SKKN Nâng cao hiệu quả các tiết Bài tập Lịch sử và Ôn tập Lịch sử Lớp 7 bằng phương pháp tổ chức trò chơi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả các tiết Bài tập Lịch sử và Ôn tập Lịch sử Lớp 7 bằng phương pháp tổ chức trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao hiệu quả các tiết Bài tập Lịch sử và Ôn tập Lịch sử Lớp 7 bằng phương pháp tổ chức trò chơi
1 LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG HUYỆN BA VÌ CĐCS TRƯỜNG THCS TÂY ĐẰNG ---------- ---------- “ 01 triệu sáng kiến – nỗ lực vượt khó, sáng tạo quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid - 19” Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hà Chức vụ: Giáo viên Tổ KHXH Đơn vị công tác: Trường THCS Tây Đằng- Ba Vì- Hà Nội Giảng dạy môn: LSĐL 6, Địa lí 9, Lịch sử 9 Email: thuha1425@gmail.com Số điện thoại: 097681312 Ba Vì, ngày 10 tháng 3 năm 2022 2 nhận thấy việc tổ chức trò chơi học tập giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học, dễ khắc sâu kiến thức, nắm được một số kĩ năng lịch sử. Đồng thời làm cho tiết học sinh động hơn, học sinh ham thích học hơn. Với cấu tạo của chương trình lịch sử lớp 7 có nhiều tiết bài tập sau mỗi chương, phần và đối tượng là học sinh lớp 7, lứa tuổi rất năng động, thích thể hiện, khẳng định mình trước thầy cô và các bạn nên hoàn toàn có khả năng thực hiện tốt phương pháp trên. Xuất phát từ điều đó, tôi nhận thấy rằng để khắc phục tình trạng trên, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử trong nhà trường hiện nay cũng như khơi dậy trong học sinh niềm yêu thích, say mê môn lịch sử mỗi giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp, hướng vào việc phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài này để giới thiệu tới các đồng nghiệp. Phương pháp này hoàn toàn có thể thực hiện một cách dễ dàng, hiệu quả. Đó là kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã rút ra được sau nhiều năm giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 7. Tôi hi vọng đề tài này sẽ góp một phần đổi mới, sáng tạo trong quá trình dạy học lịch sử hiện nay, nhằm tạo cho các em niềm vui và sự hứng thú trong các tiết: “Làm bài tập lịch sử” và “Ôn tập” lịch sử. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài này nhằm nêu lên phương pháp tổ chức trò chơi trong các tiết bài tập lịch sử cho học sinh khối 7. Phương pháp này nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Giúp các em dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức lịch sử và góp phần hình thành, rèn luyện những kĩ năng cơ bản cho học sinh trong học tập, hợp tác, giao tiếp và khẳng định được vai trò cá nhân của các em, hướng tới việc đào tạo các em trở thành những con người năng động, hiểu biết, có ích trong tương lai. Đồng thời giúp cho tiết học sinh động, hấp dẫn hơn. Để thực hiện nhiệm vụ trên, khi thực hiện đề tài này tôi đã dựa trên cơ sở nghiên cứu một số tài liệu liên quan: 1. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở – Môn Lịch sử. 2. Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2017-2018 3. Sách giáo khoa lịch sử lớp 7. 4. Sách giáo viên lịch sử lớp 7. 5. Tài liệu dạy học lớp 7. 6. Thực hành Lịch sử 7 7. Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Lịch sử 7, cùng một số tài liệu cần thiết khác (phần tài liệu tham khảo) Trên cơ sở tìm hiểu lí luận và khảo sát thực tiễn về tổ chức trò chơi trong giảng dạy bộ môn Lịch sử cho học sinh ở trường trung học cơ sở (THCS), tôi đưa ra sáng kiến kinh nghiệm về: “Nâng cao hiệu quả các tiết “Bài tập Lịch sử” và “Ôn tập” Lịch sử lớp 7 bằng phương pháp tổ chức trò chơi” nhằm nâng cao hiệu quả các tiết bài tập Lịch sử và “Ôn tập” cho học sinh ở trường THCS. 4 PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 1. LÍ LUẬN Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động của học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi, trong đó mục đích của trò chơi là truyền tải mục tiêu của bài học. Cách chơi thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự đánh giá. Trò chơi học tập là một hoạt động của con người nhằm mục đích chủ yếu là tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả nhất, ngoài ra còn giúp các em vui chơi, giải trí và thư giãn, giúp các em yêu thích môn học hơn. Thông qua trò chơi học tập, giúp học sinh có thể rèn luyện được thể lực, rèn luyện về giác quan, tạo cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm, tổ. Đây là một hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí, thư giãn. Nhưng thông qua hoạt động này học sinh có điều kiện học mà chơi, chơi mà học. Khi tham gia các trò chơi học tập học sinh sẽ có điều kiện thể hiện khả năng của mình, giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, giao tiếp cũng tốt hơn, sống hòa nhã với bạn bè hơn, được suy ngẫm, thử nghiệm các tình huống, các lập luận để đạt kết quả cao. Đặc thù của bộ môn lịch sử là dài, rất nhiều sự kiện lịch sử liên quan đến các mốc thời gian khác nhau, đặc biệt đây là các tiết làm bài tập và ôn tập Lịch sử nên lượng kiến thức rất nhiều, học sinh rất khó nhớ, dẫn đến tình trạng chán học, lười biếng. Vì vậy thông qua hoạt động trò chơi học tập sẽ giúp các em khắc phục được những hạn chế trên. 2.SỰ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Có rất nhiều hình thức tổ chức các trò chơi lịch sử nhưng tùy vào thời gian và điều kiện cụ thể, chúng ta có thể sắp xếp tổ chức thực hiện sao cho phù hợp. Thông thường hiện nay, với qui mô lớp học, giáo viên chỉ tiến hành được trong thời lượng của 45 phút. Vì thế, yêu cầu chuẩn bị, tổ chức phải được vạch ra từ trước cho giáo viên và học sinh, để tiết học bắt đầu được đảm bảo đúng theo yêu cầu giáo dục bộ môn và điều kiện giảng dạy của nhà trường. Sự chuẩn bị của thầy và trò cho một giờ bài tập lịch sử trên lớp có thể khái quát như sau tùy theo nội dung, cấu trúc bài học. 2.1. Giáo viên: + Tổ chức biên soạn chương trình cho tiết Bài tập Lịch sử theo nội dung kế hoạch giảng dạy. Có thể biên soạn nội dung tiết Bài tập Lịch sử thành các phần thi nhỏ, phù hợp với nội dung kiến thức của chương, bài và thời lượng tiết học, rồi tìm một chủ đề phù hợp cho tiết Bài tập lịch sử đó. Nhưng phải đảm bảo cho học sinh nắm được hệ thống kiến thức trong chương, phần vừa học. Sau mỗi tiết bài tập, giáo viên có thể làm phiếu kiểm tra lại kiến thức của cả lớp bằng những câu hỏi, bài tập trắc nghiệm, tự luận ngắn gọn. + Tổ chức đội học sinh phối hợp tham gia làm việc với giáo viên (những học sinh khá, giỏi, năng nổ). + Tổ chức lớp học thành các đội chơi (chú ý đến nhiều đối tượng), chuẩn bị, tìm hiểu trước nội dung dặn dò của giáo viên. 6 - Hai là: Trả lời nhanh ngay sau khi phát vấn câu hỏi (câu trả lời phải ngắn gọn). * Thể lệ cách 1: + Các đội nghe câu hỏi và trả lời bằng cách chọn một trong các đáp án đúng (A, B, C, D). + Thời gian suy nghĩ, trả lời 15 giây. Sau 15 giây, mời các đội cùng giơ đáp án. + Mỗi câu trả lời đúng ghi được 10 điểm. * Ví dụ 1. Bộ Luật thành văn đầu tiên của nước ta ra đời vào thời nào? A. Thời Đinh - Tiền Lê C. Thời Trần B. Thời Lý D. Thời Hậu Lê 2. Lý Thái Tổ dời đô về Đại La và đổi tên thành Thăng Long vào năm nào? A. Năm 1009 C. Năm 1042 B. Năm 1010 D. Năm 1075 3. Ai là người đã bóp nát quả cam tại Hội nghị Bình Than năm 1282? A. Trần Quốc Toản B. Trần Quốc Tuấn C. Trần Quang Khải D. Trần Nhân Tông 4. Chức Thái Thượng Hoàng được đặt ra dưới triều đại nào trong lịch sử phong kiến Việt Nam? A. Triều Ngô B. Triều Đinh-Tiền Lê C. Triều Lý D. Triều Trần 5. Ai là người có công dẹp loạn 12 sứ quân vào cuối năm 967? A. Lý Bí B. Mai Thúc Loan C. Đinh Bộ Lĩnh D. Lê Hoàn * Thể lệ cách 2 + Các đội giành quyền trả lời đáp án ngay sau khi nghe xong câu hỏi bằng cách giơ cờ lên trước. + Mỗi câu trả lời đúng ghi được 10 điểm. * Ví dụ: 1. Câu nói: “Nếu bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu thần trước đã” là của ai? (Trần Quốc Tuấn) 2. Ai đã nói câu: “Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”? (Trần Bình Trọng) 3. Đoạn văn sau trích trong tác phẩm nào, của ai: “Ta thà tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác ta gói trong da ngựa ta cũng nguyện xin làm”? (Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn) 8 * Thơ: Lê Hữu Trác 1. Câu ca dao: “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Lúa chất đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”. ? Vua Thái Tổ, Thái Tông trong câu ca dao trên là của đời nào? (Thời nhà Lý) 2. “Khôn ngoan qua được Thanh Hà Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy” ? Lũy Thầy do ai xây dựng? (Đào Duy Từ) 3. “Ước gì anh lấy được nàng Để anh mua gạch Bát Tràng về xây” ? Làng gốm Bát Tràng thuộc tỉnh nào? (Hà Nội) 4. “Trên Trời có ông sao Tua Ở làng Minh Giám có vua Bá Vành” ? Câu ca dao trên nhắc đến nhân vật nào? (Phan Bá Vành) ➢ Dạng 4: Lắp ghép các nội dung, sự kiện lịch sử cho phù hợp. - Mỗi đội cử hai đại diện tham gia phần thi này. - Cho các đội bốc thăm các gói dữ kiện gồm 4 sự kiện bị cắt rời. - Yêu cầu các đội lắp ghép lại cho đúng rồi dán vào bảng của đội mình. Mỗi dữ kiện đúng được 20 điểm. - Thời gian cho các đội thực hiện phần thi này là 1 phút. - Ví dụ: +Vị vua cuối cùng của triều Lý – Lý Chiêu Hoàng + Trường Đại học đầu tiên của nước ta – Quốc Tử Giám + Lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” - Trần Quốc Toản. + Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi ➢ Dạng 5: Trình bày diễn biến các trận đánh, chiến thắng tiêu biểu qua lư- ợc đồ câm: - Giáo viên chuẩn bị các lược đồ câm (phóng to từ SGK) tùy theo nội dung của tiết bài tập lịch sử. Ví dụ các lược đồ: + Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống trên phòng tuyến Như Nguyệt (1075-1077) + Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ ba (1287- 1288) + Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang + Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. + Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút. - Cho đại diện các đội bốc thăm lược đồ diễn biến trận đánh, chiến thắng. Sau đó dán lược đồ lên phần bảng của đội mình và nhận phần kí hiệu diễn biến. - Sau khi bốc thăm, các đội sẽ được nghiên cứu lại bản đồ trước 2’. Sau đó bắt đầu lên dán vào lợc đồ và trình bày lại diễn biến. 10 - Một đại diện sẽ thuyết trình cho cả lớp về nhân vật mà đội hóa trang. - Giáo viên bộ môn phải hướng dẫn kĩ cho các em về khâu chuẩn bị. * Lưu ý: Để thực hiện được dạng bài tập này tùy thuộc vào điều kiện cho phép của từng nơi. Tôi đưa ra để các giáo viên, đồng nghiệp tham khảo. 4. VẬN DỤNG MỘT SỐ DẠNG TRÒ CHƠI VÀO TIẾT BÀI TẬP/ ÔN TẬP LỊCH SỬ (Cụ thể trong chương trình Lịch sử lớp7 ) Ví dụ 1: Tiết 33 - Ôn tập chương II và chương III I. Mục tiêu: - Qua tiết ôn tập nhằm củng cố, hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã học về một thời kì hào hùng của lịch sử dân tộc: Thời Lý-Trần. - Giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào dân tộc, sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp. - Rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh những kĩ năng cần thiết trong học tập bộ môn: + Làm việc, khai thác lược đồ trống, trình bày diễn biến trên lược đồ. + Làm việc với bảng thống kê các nội dung, sự kiện lịch sử, bảng ô chữ. + Tính nhanh nhẹn, linh hoạt, chủ động, nhạy bén và khả năng hợp tác với nhau qua các phần thi (trò chơi). II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Tài liệu tham khảo: + Sách bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 + Sách thực hành lịch sử 7 + Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Lịch sử 7 + Tư liệu lịch sử 7 - Đồ dùng dạy học: + Bảng ô chữ + Lược đồ trống: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (1287- 1288) và chiến thắng Bạch Đằng (1288) và các kí hiệu cho phần thi này chia đủ cho 3 đội. - Đặt tên cuộc thi: HÀO KHÍ ĐÔNG A - Phương án hoạt động: + Chia lớp thành 3 nhóm lớn
File đính kèm:
- skkn_nang_cao_hieu_qua_cac_tiet_bai_tap_lich_su_va_on_tap_li.docx
- SKKN Nâng cao hiệu quả các tiết Bài tập Lịch sử và Ôn tập Lịch sử Lớp 7 bằng phương pháp tổ chức trò.pdf