SKKN Nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng, mẫu vật trong giảng dạy tiết thực hành môn Sinh học 7
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng, mẫu vật trong giảng dạy tiết thực hành môn Sinh học 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng, mẫu vật trong giảng dạy tiết thực hành môn Sinh học 7
PHÒNG GD&ĐT CƯ JUT TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG, MẪU VẬT TRONG GIẢNG DẠY TIẾT THỰC HÀNH MÔN SINH HỌC 7 Môn : Sinh học 7 Tên tác giả : Vũ Thị Huệ Giáo viên môn : Sinh. NĂM HỌC: 2016 - 2017 Nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng, mẫu vật trong giảng dạy tiết thực hành môn sinh 7 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài : a/ Lý luận : Sinh học là môn học khoa học thực nghiệm, kiến thức sinh học được hình thành chủ yếu bằng phương pháp quan sát, mô tả, tìm tòi thực nghiệm . Do đó, dạy học sinh học không chỉ có tranh ảnh, mô hình, vật mẫu, mà còn phải tiến hành các thí nghiệm và thực hành nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh . b/ Thực tiễn : Sinh học là môn khoa học nghiên cứu rất rộng, nghiên cứu về sự xuất hiện và phát triển của sự sống trên trái đất. Đây là môn học được đưa vào trường THCS học rất sớm nhưng chưa được chú trọng, mọi người vẫn coi là môn học phụ, học sinh chưa hiểu rõ được vai trò của bộ môn. “ Học phải đi đôi với hành”, trong 2 năm gần đây bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung của một số tiết môn sinh 7 thành tiết thực hành nhằm kích thích khả năng tư duy, tìm tòi, khám phá cái mới của học sinh. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh rất có hứng thú với tiết thực hành, các em đã có ý thức chuẩn bị đồ dùng, mẫu vật khá chu đáo song hiệu quả sử dụng các đồ dùng, mẫu vật này của các em chưa thật cao. Hơn nữa sinh học 7 chủ yếu tìm hiểu về các loài động vật với rất nhiều bài thực hành mổ và quan sát cấu tạo của một số loài động vật, tuy các động vật này rất gần gũi với học sinh song không phải lúc nào cũng sẵn có để có thể tìm được. Ví dụ vào mùa đông kiếm ếch đồng rất khó, hoặc để quan sát mai mực, cấu tạo trong của mực thì phải có mực sống mà những khu vực không gần biển rất khó mua được mực mai và giá thành tương đối cao.... Là giáo viên nhiều năm dạy học môn sinh 7 tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để việc sử dụng đồ dùng, mẫu vật trong tiết thực hành có hiệu quả hơn. Trong phạm vi bài viết nhỏ này tôi xin được trao đổi một số kinh nghiêm để “Nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng, mẫu vật trong giảng dạy tiết thực hành sinh học 7” 1.2/ Mục đích : Củng cố, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo gây hứng thú trong học tập bộ môn ở học sinh. Nâng cao hiệu quả việc sử dụng mẫu vật trong tiết thực hành. 1.3/ Đối tượng : HS lớp 7A1, 7A2 năm học: 2016 – 2017, trường THCS Nguyễn Tất Thành – Cư Jut – Đăk Nông. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp dùng lời - Phương pháp điều tra, tổng hợp, đánh giá 1.5/ Phạm vi đề tài : 1 Vũ Thị Huệ Trường THCS Nguyễn Tất Thành Nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng, mẫu vật trong giảng dạy tiết thực hành môn sinh 7 - TN có thể do giáo viên (GV) biểu diễn, do HS tự tiến hành hoặc xem băng hình... TN có thể tiến hành trên lớp, trong phòng TN, tại nhà hoặc tại một địa điểm nào đó. - Trong động vật học, kiến thức rất đa dạng, phong phú, nếu học sinh không thực hành sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp thu tri thức, tính sáng tạo của học sinh. - Khi được thực hành HS có được kỹ năng: mổ,quan sát, nhận xét, vẽ hình: khi mổ nhiều động vật học sinh có được thao tác mổ nhanh, đẹp, chính xác, sử dụng đồ mổ một cách thành thạo, qua mẫu mổ học sinh quan sát được các cơ quan, hệ cơ quan - Qua tiến hành thực hành HS nhớ lâu được kiến thức đã học - HS có được hứng thú học tập động vật học, thích tìm hiểu.Trong quá trình thực hành chính mắt các em thấy được thế giới động vậy thật kì lạ, giúp hs thích khám phá về động vật và chủ động tiếp thu tri thức. + Có năng lực tư duy, trí thông minh, sáng tạo: khi làm thực hành học sinh tự mình quan sát, ghi chép, phán đoán kết quả và tự mình rút ra kết luận buộc các em phải tư duy, suy nghĩ, từ đó phát triển thông minh, óc sáng tạo. Vai trò, vị trí của giáo viên và học sinh trong tiết dạy thực hành, thí nghiệm: - GV là người hướng dẫn, tổ chức cho HS hoạt động giúp HS tự tìm ra kết luận và ghi nhớ . GV chỉ là người cố vấn, theo dõi, giám sát các hoạt động của HS. - HS ở vị trí người nghiên cứu, sau khi nhận biết được mục tiêu của tiết thực hành, HS hoạt động nhóm để tiến hành THTN dưới sự hướng dẫn của GV, chủ động hoạt động giành tri thức. c. Vai trò của thiết bị dạy học trong giảng dạy môn sinh học: - Các TBDH là công cụ hữu hiệu giúp HS trực quan, dễ nắm bắt nội dung kiến thức, hiểu kiến thức một cách có cơ sở thực tế, khắc phục những khó khăn do sự suy diễn trừu tượng. - Các TBDH hiện đại có sự trợ giúp của CNTT như máy tính, máy chiếu, máy chiếu hắt, tivi, loa giúp các nội dung kiến thức được làm rõ, giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn do giáo viên có thể mô tả được các khái niệm trừu tượng, mô phỏng các thí nghiệm không thể thực hiện được với các thiết bị hiện có, xem phim, hình ảnh Như vậy có thể khẳng định: muốn nâng cao được chất lượng và hiệu quả dạy cho các môn học, giáo viên cần phải sử dụng tích cực và phát huy tối đa những chức năng của TBDH và dụng cụ thí nghiệm theo hướng phòng học bộ môn. Sử dụng thiết bị trong dạy học sinh học là công việc thường xuyên của mỗi giáo viên sinh học trong các giờ lên lớp đặc biệt là trong giờ thực hành..Vậy là thế nào để sử dụng thiết bị dạy học và mẫu vật trong giờ thực hành một cách hiệu quả theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Đối với loại bài thực hành thì thường sử dụng phương pháp thực hành trực quan để giảng dạy, chương trình sinh học 7 có nhiều loại bài thực hành như: Loại 1 : Thực hành quan sát (Những thí nghiệm học tập của học sinh tự làm, tự nghiên cứu, tự rút ra kết luận).VD: Tiết 16 : Thực hành quan sát cấu tạo 3 Vũ Thị Huệ Trường THCS Nguyễn Tất Thành Nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng, mẫu vật trong giảng dạy tiết thực hành môn sinh 7 Qua giảng dạy môn sinh học 7 ở trường THCS Nguyễn Tất Thành tôi nhận thấy nếu chỉ sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống ( Phương pháp dùng lời để diễn giảng, giảng giải, giải thích minh họa hoặc phương pháp trực quan để tái hiện thông báo, giải thích minh họa) khi dạy tiết thực hành Sinh học 7 thì có ưu điểm là rất đơn giản, giáo viên không phải chuẩn bị, đầu tư nhiều cho tiết dạy nhưng có rất nhiều mặt hạn chế: Giáo viên truyền thụ nội dung kiến thức một chiều, áp đặt nội dung sách giáo khoa một cách máy móc, cứng nhắc. Phương tiện dạy học được sử dụng chủ yếu để minh họa, kiểm nghiệm lại những nội dung trong sách giáo khoa hoặc những lời nói của giáo viên không phát huy được tính tích cực của học sinh. Không khí trong tiết học nhàm chán không lôi cuốn được học sinh vào hoạt động học, học sinh không tập trung cao độ, chán nản không hứng thú trong giờ học. Học sinh lĩnh hội kiến thức một cách thụ động không hiểu bản chất của vấn đề. 2.3.Các biện pháp đã tiến hành giải quyết. 1.Phương pháp nghiên cứu: • Theo dõi kết quả học tập, thái độ học tập của học sinh qua các tiết thực hành, thí nghiệm . • Điều tra, tổng hợp, thống kê số liệu về kết quả học tập của học sinh ở các tiết thực hành. • Khảo sát, thu thập, tổng hợp các bài làm của học sinh qua các năm học, có kế hoạch lưu trữ các tư liệu, bài báo cáo kết quả khá- tốt . • Điều tra lấy ý kiến của học sinh qua các tiết dạy thực hành, thí nghiệm 2. Nội dung: Trường THCS Nguyễn Tất Thành nằm trong địa bàn dân cư có trình độ dân trí phát triển, phụ huynh quan tâm đến tình hình học tập của con cái nên rất thuận lợi cho việc chuẩn bị mẫu vật trong các giờ thực hành, vì vậy tôi lựa chọn hình thức tổ chức thực hành đồng loạt cho tất cả các tiết học thực hành sinh 7. Ưu điểm của hình thức này như sau : + Học sinh đỡ lúng túng khi chưa quen kỹ năng thực hành. + Giáo viên chỉ đạo thuận lợi, dễ dàng + Giữa các nhóm có sự trao đổi bàn bạc dẫn đến kết quả chính xác. + Mẫu vật chuẩn bị phong phú đa dạng. Đầu năm học khi nhận lớp tôi lên kế hoạch : - Phân chia tổ, nhóm thực hành . - Mỗi tổ, nhóm bầu 2 học sinh làm nhóm trưởng và thư kí - Sắp xếp chỗ ngồi trong phòng thực hành để thuận tiện cho việc dạy các tiết thực hành trong suốt năm học. - Trước mỗi tiết thực hành tôi yêu cầu học sinh các nhóm chuẩn bị đồ dùng, mẫu vật theo nội dung của bài đồng thời yêu cầu các nhóm trưởng, thư kí 5 Vũ Thị Huệ Trường THCS Nguyễn Tất Thành Nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng, mẫu vật trong giảng dạy tiết thực hành môn sinh 7 GV : Yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK trang 68 nêu yêu cầu của bài thực I. Yêu cầu hành - Quan sát mẫu vật, mẫu mổ, tranh ảnh. - Phân biệt được các đặc điểm cấu tạo chính của thân mềm + Cấu tạo vỏ + Cấu tạo ngoài + Cấu tạo trong Hoạt động 2 : Nội dung thực hành Mục tiêu + HS phân biệt được : + Cấu tạo của vỏ ốc, mai mực. + Cấu tạo ngoài của trai sông, ốc sên, mực. + Cấu tạo trong của mực. + HS thấy được các đặc điểm cấu tạo thích nghi với lối sống của một số đại diện thân mềm. Hoạt động của GV và HS Nội dung GV : Lưu ý học sinh II. Nội dung thực hành + Khi quan sát mẫu vật, mẫu mổ các con cần đối chiếu với tài liệu, tranh ảnh. + Trong quá trình quan sát có các bộ phận mắt thường quan sát rất khó cần sử dụng kính lúp và một số dụng cụ khác. Vì vậy các con phải thực hiện đúng theo các thao tác mà cô hướng dẫn HS : Lắng nghe. GV : Yêu cầu HS đặt mẫu vật ( các loại vỏ thân mềm) lên bàn GV chiếu yêu cầu : Hoạt động nhóm( 1. Cấu tạo vỏ 2-4 HS) trong 3 phút : 1. Quan sát vỏ ốc : - Nhận biết : + Đỉnh vỏ, vòng xoắn + Các lớp vỏ 7 Vũ Thị Huệ Trường THCS Nguyễn Tất Thành Nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng, mẫu vật trong giảng dạy tiết thực hành môn sinh 7 GV : Phát tranh câm cho các nhóm. + Trai sông GV : Chiếu Slide tranh câm cấu tạo ốc + Ốc sên sen, trai, mực. Gọi đại diện 1 nhóm lên + Mực mô tả trên tranh. GV : Đưa ra kết quả. ? Nêu đặc điểm điển hình về cấu tạo ngoài phù hợp với lối sống ? GV nhấn mạnh : Mỗi loài động vật đều có cấu tạo phù hợp với lối sống của chúng. Chính điều đó đã tạo ra sự đa dạng của ngành thân mềm. GV : Như vậy chúng ta đã tìm hiểu xong cấu tạo vỏ, cấu tạo ngoài của thân mềm thế còn cấu tạo trong của chúng ra sao -> sang phần 3. GV : Khoang cơ thể của ốc sên và trai sông tiêu giảm nên quan sát rất khó. Chính vì thế mà chúng ta cùng quan sát cấu tạo trong của mực. GV chiếu yêu cầu : Hoạt động nhóm( 8-12 HS) trong 7 phút hoàn thành yêu cầu sau: + Dùng kính lúp quan sát mẫu vật, đối 3. Cấu tạo trong. chiếu với hình 20.6 SGK – trang 70 để - Quan sát cấu tạo trong của mực. nhận biết các bộ phận trên cơ thể mực. + Ghi số vào các ô trông sao cho tương ứng với vị trí trên hình vẽ. GV : Chiếu đáp án và gọi HS lên mô tả cấu tạo trong của mực trên tranh. Hoạt động 3 : Viết thu hoạch. HĐ của giáo viên và HS Nội dung GV : Yêu cầu cá nhân học sinh hoàn thành các nội dung của bản thu hoạch đã 9 Vũ Thị Huệ Trường THCS Nguyễn Tất Thành
File đính kèm:
- skkn_nang_cao_hieu_qua_su_dung_do_dung_mau_vat_trong_giang_d.doc