SKKN Một số phương án tổ chức các hoạt động dạy học ôn tập chương môn Toán THCS
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương án tổ chức các hoạt động dạy học ôn tập chương môn Toán THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số phương án tổ chức các hoạt động dạy học ôn tập chương môn Toán THCS
CHUYÊN ĐỀ "MỘT SỐ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ÔN TẬP CHƯƠNG MÔN TOÁN THCS" PHẦN I: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Toán học là môn khoa học cơ bản. Nó phát sinh và phát triển do nhu cầu thực tiễn của con người và các ngành khoa học khác. Môn toán trong trường THCS là động lực thúc đẩy học sinh phát triển năng lực, phẩm chất trí tuệ. Vì vậy việc giảng dạy bộ môn này đòi hỏi phải chính xác với những phương pháp giảng dạy phù hợp, đúng đắn giúp học sinh hiểu sâu kiến thức một cách có hệ thống lôgíc. * Thực trạng giảng dạy: Trong các năm học vừa qua chúng ta đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong trường THCS. Sự đổi mới này thể hiện trên quan điểm giảm nhẹ lý thuyết có tính hàn lâm, nâng cao kỹ năng giải toán của học sinh. Việc hướng dẫn học sinh tìm ra phương pháp học toán phù hợp với từng loại bài là một vấn đề quan trọng. Chúng ta đã có nhiều phương pháp dạy học toán rất hiệu quả. Tuy nhiên dạy học ôn tập chương không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả vì không phải giáo viên nào cũng biết cách giúp học sinh hệ thống các kiến thức để ôn tập. Để dạy tốt một tiết ôn tập chương là một vấn đề quan trọng và khá phức tạp. Bởi lẽ trong tiết học này giáo viên phải đưa ra dạng kiến thức tổng quát cả về lý thuyết lẫn bài tập thực hành theo đúng trọng tâm của chương và nhất thiết phải giúp HS tự hệ thống hoá kiến thức đó học theo một trình tự lôgic từ khái quát đến cụ thể và ngược lại. Từ hệ thống đó giúp HS vận dụng kiến thức để giải được các dạng bài tập cơ bản, tổng hợp và nâng cao. Nhưng thực tế cho thấy khi dạy ôn tập chương nhiều giáo viên mới chỉ dừng lại ở mức độ liệt kê các kiến thức. Như vậy dẫn đến kết quả môn toán qua các kỳ thi thường không cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả không cao, trong đó có nguyên nhân về phía học sinh và cả nguyên nhân về phía giáo viên. * Học sinh không thích học tiết ôn tập chương: - Đối với học sinh khá: Một số học sinh khá đã nắm chắc kiến thức rồi mà không được giáo viên định hướng cho cách ôn tập sẽ cho rằng đó là những kiến thức học rồi, dẫn đến chủ quan không cần tìm hiểu thêm về mạch kiến thức. - Đối với học sinh trung bình và yếu: Do nhiều học sinh nắm bắt từng đơn vị kiến thức còn lơ mơ không chắc chắn ở trên lớp, về nhà lại không chịu khó học bài, hoặc chưa có phương pháp học bộ môn dẫn đến kiến thức bị hổng nhiều. - Khả năng tư duy tổng hợp của các em kém mà ở tiết học này bài tập nhiều đòi hỏi các em phải tổng hợp, xâu chuỗi kiến thức đã học và cần sự nhạy bén, linh hoạt trong việc vận dụng kỹ năng giải các bài tập tổng hợp. Điều này khiến một số học sinh không thích học. 1 Xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan đó, kết hợp với thực tế giảng dạy, theo dõi quá trình học tập của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học, chúng tôi suy nghĩ tìm tòi định hướng góp phần đổi mới phương pháp dạy học chủ yếu trong tiết ôn tập chương. Để giờ học ôn tập chương có hiệu suất cao, học sinh chủ động nắm vững kiến thức để giải các bài tập thấy được ứng dụng thực tế của toán học trong đời sống của con người, từ đó tạo cho học sinh niềm say mê, gây hứng thú và phát triển tư duy khi học bộ môn toán thì theo chúng tôi một trong những yếu tố quyết định tới sự tiếp thu kiến thức của học sinh là hướng dẫn học sinh xâu chuỗi kiến thức của chương thành hệ thống, tìm mối liên quan giữa các dạng bài tập. Vì vậy chúng tôi làm chuyên đề này trao đổi cùng các đồng chí, đồng nghiệp. + Phạm vi chuyên đề: Nói về cách dạy các loại bài: Khái niệm, định nghĩa, luyện tập, ôn tập, tổng kết đã có nhiều sách đề cập đến. Tuy nhiên nó chỉ cung cấp cho ta những định hướng mang tính hàn lâm nặng về cơ sở lý luận, phương pháp giảng dạy. Trong đề tài này chúng tôi không tham vọng thuyết trình về những lý thuyết ấy mà chỉ giới thiệu một số kinh nghiệm được rút ra qua thực tế giảng dạy các tiết ôn tập chương môn toán trong nhà trường. Những kinh nghiệm này hoàn toàn mang tính chủ quan và phù hợp với điều kiện giảng dạy ở một trường đại trà như trường chúng tôi. B. NỘI DUNG: 1. Cơ sở xuất phát: - Ôn tập tổng kết là xâu chuỗi kiến thức đã học thành hệ thống, để đi đến một thao tác tư duy, để làm được các bài tập từ A Z( trong đó A là khái niệm đầu, Z là khái niệm cuối). Trong tiết ôn tập HS không chỉ cần nắm được những kiến thức riêng lẻ mà là một hệ thống các kiến thức của toàn chương, nên kiến thức vừa rộng, vừa sâu. - Từ những kiến thức được hệ thống đó học sinh vận dụng vào từng loại bài tập cụ thể, biết được mỗi loại bài tập sử dụng kiến thức nào, kĩ năng nào. 2. Mục đích yêu cầu của dạy học ôn tập chương: a) Ôn tập chương nhằm hệ thống hoá kiến thức theo lôgíc kiến thức trước sau (Sắp xếp lại hợp lý hơn theo trình tự hoặc theo từng đối tượng, nhóm đối tượng). Học sinh được ôn lại cách giải một số dạng toán cơ bản, biết giải một số bài toán tổng hợp. Qua đó hình thành cho học sinh thói quen suy nghĩ cũng như khả năng tư duy về một bài tập dưới nhiều cách giải khác nhau, giúp học sinh có kinh nghiệm giải toán trắc nghiệm hay tự luận được dễ dàng. b) Ôn tập chương để xác định được vai trò của chương trong toàn bộ chương trình. Nó liên hệ với kiến thức trước như thế nào, nó gợi mở ra vấn đề gì hay đặt ra vấn đề gì để chương sau giải quyết tiếp. Khi học ôn tập chương, học sinh thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức trong chương, các kiến thức của các chương, nâng cao hơn là mối liên hệ kiến thức của chương trình giữa các khối lớp, thấy ứng dụng của kiến thức toán học với thực tế. 3 - Tiết ôn tập không phải là tiết nhắc lại kiến thức đã học, GV phải tìm ra được mối liên hệ giữa kiến thức trong chương và xâu chuỗi các kiến thức đó lại với nhau một cách tổng hợp. - Có thể lập bảng hệ thống các kiến thức mà trong bảng đó có các mối liên quan cả hàng lẫn cột. Tận dụng các sơ đồ biểu bảng để hệ thống kiến thức. - Tránh biến bài ôn tập thành bài dạy lại kiến thức. - Nên lựa chọn những bài tập có nội dung tổng hợp liên quan đến nhiều kiến thức cần ôn tập, qua đó khắc sâu, hệ thống và nâng cao các kiến thức cơ bản đã học. 6. Một số phương án thường dùng khi dạy tiết ôn tập: Từ thực tế dạy học chúng tôi thường sử dụng ba phương án cơ bản để tiến hành tổ chức một giờ học ôn tập. Phương án 1: Ôn tập hệ thống lý thuyết xong, rồi làm bài tập Phương án 2: Làm bài tập để củng cố lý thuyết Phương án 3: Ôn, luyện lần lượt từng đơn vị kiến thức. Cụ thể mỗi phương án như sau: Phương án 1: Ôn tập hệ thống lý thuyết xong, rồi làm bài tập (đây là cách dạy truyền thống). Phương án này áp dụng với các chương mà hệ thống lý thuyết mang tính lôgíc phát triển từ đầu cho đến cuối chương. Khi tổ chức luyện tập dựa hoàn toàn trên cơ sở lý thuyết và có phân đoạn để thực hiện. Đối với phương án này khi ôn tập lý thuyết ta thường chủ động hướng dẫn học sinh lập bảng tổng kết hoặc sử dụng sơ đồ tư duy. Từ đó phân tích - so sánh - tổng hợp thấy rõ lôgic của mạch kiến thức đã trình bày trong chương. Cách tổ chức dạy học tiết ôn tập chương có sử dụng bản đồ tư duy theo phương án 1 Hiện nay khi soạn - giảng kiểu bài dạy: “Có sử dụng bản đồ tư duy trong tiết ôn tập chương môn Toán THCS” thầy cô giáo cần thực hiện các công việc sau: + Nghiên cứu chuẩn kiến thức và kỹ năng do Bộ giáo dục quy định. Xây dựng đúng đủ, chính xác kế hoạch bộ môn và mục tiêu của chương. + Nghiên cứu kỹ trước nội dung từng bài, từng chương từ đó xác định nội dung trọng tâm của chương và những kiến thức bổ trợ kiến thức trọng tâm từ chuẩn kiến thức và kỹ năng, sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo. + Dựa trên những nội dung đã chuẩn bị thầy cô giáo tiến hành xây dựng bản đồ tư duy cho từng bài ôn tập. + Thiết kế các hoạt động dạy học thích hợp khi có sử dụng bản đồ tư duy. 5 b. Luyện giải bài tập (Khoảng 30 phút) * Hướng dẫn học sinh giải bài tập tự luận: (Khoảng 20 phút) Giáo viên thường phải: + Lựa chọn bài trong SGK, SBT, hoặc ở sách tham khảo sao cho bài tập đó phải là bài tập tổng hợp các dạng toán của chương. + Mỗi dạng bài tập phải nêu rõ phương pháp giải và kiến thức cần sử dụng thuộc kiến thức nào của chương thể hiện trên bản đồ tư duy. + Hướng dẫn học sinh phân tích kỹ nội dung đề toán xác định bài tập đó cho gì? Cần tìm gì? Và phải tự trả lời được bài toán đó thuộc dạng bài tập nào, cần kiến thức nào để giải và giải bằng phương pháp nào? + Hướng dẫn học sinh biết quy bài tập chưa biết cách giải hay còn gọi là bài tập “lạ” về bài tập quen mà học sinh đã biết cách giải. + Cần phải cho học sinh phát hiện hoặc hướng dẫn học sinh đưa ra các phương án giải quyết bài toán khác nhau (khai thác các cách giải khác của bài tập nếu có). + Yêu cầu học sinh trình bày được lời giải của một số dạng bài tập điển hình một cách hoàn chỉnh (Nếu học sinh quá yếu, giáo viên hướng dẫn trình bày lời giải hoàn chỉnh). + Từ bài toán đó cho biết khai thác mở rộng bài tập, đưa bài tập nâng cao. * Hướng dẫn học sinh giải bài tập trắc nghiệm khách quan: (Khảng 10 phút) Giáo viên cần chuẩn bị: + Phiếu học tập có bài tập trắc nghiệm khách quan củng cố kiến thức yêu cầu học sinh trao đổi nhóm trong 5 phút + Treo bảng phụ hoặc trình chiếu Powerpoir nội dung các câu trắc nghiệm c. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (Khoảng 2 phút) + Yêu cầu học sinh về nhà thực hiện tiếp các bài tập còn lại trong chương theo bản đồ tư duy. + Yêu cầu học sinh làm các bài tập trong SGK, SBT, hoặc bài tập cho làm thêm. Đối với phương án này giáo viên thường áp dụng cho bài dạy ôn tâp chương có nội dung của chương tập trung một chủ đề với lượng kiến thức tương đối ít. Ví dụ minh họa: Khi dạy bài “ Ôn tập chương II: Tam giác (tiết 44 - Hình học 7) - Giáo viên chuẩn bị + Bảng phụ 1: Vẽ sẵn bản đồ tư duy với chủ đề “Tam giác” - Học sinh chuẩn bị + Vẽ bản đồ tư duy hệ thống các kiến thức trong chương với chủ đề: “Tam giác” theo hiểu biết và các dạng bài tập có trong chương. + Làm các bài tập trong phần ôn tập chương II SGK. 7 b. Luyện giải bài tập (Khoảng 30 phút) Vận dụng các chủ đề kiến thức giải các dạng bài tập. + Bài tập tự luận (Khoảng 20 phút ) + Bài tập trắc nghiệm khách quan (Khoảng 10 phút) c. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (Khoảng 3 phút) * Khi dạy ôn tập chương theo phương án 1 còn có thể tiến hành như sau: Chuẩn bị: - Học sinh: Về nhà trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa và làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên. - Giáo viên: Soạn câu hỏi nhưng với mức độ cao hơn học sinh, chuẩn bị phần bài tập sắp xếp theo những dạng cơ bản để hướng dẫn học sinh làm bài tập. Lên lớp: - Giáo viên vừa hỏi vừa hệ thống các câu hỏi cùng các câu trả lời của học sinh để khái quát kiến thức của chương theo một hệ thống, giúp học sinh nắm được nội dung kiến thức cơ bản của chương. - Bài tập: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập ở từng dạng, từ đó dẫn đến cách làm tổng quát của mỗi dạng bài tập. - Cuối tiết giáo viên rút ra kết luận chung: Ở chương này học sinh cần nắm được những kiến thức gì các kiến thức đó có sợi chỉ kết nối nào? Cần nắm được phương pháp giải những dạng bài tập nào? VÍ DỤ: TIẾT 24: ÔN TẬP CHƯƠNG I ( HÌNH HỌC 8) Cơ sở để chọn dạy chương này theo phương án 1 là: - Có sự phát triển liên tục do định nghĩa các hình từ tứ giác hình thang hình bình hành... đến hình vuông là sau cùng. Kiến thức trước thêm điều kiện thì được kiến thức sau. Dẫn đến các tính chất phát triển tương tự. - Bài tập cũng theo hướng như vậy. - Tiết này tiến hành như sau: A. MỤC TIÊU - HS cần hệ thống hóa các kiến thức về các tứ giác đã học trong chương (định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết ) - Vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm điều kiện của hình. - Thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho HS. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 9
File đính kèm:
- skkn_mot_so_phuong_an_to_chuc_cac_hoat_dong_day_hoc_on_tap_c.docx