SKKN Một số phương pháp và bài tập, trò chơi vận động nhằm phát huy tính tự giác tích cực và mạnh dạn của học sinh

doc 18 trang sklop7 09/07/2024 1840
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp và bài tập, trò chơi vận động nhằm phát huy tính tự giác tích cực và mạnh dạn của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số phương pháp và bài tập, trò chơi vận động nhằm phát huy tính tự giác tích cực và mạnh dạn của học sinh

SKKN Một số phương pháp và bài tập, trò chơi vận động nhằm phát huy tính tự giác tích cực và mạnh dạn của học sinh
 Một số phương pháp và bài tập, trò chơi vận động nhằm phát huy tính tự giác tích cực
 và mạnh dạn của học sinh
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 I.1. Lý do chọn đề tài
 Trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ 
nghĩa xã hội Đảng và Nhà nước ta luôn xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, 
đầu tư vào giáo dục là chiến lược tốt nhất trong việc đào tạo ra một nguồn nhân lực 
dồi dào giỏi về trí tuệ, mạnh về thể chất, trong sáng về đạo đức và tinh thần. Chính 
vì lẽ đó nước ta đã không ngừng xây dựng một nền giáo dục phát triển toàn diện cả 
về lượng và chất. Không phải ngẫu nhiên mà có nhà hiền triết đã nói rằng: “ Không 
thể có một bộ óc thông thái ngự trị trên một cơ thể gầy gò...”. Vì vậy mà bộ môn 
Giáo dục thể chất trong nhà trường có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong 
việc đào tạo ra thế hệ con người mới phù hợp với bước phát triển của thời đại.
 Việc phát triển bộ môn Giáo dục thể chất trong nhà trường không chỉ tạo cho 
các em một cơ thể khỏe mạnh mà còn tạo cho các em sự tự tin mạnh dạn để giao 
tiếp trong cuộc sống. Thể dục thể thao làm thay đổi cuộc sống, có tác dụng xóa tan 
các rào cản đưa con người xích lại gần nhau hơn cho dù màu da, ngôn ngữ, dân tộc, 
tôn giáo của mỗi người khác nhau vẫn có thể nói chung một thứ ngôn ngữ đó là thể 
dục thể thao. Đối với các quốc gia trên thế giới người ta sử dụng thể dục thể thao 
để mọi người gần gũi nhau hơn đồng thời đẩy lùi sự kỳ thị và nạn phân biệt chủng 
tộc, đặc biệt là ở các trận bóng đá người ta treo các băng rôn biểu ngữ thể hiện sự 
kết đoàn trong việc đấu tranh chống nạn phân biệt chủng tộc. Chính vì thế mới có 
các cuộc tranh tài thể thao như: Đại hội thể dục thể thao toàn quốc, Seagame, Á vận 
hội(ASIAD), Thế vận hội(OLYMPIC),... để con người xóa đi mọi rào cản và xích 
lại gần nhau hơn. Từ đó xây dựng một cuộc sống tươi đẹp hơn.
 Tuy nhiên trong thực tiễn chín năm làm công tác giảng dạy bộ môn Thể dục 
trong nhà trường trung học cơ sở, bản thân tôi nhận thấy còn rất nhiều khó khăn 
trong việc đưa các em khác dân tộc, ngôn ngữ xóa bỏ rào cản để xích lại gần nhau 
hơn. Các em vẫn còn nhút nhát, thụ động, ngại tham gia hoạt động nhóm, hoạt 
 Trần Văn Kỳ – Trường THCS Nguyễn Tất Thành
 1 Một số phương pháp và bài tập, trò chơi vận động nhằm phát huy tính tự giác tích cực
 và mạnh dạn của học sinh
 II.1. Cơ sở lý luận
 Trong thực tiễn giảng dạy bản thân tôi nhận thấy để học sinh có được sự tự 
tin tự giác trong giao tiếp và trong học tập là rất khó, đặc biệt là đối với các em của 
lớp đầu cấp khi mọi việc còn nhiều mới mẻ và bỡ ngỡ như các cách học mới, thầy 
cô mới, bạn bè mới, cấp học mới, điều đó gây không ít khó khăn cho cả thầy và trò 
trong việc truyền đạt và thu nhận kiến thức. Chính vì thế việc tạo được không khí 
vui tươi gần gũi, thân thiện giữa thầy và trò, giữa các bạn trong lớp với nhau có 
một ý nghĩa hết sức quan trọng trong suốt cả một quá trình giáo dục.
 Do vậy việc đưa ra được các phương pháp và bài tập, trò chơi vận động một 
cách hợp lý sẽ giúp cho các em có được sự tự tin hơn, mạnh dạn hơn để từ đó tiếp 
thu kiến thức tốt hơn. Cũng giống như huấn luyện và bồi dưỡng học sinh giỏi, 
người thực hiện không được vội vàng đốt cháy giai đoạn dẫn đến việc gây áp lực 
cho các em sẽ làm cho các em sợ sệt vì nhiệm vụ quá khó dẫn đến việc các em trở 
nên thụ động hơn. Vì thế trước tiên người giáo viên cần tạo được không khí vui 
tươi, thoải mái trong các tiết học để các em có sự chủ động sau đó mới tổ chức cho 
các em tham gia các bài tập, trò chơi và khi các em làm chủ được kiến thức thì mới 
tiến hành tới bước cuối cùng là giao nhiệm vụ.
 Việc lựa chọn các bài tập, trò chơi cũng phải hết sức lưu ý đảm bảo tính vừa 
sức, các bài tập, trò chơi phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ 
đến nặng. Tuyệt đối không được vội vàng đốt cháy giai đoạn, giao quá nhiều nhiệm 
vụ phức tạp trong khi học sinh chưa thực sự sẵn sàng làm chủ kiến thức.
 II.2. Thực trạng
 a. Thuận lợi, khó khăn
 * Thuận lợi 
 Đối tượng được chọn để áp dụng đề tài không dàn trải mà chỉ gói gọn trong 
phạm vi 02 lớp 6A5 và 6A6 nên bản thân có nhiều thời gian chuẩn bị tốt cho việc 
 Trần Văn Kỳ – Trường THCS Nguyễn Tất Thành
 3 Một số phương pháp và bài tập, trò chơi vận động nhằm phát huy tính tự giác tích cực
 và mạnh dạn của học sinh
 * Mặt mạnh
 Các em là học sinh đầu cấp nên các em còn vô tư, không sợ bẩn, không sợ 
mệt khi tham gia trò chơi.
 Các em có nền thể lực dồi dào và yêu thích chơi thể thao.
 * Mặt yếu
 Do các em là học sinh đầu cấp còn nhỏ , nên việc tiếp thu các kỹ thuật động 
tác còn chậm dẫn tới việc phải lặp đi lặp lại một động tác trong nhiều lần gây mất 
nhiều thời gian, dễ tạo ra sự nhàm chán cho các em có khả năng tiếp thu bài nhanh.
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 Được sự quan tâm của ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường 
như: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí 
Minh tạo nhiều sân chơi bổ ích lành mạnh cho các em như việc lồng ghép trò chơi 
dân gian vào các buổi ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp...tạo được hứng khởi 
nhiệt tình cho các em tham gia.
 Việc tạo ra được sự thích thú học tập bộ môn dẫn đến việc duy trì tốt chuyên 
cần trên lớp, tránh được tình trạng lười học dẫn đến việc bỏ học giữa chừng.
 II.3. Giải pháp, biện pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Mục tiêu nhằm đưa lại cho các em sự tự tin, tự giác, tích cực tập luyện và 
chơi trò chơi sau một quá trình khi các em đã nắm rõ được kỹ thuật động tác đồng 
thời tự bản thân các em có thể tự mình điều khiển lớp khởi động, thả lỏng và tự tổ 
chức điều khiển một vài trò chơi đơn giản và phổ biến.
 Để đạt được mục tiêu này, bản thân giáo viên phải truyền đạt cho các em 
nắm rõ các kỹ thuật động tác, kỹ năng điều khiển nhóm kỹ năng làm việc độc lập 
và ý thức tự giác thực hiện.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 *Một số bài tập cụ thể
 Trần Văn Kỳ – Trường THCS Nguyễn Tất Thành
 5 Một số phương pháp và bài tập, trò chơi vận động nhằm phát huy tính tự giác tích cực
 và mạnh dạn của học sinh
 Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng hết cỡ sau đó dùng hai tay chống hai 
đầu gối cùng bên với tay, lưng thẳng hơi ngồi lên gót chân trái, chân phải để hình 
bàn cuốc, đồng thời ép nhẹ cho giãn các khớp.
 Nhịp 2: Đổi chân và đổi bên, làm tương tự nhịp 1.
 * Ép dây chằng dọc:
 Nhịp 1: Bước chân trái lên trước một bước dài đồng thời chùng gối tiếp đất 
cả bàn chân, chân phải duỗi thẳng tiếp đất bằng nửa chân trên, lưng thẳng, hai tay 
chống hông đồng thời ép nhẹ các khớp.
 Nhịp 2: Tương tự nhịp 1 nhưng đổi chân.
 b.1.3. Bài tập Chạy bước nhỏ
 * Kỹ thuật:
 Người thực hiện hai chân chạy luân phiên nhau chạy những bước ngắn về 
trước (không nâng cao gối), khi bàn chân chạm đất cần nhẹ nhàng và hơi miết 
xuống đất sao cho bàn châm chạm đất từ mũi bàn chân đến hết nửa bàn chân trên, 
cổ chân cần linh hoạt không để cả bàn chân hoặc gót chân chạm đất đồng thời toàn 
thân thả lỏng.
 * Lưu ý:
 Độ dài các bước chỉ xấp xỉ bằng một nữa độ dài bàn chân, cần phối hợp động 
tác hai tay với chân, vượt cự ly bằng tần số bước chứ không phải độ dài các bước. 
Bài tập này dùng để phát triển tần số động tác tay và chân khi chạy.
 b.1.4. Bài tập Chạy nâng cao đùi
 * Kỹ thuật:
 Người thực hiện mỗi bước chạy khi đưa chân về trước cần chủ động nâng 
cao đùi sao cho đầu gối cao ngang hoặc hơn thắt lưng. Thân trên thẳng hoặc hơi 
ngả về phía trước, tay đánh phối hợp tự nhiên hoặc để cẳng tay vuông góc với thân 
ở đoạn thắt lưng hai tay hướng ra trước lòng bàn tay để sấp khi chạy nâng đùi chạm 
vào bàn tay.
 Trần Văn Kỳ – Trường THCS Nguyễn Tất Thành
 7 Một số phương pháp và bài tập, trò chơi vận động nhằm phát huy tính tự giác tích cực
 và mạnh dạn của học sinh
 Nhịp 3: Đưa hai tay ra trước, sau đó chuyển thành dang ngang bằng vai, bàn 
tay ngửa, ngực ưỡn căng, mặt hướng phía trước.
 Nhịp 4: Về TTCB.
 Nhịp 5,6,7,8: Như nhịp 1,2,3,4 nhưng đổi chân.
 * Động tác chân:
 Nhịp 1: Bước chân trái ra trước một bước, cả bàn chân chạm đất, trọng tâm 
dồn vào chân trước. Chân phải chạm đất bằng nửa bàn chân trên, hai tay dang 
ngang, lòng bàn tay sấp
 Nhịp 2: Đá chân sau ra trước lên cao đồng thời hai tay đánh ra trước ngang 
vai, hai tay song song, bàn tay sấp mắt nhìn theo tay.
 Nhịp 3: Trở về như nhịp 1.
 Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
 Nhịp 5,6,7,8: Như nhịp 1,2,3,4, nhưng đổi bên.
 * Động tác bụng:
 Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng hơn vai, hai tay đưa ra trước, lên cao 
song song, lòng bàn tay hướng vào nhau, mặt ngửa, ngực ưỡn căng, mắt nhìn theo 
tay.
 Nhịp 2: Từ từ gập thân ra trước, chân thẳng, tay chạm bàn chân (ngón tay 
hoặc cả bàn), mắt nhìn theo tay.
 Nhịp 3: Nâng thân, đưa hai tay ra trước – sang ngang, bàn tay ngửa, mặt 
hướng phía trước.
 Nhịp 4: Về TTCB.
 Nhịp 5,6,7,8: Như nhịp 1,2,3,4 nhưng đổi chân.
 Động tác vặn mình:
 Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng băng vai, hai tay song song phía 
trước ngực, mặt hướng phía trước.
 Trần Văn Kỳ – Trường THCS Nguyễn Tất Thành
 9 Một số phương pháp và bài tập, trò chơi vận động nhằm phát huy tính tự giác tích cực
 và mạnh dạn của học sinh
 Luật chơi: Người quản trò hô to “Nhóm đâu, nhóm đâu”, tất cả người chơi 
đáp lại là “Nhóm đây, nhóm đây”, người quản trò tiếp tục “Kết nhóm thành 
người” (nhóm có thể được lập từ 2 người cho đến hơn 2/3 số người chơi thành 
một nhóm). Tất cả các thành viên tham gia chơi nhanh chóng kết thành nhóm theo 
số người mà quản trò đưa ra nắm tay và đứng với nhau thành vòng tròn, những 
người còn lại không có nhóm hoặc nhóm không đủ người theo quy định của người 
quản trò sẽ bị thua cuộc. Hình phạt dành cho đội thua sẽ do người quản trò quy 
định.
 * Trò chơi đuổi bóng (bóng ma)
 Luật chơi: Tất cả các thành viên tham gia chơi sẽ xếp thành vòng tròn và 
chọn ra một đến hai người đuổi bóng (tùy theo số lượng người chơi) bằng cách 
đứng chụm lại với nhau và thả trái bóng rơi từ trên cao xuống bóng trúng chân ai 
thì người đó phải đi đuổi bóng. Các thành viên tham gia chơi sẽ thực hiện chuyền 
bóng cho nhau sao cho không để người đuổi bóng chạm được chân vào bóng. Nếu 
thành viên nào để người đuổi bóng chạm được chân vào bóng thì sẽ phải thế chỗ 
người đuổi bóng ra làm nhiệm vụ đuổi bóng. Trò chơi cứ liên tục như vậy.
 * Trò chơi đá cầu phạt
 Luật chơi: Người chơi chia thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5-7 người 
(không phân biệt trai hay gái) xếp thành vòng tròn rồi thực hiện chuyền cầu qua lại 
giữa những người chơi trong nhóm. Nếu thành viên nào đỡ cầu hỏng làm cầu rơi 
xuống đất thì bị phạt chống đẩy từ 2-5 cái, sau đó lại tiếp tục chuyền cầu.
 * Trò chơi bóng ném
 Luật chơi: Người chơi được tổ chức ra làm 02 đội có số người bằng nhau, 
mỗi đội từ 5-7 người. Hai đội sẽ chơi trong khuôn khổ sân bóng chuyền, ở hai đầu 
sân đặt hai cầu môn.
 Đội tấn công sẽ có nhiệm vụ chuyền bóng cho nhau để tìm cách vượt qua đối 
phương ném bóng vào khung thành đối phương mà không phạm luật được tính là 
 Trần Văn Kỳ – Trường THCS Nguyễn Tất Thành
 11

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_va_bai_tap_tro_choi_van_dong_nham_ph.doc