SKKN Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học phân môn Lịch sử Lớp 7
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học phân môn Lịch sử Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học phân môn Lịch sử Lớp 7
1/22 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi là chiến lược của dân tộc mình, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Tương lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó. Muốn nâng cao chất lượng dạy học thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học chiếm vai trò hết sức quan trọng. Đổi mới phương pháp dạy học cũng chính là đổi mới người thầy, biến những kiến thức hàn lâm, khô cứng trong sách giáo khoa trở thành những thông tin đơn giản, sinh động và dễ tiếp thu đối với học trò. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục với mô hình “ lấy học sinh làm trung tâm” – là mục tiêu quan trọng mà ngành giáo dục đang ưu tiên hướng tời nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho tương lai. Thực tiễn dạy học Lịch sử hiện nay đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực. Song trên thực tế, môn Lịch sử vẫn có những biểu hiện sa sút cả về số lượng và chất lượng như số lượng học sinh say mê và yêu thích môn sử là rất ít, đại bộ phận học sinh và thậm chí một số giáo viên coi môn sử chỉ là ‘môn phụ’, chất lượng điểm thi môn Lịch sử những năm gần đây thấp. Bộ môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở với nhiệm vụ cung cấp một khối lượng kiến thức tương đối lớn về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới đã đặt ra những yêu cầu cao mới thực hiện được. Tuy nhiên, cách dạy hiện nay vẫn còn tình trạng “thầy đọc, trò ghi”, dạy chay, lối mòn đó đem đến sự khô khan, không thể gây hứng thú cho học sinh đối với môn học. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải có phương pháp dạy học phù hợp, tạo sự yêu thích và có được không khí lịch sử thực sự trong các giờ học để thu hút học sinh. Có rất nhiều biện pháp đã được đưa ra nhằm tăng cường chất lượng học tập đối với bộ môn Lịch sử nói riêng và các môn khoa học xã hội nói chung. Dạy học theo nhóm là một phương pháp dạy học luôn được ngành giáo dục quan tâm chỉ đạo nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và được 3/22 - Phương pháp quan sát. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp điều tra, khảo sát. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm 6. Một số tiết dạy minh họa trong sáng kiến - Tiết 1, Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu - Tiết 4, Bài 2. Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa - Tiết 11, Bài 3: Phong trào văn hóa phục hưng và cải cách tôn giáo. - Tiết 13, Bài 4. Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX - Tiết 16, Bài 5: Án Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX - Tiết 32, Bài 11. Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225) - Tiết 35, Bài 12. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077) 5/22 Hai là, do tâm lí học sinh và cả gia đình học sinh vẫn còn xem phân môn Lịch sử là một “môn học phụ” nên không đầu tư nhiều cho việc học tập phân môn này. Ba là, do học sinh chưa có thời gian học tập đa số các em là con em của những gia đình nông dân khó khăn, một bộ phận gia đình học sinh ít quan tâm đến việc học tập của con em mình, sau thời gian học tập ở trường, về nhà các em còn phải phụ giúp gia đình làm công việc nhà (như: chăn bò, trông em, nấu ăn dọn dẹp nhà cửa,), do đó các em không đủ thời gian cho việc tự học ở nhà, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đối với việc tiếp thu kiến thức trên lớp. Qua phiếu khảo sát điều tra 3 lớp 7A, lớp 7B và lớp 7C với tổng số 136 học sinh dưới nội dung sau: Trường THCS Tây Đằng Phiếu khảo sát học sinh lớp 7 – Phân môn Lịch sử (Tích dấu x vào nội dung em lựa chọn) Nội dung có Không 1. Nếu Lịch sử là môn học tự chọn thì em có lựa chọn để đưa vào kế hoạch học tập của mình không? 2. Hiện tại, mỗi tiết học Lịch sử có đem lại niềm say mê thích thú không? 3. Em có thường xuyên chuẩn bị những nội dung tìm hiểu bài môn Lịch sử do giáo viên yêu cầu không? 4. Môn Lịch sử có giúp em tự hào về những truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam không? Tôi thu được kết quả như sau: - Câu 1. Nếu Lịch sử là môn học tự chọn thì em có lựa chọn để đưa vào kế hoạch học tập của mình không? Có 90 học sinh chọn đáp án “Không” chiếm 66,1% - Câu 2. Hiện tại, mỗi tiết học Lịch sử có đem lại niềm say mê thích thú không? Có 80 học sinh lựa chọn đáp án “Không” chiếm 58,8% 7/22 *Các kĩ thuật chia nhóm Khi tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, giáo viên nên sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho học sinh, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp. Dưới đây là một số cách chia nhóm: - Chia nhóm theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa trong năm: Giáo viên yêu cầu học sinh điểm danh từ 1 đến 4/5/6... (tùy theo số nhóm Giáo viên muốn có là 4,5 hay 6 nhóm,...); hoặc điểm danh theo các màu (xanh, đỏ, tím, vàng,...); hoặc điểm danh theo các loài hoa (hồng, lan, huệ, cúc,...); hay điểm danh theo các mùa (xuân, hạ, thu, đông,...). Yêu cầu các học sinh có cùng một số điểm danh hoặc cùng một mầu/cùng một loài hoa/cùng một mùa sẽ vào cùng một nhóm. - Chia nhóm theo hình ghép: Giáo viên cắt một số bức hình ra thành 3/4/5... mảnh khác nhau, tùy theo số học sinh muốn có là 3/4/5... Lưu ý là số bức hình cần tương ứng với số nhóm mà Giáo viên muốn có. Học sinh bốc ngẫu nhiên mỗi em một mảnh cắt. Học sinh phải tìm các bạn có các mảnh cắt phù hợp để ghép lại thành một tấm hình hoàn chỉnh. Những học sinh có mảnh cắt của cùng một bức hình sẽ tạo thành một nhóm. - Chia nhóm theo sở thích: Giáo viên có thể chia học sinh thành các nhóm có cùng sở thích để các em có thể cùng thực hiện một công việc yêu thích hoặc biểu đạt kết quả công việc của nhóm dưới các hình thức phù hợp với sở trường của các em. Ví dụ: Nhóm Họa sĩ, Nhóm Nhà thơ, Nhóm Hùng biện,... - Chia nhóm theo tháng sinh: Các học sinh có cùng tháng sinh sẽ làm thành một nhóm. 2.2.2. Lựa chọn nội dung hoạt động nhóm Khi áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm ta phải xác định nội dung dạy học có cần phải phân nhóm hay không. Không phải bài nào, tiết học nào cũng chia nhóm. Theo tôi, những nội dung kiến thức sau đây nên tổ chức học theo nhóm: - Dạng bài học tìm hiểu về nội dung kiến thức mới. 9/22 mình (đối với nội dung hoạt động nhóm có cùng một nhiệm vụ), treo đồng loạt bảng phụ của các nhóm và nhận xét chéo. - Giáo viên dành một khoảng thời gian cho các nhóm nhận xét, trao đổi, phản biện và thảo luận chung cả lớp. *Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả kết quả hoạt động của các nhóm và chốt kiến thức. - Giáo viên nhận xét hoạt động nhóm của từng nhóm: Sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm với nhau và hiệu quả của công việc. - Giáo viên tổng kết lại, chốt kiến thức và đưa ra vấn đề tiếp theo. 2.4. Tiến hành các khâu trong quá trình thảo luận - Chuẩn bị nội dung thảo luận: + Giáo viên cần chọn nội dung thảo luận phù hợp + Cần lưu ý khi chọn đề tài thảo luận là phải xem xét nghiên cứu xem học sinh đã biết gì về chủ đề đã nêu ra. - Hướng dẫn chuẩn bị ở nhà: Đây là nội dung rất quan trọng cho hoạt động nhóm trong tiết học sau có thành công hay không. Để học sinh chuẩn bị nhanh, bám sát nội dung thảo luận giáo viên phải hướng dẫn chuẩn bị ở nhà cụ thể và chi tiết. Ví dụ : Tiết 32, Bài 11. Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225) Ở Mục 3. Tình hình kinh tế, xã hội Để học sinh có phần báo cáo đa dạng về hình thức và đầy đủ về nội dung tôi đã hướng dẫn các nhóm bằng các câu hỏi nhỏ và lắng nghe những ý tưởng của các em sau đó cùng học sinh chọn hình thức và nội dung phù hợp và sáng tạo cho phần báo cáo của nhóm mình. - Tổ chức thảo luận: + Giáo viên nên thông báo về thời gian, nội dung, công việc cụ thể của từng nhóm. + Trong quá trình thảo luận giáo viên làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi mà không tham gia ý kiến thảo luận nhưng nên định hướng cho các nhóm nếu đi lạc đề. Giáo viên cũng có thể tạo không khí thoải mái, khuyến khích sự tham gia của 11/22 Ví dụ 2: Tiết 11, Bài 3: Phong trào văn hóa phục hưng và cải cách tôn giáo. Mục 3. Phong trào cải cách tôn giáo - Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và nêu vấn đề học tập cho các nhóm như sau: + Nhóm 1: Nguyên nhân bùng nổ các cuộc cải cách tôn giáo? + Nhóm 2: Nội dung cơ bản của các cuộc cải cách tôn giáo? + Nhóm 3: Tác động của các cuộc tôn giáo đối với xã hội Tây Âu? Bước 2: Các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký, nhóm trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Bước 3: Sau thời gian hoạt động nhóm (5 phút) + Gọi đại diện một nhóm báo cáo kết quả + Các nhóm còn lại đổi phiếu học tập cho nhau + Các nhóm nhận xét bài của nhóm bạn Bước 4: Sau khi các nhóm hoàn thành giáo viên nhận xét, chốt ý và nhận xét về mức độ tích cực của các thành viên trong nhóm trong việc tham gia vào thảo luận. Ví dụ 3: Tiết 32, Bài 11. Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225) Mục 3. Tình hình kinh tế, xã hội - Nêu và giải thích được tác dụng của các chính sách của nhà Lý đối với nền nông nghiệp nước ta. - Trình bày được những nét chính về sự phát triển của thủ công nghiệp, thương nghiệp, nước ta dưới thời Lý và giải thích được nguyên nhân sự phát triển đó. - Mô tả được những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội thời Lý. Ở mục 3, phần a. Tình hình kinh tế Bước 1: GV chia lớp thành 03 nhóm, nêu vấn đề học tập cho các nhóm như sau: Nhóm 1. Tìm hiểu về tình hình kinh tế nông nghiệp thời Lý. Nhóm 2. Tìm hiểu về tình hình kinh tế thủ công nghiệp thời Lý. Nhóm 3. Tìm hiểu về tình hình kinh tế thương nghiệp thời Lý. Các nhóm chuẩn bị nội dung báo cáo ở nhà, lựa chọn hình thức báo cáo phù hợp, sáng tạo. 13/22 Ở mục 3, phần b. Tình hình xã hội Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm cặp đôi (cùng bàn), nêu vấn đề học tập cho các nhóm như sau: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: phát phiếu học tập Phiếu học tập số 10 Xã hội Đại Việt thời Lý . - Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm bàn hoàn thiện sơ đồ xã hội thời Lý. Em có nhận xét gì về xã hội thời Lý? Sự phân hóa được thể hiện như thế nào? Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Làm việc nhóm để hoàn thiện sơ đồ và trả lời câu hỏi Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả. - Gv gọi học sinh trình bày - Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Ðánh giá kết quả thực hiện. 15/22 Bước 4: Sau khi các nhóm hoàn thành giáo viên nhận xét, chốt ý và đánh giá về mức độ tích cực của các thành viên trong nhóm trong việc tham gia vào thảo luận. Nhóm 10 - 12 học sinh Ví dụ 2: Tiết 13, Bài 4. Trung Quốc từ thế kỷ VII đến giữa thế kỷ XIX Ở mục 3. Sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh: Nhằm giúp học sinh hiểu được sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 08 nhóm và nêu vấn đề học tập cho các nhóm như sau: Câu hỏi: Theo em, thành tựu kinh tế thời Minh – Thanh nào là nổi bật nhất? Vì sao? Bước 2: Các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký, nhóm trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Bước 3: Sau thời gian hoạt động nhóm (5 phút) + Gọi đại diện một nhóm báo cáo kết quả + Các nhóm còn lại đổi phiếu học tập cho nhau + Các nhóm nhận xét bài của nhóm bạn
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_to_chuc_hoat_do.doc