SKKN Phương pháp sử dụng tranh ảnh, lược đồ nhằm tạo hứng thú trong học tập Lịch sử Lớp 7

doc 16 trang sklop7 02/07/2024 1130
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp sử dụng tranh ảnh, lược đồ nhằm tạo hứng thú trong học tập Lịch sử Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phương pháp sử dụng tranh ảnh, lược đồ nhằm tạo hứng thú trong học tập Lịch sử Lớp 7

SKKN Phương pháp sử dụng tranh ảnh, lược đồ nhằm tạo hứng thú trong học tập Lịch sử Lớp 7
 1 / 16
Tên đề tài:
 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH, LƯỢC ĐỒ NHẰM TẠO
 HỨNG THÚ TRONG HỌC TẬP LỊCH SỬ LỚP 7
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài:
 Bộ môn Lịch sử ở trường THCS cung cấp cho học sinh những kiến thức 
cơ bản nhất của quá trình phát triển lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Trong đó 
tranh ảnh, lược đồ lịch sử có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc khôi phục lại 
quá khứ. Vì vậy nó có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học ở trường 
phổ thông. Tuy nhiên trong quá trình dạy hoc, tôi nhận thấy học sinh còn mắc 
phải nhiều hạn chế trong quá trình nhận thức lịch sử. Đặc biệt các em còn nhiều 
lúng túng hoặc thụ động trong quá trình quan sát - tìm hiểu các bức tranh, băng 
hình, lược đồ lịch sử.
 Là một giáo viên dạy môn lịch sử ở trường THCS tôi thấy rất băn khoăn 
về thực tế trên vì tranh ảnh lược đồ lịch sử là một phương tiện hết sức quan 
trọng của bộ môn. Để khắc phục tình trạng trên và để giúp học sinh làm việc với 
tranh ảnh, lược đồ lịch sử trong sách giáo khoa và các nguồn tài liệu tham khảo 
khác một cách sáng tạo, tích cực và đạt hiệu quả cao, tôi đã cố gắng cải tiến 
phương pháp, nghiên cứu tài liệu, học hỏi các đồng nghiệp và thực hiện đề tài: 
“Phương pháp sử dụng tranh ảnh, lược đồ nhằm tạo hứng thú trong học 
tập lịch sử lớp 7”
2. Mục đích yêu cầu và phạm vi thực hiện đề tài:
+ Nhằm trang bị cho học sinh một số kiến thức kỹ năng liên quan đến tranh ảnh, 
thực hành lược đồ lịch sử.
+ Qua việc nắm bắt được các kỹ năng quan sát tranh ảnh, lược đồ lịch sử học 
sinh hiểu sâu sắc hơn về kiến thức lịch sử .
+ Đưa đến hứng thú cho học sinh khi các em quan sát, tìm hiểu lịch sử qua các 
lược đồ, các bộ phim tư liệu, đoạn phim liệu lịch sử. 
+ Biết cách tìm hiểu tranh ảnh và tạo biểu tượng lịch sử khi đựoc tham quan các 
di tích lịch sử. 
+ Nội dung chương trình lịch sử lớp 7 có nhiều vấn đề cần trao đổi, nhưng do 
thực tế trên của học sinh nên tôi chọn đề tài “Phương pháp sử dụng tranh ảnh, 
lược đồ nhằm tạo hứng thú trong học tập lịch sử lớp 7” áp dụng cho học sinh 
lớp 7D Trường THCS Lương Thế Vinh - Thị Trấn Phùng.
Thời gian thực hiện: học kỳ I
Năm học: 2021-2022 3 / 16
 10 26,3 11 28,9 16 42,2 1 2,6
 Qua bài kiểm tra trên, tôi nhận thấy học sinh thường mắc phải những lỗi 
cơ bản sau:
- Nhiều học sinh trả lời thiếu chính xác các sự kiện lịch sử.
- Cách làm bài thiếu sáng tạo, phát hiện kiến thức lịch sử qua tranh ảnh, lược đồ 
chưa đầy đủ.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG GIÁO DỤC
 Từ các lỗi cơ bản mà học sinh mắc phải, tôi đã quyết định rèn luyện cho 
học sinh theo các biện pháp sau:
1. Tìm hiểu tình hình học tập và việc nắm bắt kiến thức của học sinh.
2. Hướng dẫn cho học sinh cách nắm bắt được các kiến thức cơ bản của bài học 
cùng một số kiến thức liên quan.
3. Phát triển các kiến thức mới nhằm phát huy tính tự giác, tích cực và sự hứng 
thú của học sinh.
4. Rèn luyện kỹ năng trong quan sát tranh ảnh, lược đồ , băng hình lịch sử cùng 
các kỹ năng tự học của học sinh.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm phục vụ cho các hoạt 
động dạy học
6. Kết hợp với nhà trường, đồng nghiệp tổ chức tham quan di tích lịch sử nhằm 
gây hứng thú và kích thích sự tìm tòi của học sinh.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP KHOA HỌC TIẾN HÀNH:
 Như tôi đã trình bày ở phần trên, học sinh thích xem tranh ảnh, lược đồ 
lịch sử nhưng lại lúng túng hoặc ít biết triển khai nội dung của tranh ảnh lịch sử 
để phục vụ bài học. Để khắc phục vấn đề trên, tôi quyết định giải pháp sau:
1. Sử dụng tranh ảnh, băng hình lịch sử nhằm cung cấp kiến thức cơ bản 
cho học sinh:
 Trong việc học tập lịch sử, kiến thức cơ bản là kiến thức tối ưu và cần 
thiết cho việc tìm hiểu của học sinh về lịch sử thế giới và dân tộc. Nó gồm nhiều 
yếu tố: sự kiện lịch sử, các niên đại, địa danh lịch sử, tên nhân vật lịch sử... 
Trong đó tranh ảnh, lược đồ lịch sử là một bộ phận quan trọng của đồ dùng trực 
quan, nó chứa đựng khá nhiều nội dung của lịch sử. Hiểu rõ điều này nên trong 
tất cả các giờ dạy tôi cố gắng bằng mọi cách khai thác hết nội dung của tranh 
ảnh, lược đồ lịch sử nhằm gây hứng thú và tăng sự hiểu biết cho học sinh. 5 / 16
phương tiện hiện đại. Một trong những nguồn tư liệu mà giáo viên và học sinh 
có thể tìm hiểu, sưu tầm được đó là những bộ phim tư liệu lịch sử được chiếu 
trên truyền hình hoặc có thể tìm qua mạng internet. 
 Với tình trên tôi đã thực hiện sử dụng các băng hình lịch sử trong quá 
trình giảng dạy ở trên lớp để giúp học sinh có sự chú ý tốt khi học bộ môn lịch 
sử. 
 Ví dụ khi dạy phần lịch sử Hà Nội trong chương trình lịch sử lớp 7- Bài 
1: Thăng Long thời Lý (1010-1226) tôi sẽ sử dụng hoặc cho hs sưu tầm một 
đoạn phim tư liệu giới thiệu về “Hoàng thành Thăng Long ” đã được khai quật 
tại 18 - Hoàng Diệu - Hà nội để phục vụ cho phần 2: Vài nét về qui hoạch thành 
Thăng Long.
 Sau khi thầy và trò hoàn thành việc tìm hiểu các kiến thức cơ bản về qui 
hoạch của thành Thăng Long thời Lý, tôi yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
 - Em có nhận xét như thế nào về qui mô của kinh thành Thăng Long thời 
Lý?
 Sau khi học sinh trả lời, các học sinh nhận xét, giáo viên chốt lại: Qui mô 
của kinh thành Thăng Long thời Lý rất bề thế.
 Tôi nêu tiếp câu hỏi: 
 - Vậy các em có biết kinh thành Thăng Long thời Lý đã để lại các đấu tích 
gì?
 Tôi cho ba học sinh trình bày sự hiểu biết của mình (đây phần lịch sử địa 
phương chúng ta nên tạo điều kiện để học sinh tìm hiểu lịch sử.) 
 Tiếp theo tôi chiếu đoạn phim về “Hoàng thành Thăng Long ” đã đựơc 
khai quật tại 18 - Hoàng Diệu - Hà nội. Sau khi học sinh quan sát, tôi đưa ra câu 
hỏi gợi mở để khắc sâu kiến thức của học sinh: Em thấy vị trí khu khai quật như 
thế nào? Ở đó các nhà khảo học đã khai quật và tìm thấy những dấu tích gì của 
thời Lý? (giếng, gạch, ngói .....)
 Qua những đoạn phim tư liệu lịch sử đó ta không chỉ truyền cho học sinh 
kiến thức lịch sử mà còn truyền cho các em tình yêu đối với thủ đô Hà Nội, tình 
yêu đối với lịch sử Việt Nam, khiến các em thấy say mê hơn đối với môn học 
lịch sử.
 Trên đây là các ví dụ minh hoạ cho các bài giảng có sử dụng tranh ảnh, 
băng hình minh hoạ của tôi từ đầu năm đến giờ. Qua đó tôi thấy học sinh nắm 
được kiến thức lịch sử một cách chắc hơn, có hứng thú hơn khi học bộ môn lịch 
sử.
2. Giúp học sinh tự tìm hiểu và biết cách quan sát tranh ảnh, băng hình 
lịch sử (ở trên lớp và ở nhà). 7 / 16
đắp đôi rồng uốn lượn giữa 1 vòng tròn. Các tầng trên của tháp được xây dựng 
bằng gạch lớn nung già, màu đỏ au, chạm khác hình rồng rất đẹp. Toàn bộ tháp 
nặng gần 700 tấn, dựng trên 1 nền đất vùng chiêm trũng, vậy mà qua gần 7 thế 
kỷ vẫn “ trơ gan cùng tuế nguyệt”, đứng vững đó để minh chứng cho tài nghệ 
điêu luyện của người thọ xây dựng Việt Nam thời xa xưa.
 Tuy nhiên để cho học sinh có ý thức tự giác tìm hiểu các tranh ảnh, lược 
đồ lịch sử trước khi đến lớp tôi đã rèn các em theo cách sau:
+ Tôi yêu cầu các em phải thực hiện tốt yêu cầu ở phần trên, phải nắm được các 
kỹ năng cô giáo đã thực hiện ở trên lớp.
+ Yêu cầu các em phải đọc tài liệu tham khảo liên quan đến những hình ảnh lịch 
sử, lược đồ lịch sử sẽ được học, tự tạo biểu tượng lịch sử qua hình ảnh trong 
sách giáo khoa trước khi đến lớp (có thể tiến hành theo cá nhân hoặc theo nhóm) 
 Nhờ có cách học trên thì học sinh sẽ hiểu biết sâu sắc về lịch sử hơn.
3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tiến trình thực hiện các 
phương pháp dạy học theo đặc trưng của bộ môn lịch sử:
a. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc chuẩn bị bài dạy:
 Trong dạy học lịch sử dù giáo viên có sử dụng bất kì một kĩ năng hay 
phương pháp giảng dạy nào vào bài dạy thì việc chuẩn bị chu đáo cho mỗi giờ 
lên lớp là rất cần thiết, và theo tôi là bắt buộc phải thực hiện.
 Với những tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, ngoài những thao 
tác chuẩn bị cơ bản cho một tiết dạy học thì giáo viên cần phải chuẩn bị một số 
việc sau:
 - Thiết kế các hoạt động dạy học trên máy tính với các phần mềm tin học 
như PowerPoint, Lecture Maker 2.0, Window moviemaker, ....để tạo ra hệ thống 
kiến thức của bài giảng trong việc soạn giáo án hoặc tạo ra các thông tin mang 
tính lôgic và sinh động trên các slide (trang trình chiếu).
 - Để giờ học thêm phong phú và thu hút được sự chú ý của học sinh giáo 
viên cần phải sưu tầm, thu thập những thông tin liên quan đến bài giảng như 
hình ảnh, video clip hay những thông tin mới phù hợp với bài giảng để đưa vào 
các slide sao cho phù hợp.
 Ví dụ khi chuẩn bị bài 10 “ Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất 
nước”, trong mục 1 “Sự thành lập nhà Lý ” giáo viên có thể chuẩn bị sưu tầm 
những hình ảnh, video clip giới thiệu về “Hoàng thành Thăng Long” đã được 
các nhà khảo cổ khai quật tại 18 - Hoàng Diệu - Hà nội để giới thiệu thêm về 
kinh thành Thăng Long. Hoặc khi dạy bài 12 “ Đời sống kinh tế, văn hóa” trong 
đó có nội dung giới thiệu về thủ công nghiệp thời Lý thì giáo viên có thể chuẩn 
bị sưu tầm những hình ảnh về các đồ gốm mới được khai quật tại “Hoàng thành 
Thăng Long” 18 - Hoàng Diệu - Hà nội. 9 / 16
 Chức năng, nhiệm vụ chính của bộ môn lịch sử là tìm hiểu những gì đã 
qua của xã hội loài người. Để thực hiện được nhiệm vụ đó nhiều khi giáo viên 
phải thuyết trình nhiều, học sinh phải thụ động nghe nhiều dẫn đến các hoạt 
động dạy học nhiều khi rất khô khan, nhàm chán và giờ học trở nên rất nặng nề, 
mệt mỏi. Tuy nhiên khi thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ các 
phương pháp dạy học lịch sẽ hạn chế được các vấn đề trên và sẽ mang lại hiệu 
quả cao trong việc tạo chú ý học tập, gây hứng thú cho học sinh trong việc tìm 
hiểu và phát hiện kiến thức mới.
 * Trong mỗi bài giảng, điều gây ấn tượng đầu tiên là phần giới thiệu bài 
mới. Trong thời gian chỉ khoảng một phút ngắn ngủi, nếu giáo viên giới thiệu 
bài tốt sẽ tạo được sự chú ý, hứng thú học học tập cho học sinh. Có nhiều cách 
để giáo viên giới thiệu bài mới, nhưng theo tôi dù có mở bài theo cách gì thì 
giáo viên cần phải xác định rõ được mục tiêu bài học, sau đó với lời nói ngắn 
gọn, súc tích kết hợp với các hình ảnh trực quan sinh động để giới thiệu bài mới 
một cách hiệu quả và thu hút nhất. Đồng thời qua phần giới thiệu bài giáo viên 
phải đưa ra được mục tiêu bài học nhằm hướng các em học sinh chú ý ngay vào 
tìm hiểu nội dung của bài học.
 Ví dụ khi dạy bài 20 “Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)”, phần I 
“Tình hình chính trị, quân sự, pháp luật” tôi sẽ giới thiệu:
 “Như các em đã được biết, công cuộc chống xâm lược Minh của dân tộc 
ta đã kết thúc thắng lợi sau 20 năm đấu tranh với đỉnh cao là chiến thắng của 
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sau đó triều Lê sơ được thành lập. Nhà Lê bắt tay 
ngay vào việc tổ chức lại bộ máy chính quyền, xây dựng quân đội, luật pháp, 
nhằm ổn định tình hình xã hội, phát triển kinh tế. Bài 20 “Nước Đại Việt thời Lê 
Sơ” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề này”.
 Cùng với lời giới thiệu đó sẽ là một đoạn video clip được tạo nên từ hơn 
chục bức tranh giới thiệu những sự kiện nổi bật về diễn biến của cuộc khởi nghĩa 
Lam Sơn với hình ảnh cuối cùng là hình ảnh Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế. Sau đây 
tôi xin minh họa một số hình ảnh đại diện đựợc sử dụng đoạn video clip (hoặc 
chỉ đơn giản là ta sử dụng phần mềm làm phim để giới thiệu lần lượt những hình 
ảnh đó theo kiểu xuất hiện của một đoạn phim) : 11 / 16 13 / 16
 Vừa điều chỉnh để các hiệu ứng của bản đồ tư duy lần lượt xuất hiện, giáo 
viên đồng thời thuyết trình một cách ngắn gọn và súc tích, khái quát nội dung 
bài học.
 Với việc sử dụng bản đồ tư duy trong các tiết dạy có nội dung về xây 
dựng chính quyền của các triều đại phong kiến Việt Nam sẽ kích thích được khả 
năng sáng tạo của học sinh đảm bảo tính lôgic, mạch lạc, dễ hiểu, dễ quan sát, 
dễ nhớ, tốn ít thời gian, tạo sự hứng thú trong học tập của học sinh. Sử dụng bản 
đồ tư duy trong trong việc hình thành kiến thức mới cho học sinh hoặc trong các 
bài ôn tập, trong các câu hỏi so sánh, đặc biệt trong phần củng cố bài học, giúp 
hoạt động của thầy và hoạt động của trò đạt được hiệu quả cao. 
 Sau đó tôi giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà thiết kế lại bản đồ tư duy đã 
được tôi giới thiệu nhằm ôn tập lại kiến thức vừa mới được tìm hiểu hoặc thiết 
kế một bản đồ tư duy mới cho tiết học tiếp theo.
 c. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học trực tuyến: 
 Trong điều kiện học trực tuyến, với việc hoạt động nhóm, tôi hướng dẫn 
các nhóm hs khi có bài tập dự án cô giáo giao có dù có liên quan đến kênh hình 
hay không có kênh hình thì cần phải lập nhóm zalo hoặc nhóm messenger để 
trao đổi, phân công nhiệm vụ rồi tự mở phòng trên zoom hoặc trên meet để, tập 
báo cáo trước nhóm những bài tập của nhóm mình để trình bày trong các giờ 
học được tốt. Được cô hướng dẫn, với sự sáng tạo của mình, hs đã có những 
phần trình bày rất hiệu quả. Ngoài ra với những phần câu hỏi thảo luận ở trên 
lớp, đặc biệt với những bài tập có tranh ảnh lược đồ khó cần làm việc nhóm trên 
lớp học trực truyến tôi sẽ chia ra nhiều phòng zoom để hs các nhóm vào thảo 
luận rồi sau đó báo cáo. Như vậy, dù không được đến trường học trực tiếp hs 
vẫn được tham gia làm việc nhóm rất hiệu quả.

File đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_su_dung_tranh_anh_luoc_do_nham_tao_hung_thu.doc