SKKN Một số phương pháp dạy học tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy phần ca dao - Dân ca ở bậc Trung học cơ sở

doc 30 trang sklop7 11/07/2024 590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp dạy học tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy phần ca dao - Dân ca ở bậc Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số phương pháp dạy học tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy phần ca dao - Dân ca ở bậc Trung học cơ sở

SKKN Một số phương pháp dạy học tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy phần ca dao - Dân ca ở bậc Trung học cơ sở
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lí do chon đề tài.
 Hoài Thanh đã từng viết:
 “Từ bao đời đến bây giờ, từ Homerơ đến Kinh Thi, đến ca dao Việt Nam, thơ 
ca có một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại, nó ra đời từ những vui buồn của đời 
người và sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế”.
 Kể từ khi con người vươn mình khỏi bóng tối nguyên thủy, mở rộng tâm hồn để 
đón nhận những vang vọng của đất trời, để trái tim mình cất lên những xúc cảm buồn 
vui, yêu ghét thì ca dao - dân ca, những câu thơ, khúc nhạc đầu tiên của nhân loại, đã 
nảy sinh bầu bạn với con người như tri âm, tri kỷ. Ca dao - dân ca đã chiếm một phần 
quan trọng không thể thay thế trong đời sống sinh hoạt, cũng như đời sống tinh thần 
của người Việt, trở thành một mảnh ghép của hồn Việt, một mảnh ghép cổ xưa, chân 
thành, mộc mạc mà sâu sắc, dạt dào.
 Chính vì tầm quan trọng của ca dao - dân ca (một thể loại của văn học dân gian) 
đối với cội nguồn văn hóa dân tộc nói chung và văn học Việt Nam nói riêng, mà việc 
đưa nó vào chương trình giảng dạy bậc Trung học cơ sở là một điều rất hợp lý. Môn 
Văn trong trường bậc Trung học cơ sở chia làm 3 phần môn:
 + Văn bản
 + Tiếng việt
 + Tập làm văn.
 Trong đó phần ca dao - dân ca được phân phối ở lớp 7 (phần đầu của phân môn 
Văn bản học kỳ I). Tuy nhiên, một thực tế trong quá trình giảng dạy, phần ca dao - dân 
ca hiện nay không ít giáo viên còn loay hoay, lúng túng, làm như thế nào để nâng cao 
hiệu quả chất lượng ở mỗi tiết dạy. Không ít những giờ dạy ca dao - dân ca diễn ra khá 
bài bản. Giáo viên và học sinh đã đi đúng một quy trình (theo trình tự các đề mục) mà 
chưa hài lòng. Có một cái gì đó sâu thẳm, lớn lao ở một số văn bản ca dao - dân ca, mà 
cả người dạy và người học chưa đi đến “cái đích cuối cùng”, chưa khơi được “tầng 
ngầm” giá trị ẩn chứa bên trong ca dao - dân ca. Nguyên nhân chính là người dạy và cả 
người học chưa nắm kỹ đặc trưng thể loại “chính danh” của ca dao - dân ca. Thể loại 
văn học dân gian này có đặc điểm thi pháp riêng. Từ đó chưa đưa ra những phương 
pháp tích cực trong quá trình giảng dạy và học tập.
 1 3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng 
cao chất lượng dạy và học phần ca dao - dân ca ở bậc Trung học cơ sở - Trường THCS 
Nguyễn Trường Tộ - Thị xã Buôn Hồ - Tỉnh Đăk Lăk.
 4. Giới hạn của đề tài:
 Phân phối chương trình Trung học cơ sở ban hành năm 2002, phần nội dung 
quy định phần văn bản ca dao - dân ca chỉ học 4 tiết ở lớp 7, còn một số câu ca dao - 
dân ca chỉ tích hợp ở các nhà thơ, nhà văn vận dụng trong tác phẩm văn học và phân 
phối rải rác ở các khối 6, 7, 8, 9. Do điều kiện và thời gian nên trong đề tài này, tôi chỉ 
đề cập đến nội dung phần ca dao - dân ca trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 1.
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Kinh nghiệm thực tế của bản thân trong quá trình giảng dạy.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ.
- Phương pháp quan sát, so sánh đối chiếu.
- Phương pháp tọa đàm, thao giảng, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp trong quá trình 
giảng dạy.
- Phương pháp tổng hợp những kinh nghiệm, phương pháp mới trên lớp học.
- Phương pháp đánh giá kết quả bước đầu và điều chỉnh bổ sung.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Phương pháp thống kê tài liệu, kết quả
 3 Một số học sinh khác vì lười học, chán học nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho 
giờ học văn. Văn là phải cảm thụ mới thấy được cái hay của văn chương nghệ thuật. 
Thế nhưng nhiều em ngồi học mà tâm hồn cứ “treo ngược cành cây”. Nhiều em đối 
với giờ văn tỏ ra chán nản, không muốn học, thậm chí buồn ngủ vànằm ngủ trên 
bàn! Trong khi đó, văn học là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo ngôn ngữ đầy giá trị. 
Có thể coi một câu ca dao hay một bài dân ca là một viên ngọc mà ông cha đã để lại 
cho con cháu đời sau. Nó bay bổng, tạo nên những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời 
thường thêm chất thơ. Vậy làm thế nào để cho học sinh mình cảm nhận được chất thơ 
của cuộc sống đời thường, tâm tình của ông cha thủa trước gửi gắm trong ca dao- dân 
ca? Tôi nghĩ đó là một việc làm mà mọi thầy cô giáo đang tìm cách đi nhẹ nhàng nhất 
và có hiệu quả nhất cho riêng mình.
 Nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể hơn chúng ta thấy rằng, đối với học sinh lớp 
7, tuy duy ở lứa tuổi của các em còn hạn chế, cảm nhận của các em còn đơn giản, vốn 
sống, vốn từ còn ít ỏi. Mà ca dao – dân ca lại là tiếng nói vừa nhuần nhị vừa sâu sắc 
của nhân dân ta.
 Từ những cơ sở trên, tôi thiết nghĩ: đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng 
dạy và học phần ca dao – dân ca ở bậc Trung học cơ sở là một việc làm thiết thực. 
Đồng thời cho ta thấy được vai trò, sự cần thiết của giáo viên trong việc định hướng, 
rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học cho học sinh.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
 Về phía học sinh: Ca dao - dân ca là tiếng nói tâm tình của người dân lao động. 
Nó sản sinh từ chính nhân dân cho nên khá gần gũi với mọi người. Các em không chỉ 
được tiếp cận, tìm hiểu trong chương trình học mà còn thông qua gia đình (bố mẹ, ông 
bà), thông qua cuộc sống giao tiếp, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Tuy nhiên qua giảng 
dạy phần ca dao - dân ca ở chương trình văn bản lớp 7 nhiều năm, tôi nhận thấy kỹ 
năng cảm thụ, phân tích ca dao (một loại thơ dân gian với những đặc trưng riêng về thi 
pháp) còn hạn chế, hời hợt.
 Mặt khác, các em còn chưa thực sự yêu thích, say mê ca dao - dân ca. Bởi sự 
phát triển của xã hội, nhiều loại hình nghệ thuật mới ra đời lôi cuốn, hấp dẫn thị hiếu 
các em. Hơn nữa vì chưa hiểu sâu sắc cái đẹp của ca dao - dân ca khiến các em có 
phần chưa quan tâm đúng mức.
 5 Năm học 2015-2016
 Lớp Sĩ số Điểm dưới TB Điểm TB Điểm khá Điểm giỏi
 7A4 30 7 14 7 2
 7A5 31 9 13 8 1
 Trước thực trạng, trên bản thân tôi luôn trăn trở, trao đổi với các đồng nghiệp 
nhằm tìm ra những phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp giáo viên bộ môn Ngữ 
văn Trung học cơ sở có thể nâng cao hiệu quả chất lượng dạy – học phần ca dao – dân 
ca. Góp phần thúc đẩy chất lượng chung của nền giáo dục nước nhà đi lên. Đáp ứng 
nhu cầu bức thiết của toàn nghành Giáo dục là xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục 
mở. 
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
 a. Mục tiêu của giải pháp.
 Hướng dẫn đầy đủ, chi tiết, rõ ràng, cụ thể theo trình tự, dễ hiểu theo nội dung 
thực hiện các giải pháp, biện pháp.
 Các bước thực hiện giải pháp, biện pháp được minh họa cụ thể theo từng nội 
dung sát thực với đặc thù bộ môn Ngữ văn mà cụ thể là phần ca dao – dân ca ở bậc 
THCS.
 Từ đó giáo viên bộ môn Ngữ văn THCS dễ dàng vận dụng, áp dụng thực hiện 
có hiệu quả ở phần dạy và học phần ca dao – dân ca.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 • Nội dung các giải pháp, biện pháp.
 ♦ Đối với giáo viên.
 ♦ Đối với học sinh.
 Trong đề tài này, tôi lồng ghép, trình bày một cách cụ thể nội dung các giải 
pháp, biện pháp nhằm diễn giải đầy đủ các nội dung thông qua cách thức thực hiện
 • Cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
 Từ những trạng của vấn đề trên cũng như những cơ sở lý luận và thực tiễn của 
đề tài tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp thực hiện cho đề tài nghiên cứu. Cố thủ 
Tướng Phạm Văn Đồng từng đánh giá rất cao lứa tuổi học sinh trong nhà trường như 
sau “Lứa tuổi 7 đến 17 là rất nhạy cảm, thông minh lạ lùng lắm”. Từ thực tế giảng dạy, 
tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp dạy học tích cực nâng cao chất lượng giảng 
 7 (1) Đồng dao
 (2) Dân ca lao động
 (3) Dân ca nghi lễ
 (4) Hát ru
 (5) Dân ca trữ tình
 (6) Dân ca trong kịch hát dân gian
 - Ca dao
 (1) Ca dao trẻ em
 (2) Ca dao lao động
 (3) Ca dao nghi lễ phong tục
 (4) Ca dao ru con
 (5) Ca dao trữ tình
 (6) Ca dao trào phúng
 Trong nhà trường THCS – THPT chủ yếu học sinh được học phần lời ca (tức là 
ca dao) nên đề tài này tôi chủ yếu đề cập đến ca dao.
 * Đặc trưng của ca dao – dân ca:
 - Hệ đề tài
 Vì là phần lời của những câu hát dân gian nên ca dao thiên về tình cảm và biểu 
hiện lòng người, phản ánh tâm tư, tình cảm, thế giới tâm hồn của con người. Thực tại 
khách quan được phản ánh thông qua tâm trạng con người, nó thể hiện vẻ đẹp trang 
trọng ngay trong đời sống đời thường con người.
 - Chức năng
 Ca dao – dân ca là “tấm gương của tâm hồn dân tộc” là “một trong những dòng 
chính của thơ ca trữ tình” (F. Hê ghen).
 - Đặc điểm thi pháp
 Ngôn ngữ trong ca dao
 Nói đến thi pháp ca dao, trước hết phải nói đến phương tiện chủ yếu của ca dao, 
tức là ngôn ngữ. Bởi vì ca dao là phần lời của dân ca, cái yếu tố nhạc điệu, động tác, 
có vai trò rất quan trọng trong dân ca, còn ở phần lời thơ thì vai trò chủ yếu thuộc về 
ngôn ngữ, các yếu tố khác đều trở thành thứ yếu. Chính vì vậy mà ca dao có khả năng 
 9 - Thể cách của ca dao
 “Phú”, “tỉ” , “hứng” là ba thể cách của ca dao (cách phô diễn ý tình).
 + “Phú” ở đây có nghĩa là phô bày, diễn tả một cách trực tiếp, không qua sự so 
sánh.
 Ví dụ:
 Cậu cai nón dấu lông gà,
 Ngon tay đeo nhẫn gọi là cậu cai
 Ba năm được một chuyến sai,
 Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.
 + “Tỉ” nghĩa là so sánh (bao gồm cả so sánh trực tiếp – tỉ dụ và so sánh gián 
tiếp - ẩn dụ)
 Ví dụ: 
 Thân em như trái bần trôi,
 Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?
 + “Hứng” là cảm hứng. Người xưa có câu “Đối cảnh sinh tình”. Những bài ca 
dao trước nói đến “cảnh’ (bao gồm cả cảnh vật, sự việc) sau mới bộc lộ “tình” (tình 
cảm, ý nghĩa, tâm sự) đều được coi là làm theo thể “hứng”
 Ví dụ:
 Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
 * Thời gian và không gian trong ca dao
 - Thời gian: 
 Thời gian trong ca dao vừa là thời gian thực tại khách quan, vừa là thời gian của 
tưởng tượng, hư cấu mang tính chất chủ quan của tác giả.
 Ca dao có rất nhiều câu mở đầu bằng hai tiếng “Chiều chiều”, “Chiều chiều 
xách giỏ hái rau”, “Chiều chiều ra đứng bờ sông”, “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều”. 
“Chiều chiều” có nghĩa là chiều nào cũng vậy, sự việc diễn ra lặp đi lặp lại.
Ngoài ra thời gian trong ca dao còn sử dụng hàng loạt những trạng ngữ (hay cụm từ) 
chỉ thời gian như: “bây giờ”, “tối qua’, “đêm đêm”, thì ai cũng hiểu là người nói đang 
ở thời điểm hiện tại để nhớ lại và nhắc lại chuyện vừa xảy ra chưa lâu. Nhìn chung 
thời gian trong ca dao trữ tình là thời gian nghệ thuật mang tính tượng trưng, phiếm 
 11 - Yêu nhau như thể chân tay
 Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
 - Công cha như núi ngất trời
 Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông.
 - Còn ẩn dụ (so sánh ngầm) thì không những không có quan hệ từ so sánh mà 
đối tượng so sánh cũng được ẩn đi, chỉ còn vế là phương tiện so sánh (ở đây đối tượng 
và phương tiện so sánh hòa nhập làm một). Do vậy mà hình thức ẩn dụ hàm súc hơn.
 Ví dụ bài ca dao sau là tập hợp bốn hình ảnh ẩn dụ, mỗi hình ảnh ám chỉ một 
cảnh ngộ đáng thương của người lao động:
 Thương thay thân phận con tằm,
 Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
 Thương thay lũ kiến tí ti
 Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
 Thương thay hạc lánh đường mây
 Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
 Thương thay con cuốc giữa trời,
 Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
 Đặc biệt ẩn dụ gắn rất chặt với nghệ thuật nhân hóa, dùng thế giới loài vật để 
nói thế giới loài người.
 Ví dụ bài ca dao dưới đây mỗi con vật tượng trung cho một loại người, hạng 
người trong xã hội xưa:
 Con cò chết rũ trên cây
 Cò con mở lịch xem ngày làm ma,
 Cà cuống uống rượu là đà,
 Chim ri ríu rít bò ra lấy phần.
 Chào mào thì đánh trống quân,
 Chim chích cởi trần vác mỏ đi giao.
 - Biện pháp nghệ thuật đối xứng (đối ý, đối từ):
 Ví dụ:
 Số cô chẳng giàu thì nghèo
 13

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_nang_cao_chat_luong.doc