qua hoạt động này. Bởi lẽ, tiết học tiếp theo diễn ra như thế nào có đạt được mục tiêu bài Một số kinh nghiệm trong đổi mới phương pháp dạy Ngữ văn lớp 7 để phát huy năng lực chủ động học tập của học sinh 9 C. LUYỆN TẬP Mục tiêu (MT cần đạt của hoạt động) Phương pháp/kĩ thuật dạy học Hình thức tổ chức Phương tiện dạy học. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Chuyển giao nhiệm vụ học tập Thực hiện nhiệm vụ GV phân Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh công trao đổi, thảo luận Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Kết thúc hoạt động, học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào động học. vở. Có dự kiến SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động: D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG Mục tiêu (MT cần đạt của hoạt động) Phương pháp/kĩ thuật dạy học Hình thức tổ chức Phương tiện dạy học. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Chuyển giao nhiệm vụ học tập - - Thực hiện nhiệm vụ GV phân công. Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh - Trao đổi, thảo luận. thực hiện nhiệm vụ Kết thúc hoạt động, - Báo cáo kết quả học tập. Trình bày Gv kết luận vấn đề để HS lĩnh hội, ghi vào sản phẩm của hoạt động học. vở. Dự kiến SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động: E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Hướng dẫn học bài ở nhà (Nội dung, câu hỏi bài tập ở nhà). - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới Với cách thiết kế tiết dạy Ngữ văn THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh là điều mà mỗi GV trăn trở, bản thân tôi thấy rằng: Trước hết, nó đã thể hiện được tiến trình lên lớp một cách rõ ràng hướng đến chú trọng tổ chức hoạt động cho HS, để HS tìm ra nội dung cần học, qua đó mà biết cách học, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, hình thành và phát triển năng lực cho học sinh (bao gồm năng lực chung, năng lực chuyên biệt). Mặt khác, với giáo án “năng lực” này nó đã khắc phục được hạn chế của giáo án truyền thống hay còn gọi là “giáo án nội dung”chỉ tập trung vào mục tiêu trang bị những kiến thức, hiểu biết của GV về một vấn đề nào đó cho HS; HS tiếp thu những kiến thức mà GV cung cấp một chiều và mang tính áp đặt (cũng có phát vấn và yêu cầu HS trao đổinhưng cuối cùng vẫn là ý kiến của GV), do đó hạn chế về cách học và tự học (theo PGS. TS. Đỗ Ngọc Thống). Hơn nữa, khi thiết kế giáo án năng lực với 5 hoạt động tôi nhận thấy các giờ lên lớp trở nên linh hoạt hơn, “mở” hơn, sự tương tác giữa HS với HS, HS với GV hiệu quả hơngóp phần đáp ứng yêu cầu dạy học nói chung dạy học Ngữ Văn nói riêng hiện nay. Một số kinh nghiệm trong đổi mới phương pháp dạy Ngữ văn lớp 7 để phát huy năng lực chủ động học tập của học sinh
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_doi_moi_phuong_phap_day_ngu_va.doc