SKKN Một số kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp

doc 26 trang sklop7 26/06/2024 1602
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp

SKKN Một số kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp
 “Một số kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp”
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
 I. Đặt vấn đề
 Lý do lý luận: Nếu các giáo viên bộ môn có nhiệm vụ thông qua dạy chữ để 
làm người, thì ngược lại giáo viên chủ nhiệm lại thông qua việc dạy các em làm 
người để học tốt chữ. Chúng ta đang sống và làm việc ở thế kỷ XXI, hiện đại, văn 
minh cùng sự hòa nhập với cộng đồng thế giới, vì vậy bản thân không thể là con 
người thụ động, ngoan ngoãn, chỉ biết vâng lời rập khuôn một cách máy móc, mà 
thực sự phải là người biết làm chủ được bản thân, ý thức được việc mình làm, làm 
việc chủ động, sáng tạo theo ý bản thân sao cho có hiệu quả, phù hợp nhất với lợi 
ích cộng đồng. Một lớp người tương lai như vậy sẽ không thể hình thành nếu chúng 
ta không biết tạo ra cơ hội để nó được tập dược, rèn luyện tính tự giác tự quản, năng 
động, tự sáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 
 Lý do thực tiễn: Là một giáo viên chủ nhiệm ngoài quản lí, giáo dục học sinh 
lớp mình chúng tôi còn đảm nhận rất nhiều công việc khác như soạn giảng theo đặc 
thù và tính đổi mới của từng bộ môn, tư vấn học đường... nên việc lúc nào cũng theo 
dõi, luôn luôn sát cánh cùng học sinh lớp mình chủ nhiệm trong tất cả các hoạt động 
mọi nơi, mọi lúc là một điều khó có thể. Vậy làm thế nào để tiêu tốn thời gian không 
nhiều mà lớp chủ nhiệm vẫn đạt chất lượng toàn diện, bền vững, đích thực. Để giải 
quyết mâu thuẫn này, người giáo viên chủ nhiệm chỉ có con đường ngắn nhất là xây 
dựng những biện pháp nhằm phát huy tính tự quản của từng học sinh hướng đến xây 
dựng đội ngũ ban cán sự lớp trở thành cánh tay đắc lực của giáo viên chủ nhiệm. 
 Đối tượng nghiên cứu: Một số kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản 
của học sinh trong công tác chủ nhiệm 7A1 tại trường THCS Buôn Trấp.
 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về công tác chủ nhiệm của giáo viên 
THCS cụ thể là đối tượng học sinh lớp 7A1 tại trường THCS Buôn Trấp năm học 
2017 - 2018.
 Vì những lý do đó bản thân tôi luôn mong muốn chia sẻ, trao đổi và học tập 
kinh nghiệm từ các đồng nghiệp qua đề tài “Một số kinh nghiệm về việc phát huy 
tính tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp”. 
 II. Mục đích nghiên cứu
 1 “Một số kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp”
 Tính tự quản của học sinh tại trường Buôn Trấp được rèn luyện từ khi các em 
còn nhỏ ở cấp tiểu học, nên ý thức tự giác, chủ động trong công việc ở một số học 
sinh là khá tốt, Đa số các em được chọn vào hoạt động trong ban cán sự lớp, ban chỉ 
huy liên đội dưới sự dìu dắt cuả tổng phụ trách đội. Tuy nhiên bên cạnh những học 
sinh có ý thức tự quản tốt thì vẫn còn rất nhiều em ý thức tự quản chưa cao, thể hiện 
rõ nhất là khoảng thời gian sinh hoạt 15 phút đầu giờ, các hoạt động tập thể,các 
em chưa tập trung hoạt động, nói chuyện riêng, làm việc riêng, không hợp tác. Còn 
có những em khi có mặt giáo viên thì tỏ ra nghiêm túc nhưng vắng mặt giáo viên 
hoặc cán sự lớp thì vẫn còn làm việc riêng
 Một thực tế không thể phủ nhận: Hiện nay rất nhiều giáo viên đã phải đầu tư 
cho công tác chủ nhiệm một quỹ thời gian rất lớn, hơn nhiều lần so với số tiết theo 
quy định( 4 tiết/ tuần). Tuy nhiên hiệu quả đạt được vẫn chưa cao. 
 Trong chuyên môn chúng ta đang sôi nổi thực hiện nhiều phong trào nhằm 
giúp học sinh chủ động trong việc lĩnh hội tri thức, không lẽ trong công tác chủ 
nhiệm chúng ta lại để tồn tại mãi cách giáo dục thụ động, máy móc - thầy là trung 
tâm của tất cả, còn học trò cứ mãi mãi thụ động. Phải đổi mới, phải thực sự lấy học 
trò làm trung tâm, không chỉ trong chuyên môn, mà cả trong công tác chủ nhiệm. 
Phải biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, tự ý thức, tự quản lấy chính mình, tổ 
mình, lớp mình. Chỉ có như thế nhân cách học sinh mới được xác lập bền vững. 
Chất lượng giáo dục con người của chúng ta mới không bị tụt hậu, mới thỏa mãn 
được những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. 
 III. Các giải pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề
 1. Mục tiêu của giải pháp
 Tìm ra một số giải pháp giúp học sinh phát huy tối đa tính tự quản của bản 
thân và rèn luyện tính tự quản thông quá các hoạt động. Các giải pháp đưa ra nhằm 
biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục có định hướng, tự ý thức, tự quản lý bản 
thân, quản lý tổ, quản lý lớp mình. Chỉ có như thế chất lượng giáo dục của nước ta 
không bị tụt hậu, mới sánh ngang tầm các nước trong khu vực, mới đáp ứng được 
những yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại.
 Giáo viên chủ nhiệm tìm và đưa ra các giải pháp giáo dục hợp lý, có hiệu quả 
để thúc đẩy cá nhân học sinh và tập thể lớp đi lên. Giúp các em tự tin hơn, chủ động 
 3 “Một số kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp”
 Số Danh mục Đầu năm bàn giao Cuối năm kiểm kê Ghi 
 TT CSVC Số Đơn Hiện Số Đơn Hiện chú
 lượng vị tính trạng lượng vị trạng sử 
 sử tính dụng 
 dụng (còn)
 1 Bàn ghế học sinh 10 Bộ Tốt
 2 Bàn ghế giáo viên 01 Bộ Tốt
 3 Bảng táp lô điện 01 Cái Tốt
 4 Bóng đèn điện 6 Cái Tốt
 5 Quạt điện 2 Cái Tốt
 6 Rèm cửa 6 Tấm Tốt
 7 Cửa kính 14 Tấm Tốt
 8 Khẩu hiệu 2 Cái Tốt
 9 Ảnh Bác Hồ 01 Cái Tốt
 10 Thùng nước 0 Thùng Tốt
 11 Kệ thùng nước 0 Cái Tốt
 12 Ly uống nước 0 Cái Tốt
 13 Giỏ đựng rác 01 Cái Tốt
 14 1 Sọt rác + 1 Xúc rác 01 Bộ Tốt
 15 Chổi quét 01 Cái Tốt
 16 Bảng chống lóa 01 Cái Tốt
 17 Bảng thông báo 01 Cái Tốt
 18 Bộ bảng thông minh, 01 Bộ Tốt
 đèn chiếu, máy tính
 19 Khăn bàn may 01 Cái Tốt
 20 Tủ kính nhỏ 01 Cái Tốt
 21 Bản đồ 01 Cái Tốt
 Bảng 1: Danh mục bàn giao một cơ sở vật chất của các lớp với nhà trường
 Đối với ban chỉ huy liên đội: Như chúng ta đã biết đa số tất cả các phong trào 
của liên đội đưa ra đều mang tính giáo dục cho học sinh về tính tương thân tương ái, 
tinh thần tự giác như phong trào mua tăm ủng hộ người nghèo, mua lịch ủng hộ học 
 5 “Một số kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp”
 Đối với cha mẹ học sinh: Đây là nơi tin cậy và nắm rõ được tính cách của 
con mình nhất, có những học sinh ra ngoài rất lễ phép và tự giác trong mọi hoạt 
động nhưng ở nhà thì hoàn toàn ngược lại. Hãy dành nhiều thời gian khai thác và ghi 
chép cẩn thận những thông tin thu thập được trong lần tiếp xúc với phụ huynh trong 
buổi họp cha mẹ học sinh đầu năm, các buổi đi thực tế tại gia đình các em
 Đối với học sinh: Tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở và chân thành, thân 
thiện hết mức có thể để tạo cho học sinh cảm giác tin tưởng, an toàn khi tiếp xúc. Sử 
dụng ánh mắt và một số động tác của cơ thể hay còn gọi là kỹ năng giao tiếp phi 
ngôn ngữ để khuyến khích học sinh trò chuyện, chia sẻ. Tuy nhiên điều này phải có 
từ trước, do mỗi giáo viên khi xây dựng hình ảnh, ví dụ hằng ngày khi tiếp xúc học 
sinh thấy giáo viên có những biểu hiện khác biệt đột ngột sẽ làm các em có cảm giác 
không tin tưởng và tạo tâm lý đề phòng
 Sẵn sàng lắng nghe và chấp nhận quan điểm của học sinh một cách vô điều 
kiện, không phê phán, không lên án hay phản bác học sinh khi các em thể hiện quan 
điểm cá nhân của mình, hay bộc lộ những hành vi, suy nghĩ khác thường. Nhờ đó 
chúng ta mới có thể biết được nội dung các em muốn chia sẻ. Cảm thông, chia sẻ 
với học sinh, đặc biệt giáo viên cần tôn trọng cảm xúc của học sinh, xem các em có 
 7 “Một số kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp”
tiến bộ ở mỗi học sinh. Để xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn định nề nếp 
học tập thì cần có đội ngũ cán bộ, cán sự lớp năng động có trách nhiệm cao. Vì vậy 
giáo viên chủ nhiệm cần cân nhắc kỹ lưỡng để có thể chọn ra những học sinh ưu tú 
xứng đáng để đảm nhận trách nhiệm, được các bạn trong lớp tôn trọng và là cánh tay 
đắc lực để giáo viên hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm của mình.
 - Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp gồm có:
 Giáo viên chủ nhiệm phải định hướng giúp học sinh tìm hiểu chức năng, 
nhiệm vụ, quyền hạn của từng vị trí trong ban cán sự lớp. Gồm các thành viên: 
 + Gồm 01 lớp trưởng, 01 lớp phó học tâp, 01 lớp phó lao động, 01 lớp phó 
văn thể mĩ và 02 cờ đỏ (01 đội trưởng, 01 đội phó)
 + Học sinh trong lớp được chia thành 4 tổ học tập. Mỗi tổ có 01 tổ trưởng và 
01 tổ phó. Tổ trưởng, tổ phó theo dõi các hoạt động trong tổ mình, thành viên trong 
tổ theo dõi tổ trưởng và tổ phó. 
 - Sắp xếp vị trí ngồi cho học sinh: 
 Để cho ban cán sự lớp dễ làm việc giáo viên cần lưu ý như phân bố vị trí chỗ 
ngồi của học sinh sao cho hợp lý đồng đều về năng lực, có thể hỗ trợ lẫn nhau càng 
tốt, sau đó giáo viên chủ nhiệm điều chỉnh dần cho phù hợp với sự tiến bộ học tập 
của các em. Tránh không xếp những học sinh cá biệt ngồi cạnh nhau. Đặc biệt giáo 
viên nên ưu tiên vị trí ngồi của tổ trưởng phải thuận tiện, là trung tâm dễ quan sát.
 9 “Một số kinh nghiệm về việc phát huy tính tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp”
 - Xây dựng nội quy của lớp: 
 Giáo viên chủ nhiệm nên cho học sinh tự xây dựng nội quy của học sinh khi 
đến trường bằng cách trả lời những câu hỏi như: Theo em những việc gì học sinh 
không được làm khi đang trong giờ học? Tác phong học sinh khi đến trường phải 
như thế nào?... Từ câu trả lời của học sinh, sau đó dưới sự định hướng của giáo viên 
chủ nhiệm các bạn trong ban cán sự lớp sẻ tóm tắt lại thành nội quy của lớp.
 Căn cứ vào phiếu điểm thi đua của nhà trường và các tiêu chí thi đua của 
trường, lớp tôi xây dựng phiếu điểm thi đua cho học sinh và đây cũng được coi là 
nội quy của lớp. Từ đó các tổ trưởng, tổ phó theo dõi đánh giá xếp loại thi đua cuối 
tuần, cuối tháng, cuối năm. Đối với 7A1 là một lớp học sinh có năng lực khá đồng 
đều và cao hơn so với các lớp đại trà khác cùng khối nên thang điểm, nội dung cột 
mục cũng có sự khác biệt và yêu cầu chi tiết hơn để tiện cho công tác đánh giá, theo 
dõi cũng như xếp loại. (Mẫu sổ theo dõi nề nếp)
 - Phát huy tính tự giác, khả năng tự quản của học sinh.
 Trong thời gian đầu tôi tổ chức buổi họp ban cán sự lớp và hướng dẫn các kỹ 
năng trong việc theo dõi, quản lý và tổ chức sinh hoạt (mỗi tổ trưởng phải có sổ theo 
dõi các thành viên trong tổ, có nhận xét đánh giá hàng tuần trong giờ sinh hoạt lớp) 
và thường xuyên có mặt vào các buổi sinh hoạt 15 phút để theo dõi, hướng dẫn thêm 
sau khi hoàn thành các nội dung trên.
 Giáo viên cần tin tưởng khả năng của học sinh, các em hoàn toàn có thể tự 
quản được tốt vì có sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên nên biết cách 
tạo cho các em sự tự tin vào khả năng của chính mình và tạo điều kiện để các em 
được thể hiện khả năng của mình trong công việc tập thể. 
 Bồi dưỡng khả năng tự quản cho học sinh đòi hỏi phải có quá trình hướng 
dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ các em từ việc đơn giản nhất, để các em tự giải quyết công 
việc từ đơn giản đến phức tạp. Biện pháp trong giai đoạn đầu là cầm tay chỉ việc, 
sau đó để các em tự quản dần theo nguyên tắc: Khả năng tự quản của học sinh đi đôi 
với việc giảm dần sự tham gia trực tiếp của giáo viên chủ nhiêm trong từng hoạt 
động. Nên lưu ý chúng ta không tham gia trực tiếp nhưng phải gián tiếp tham gia 
cho đến khi các em có thể chủ động hoàn toàn trong công việc. Theo tôi giáo viên 
 11

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ve_viec_phat_huy_tinh_tu_quan_cua_ho.doc