SKKN Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Công nghệ 7 ở trường trung học cơ sở Ngô Mây
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Công nghệ 7 ở trường trung học cơ sở Ngô Mây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Công nghệ 7 ở trường trung học cơ sở Ngô Mây
MỤC LỤC TÊN DANH MỤC TRANG I. PHẦN MỞ ĐẦU 02 1. Lí do chọn đề tài 02 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 02 3. Đối tượng nghiên cứu 02 4. Giới hạn của đề tài 03 5. Phương pháp nghiên cứu 03 II. PHẦN NỘI DUNG 03 1. Cơ sở lí luận 03 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 03 3. Nội dung và hình thức của giải pháp 04 a. Mục tiêu của giải pháp 04 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 04 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 24 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, 25 phạm vi và hiệu quả ứng dụng. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 26 1. Kết luận 26 2. Kiến nghị 26 Tài liệu tham khảo 28 1 - Học sinh lớp 7A1, 7A2, 7A3, năm học 2018– 2019 trường THCS Ngô Mây– Thị xã Buôn Hồ . 4. Giới hạn của đề tài. Áp dụng sáng kiến vào giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 phần trồng trọt với tiết: Bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng. Bài 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tìm hiểu các phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường dựa vào tài liệu giáo dục về bảo vệ môi trường trong môn công nghệ 7. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm các bài giảng có nội dung liên quan đến vấn đề môi trường. - Phương pháp nghiên cứu sư phạm: Thăm dò hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp tích hợp môi trường trong giảng dạy. - Phương pháp phân tích tổng hợp. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận - Giáo dục môi trường trong dạy học có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm thực hiện chiến lược toàn cầu về bảo vệ Trái đất. Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người, chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Do vậy giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phát triển bền vững đất nước. - Ở nước ta, lực lượng giáo viên, học sinh THCS cũng chiếm tỉ lệ cao, chính lực lượng này góp phần quan trọng đảm bảo tính hiệu quả của nhiệm vụ giáo dục môi trường . - Vì vậy, nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cũng tập trung chủ yếu vào các môn học có liên quan nhiều đến môi trường như: Công nghệ, sinh học, địa lí, giáo dục công dân... và đặc biệt môn Công nghệ có mối liên hệ mật thiết gần gũi nhất với môi trường. Bởi lẽ như chúng ta biết chương trình môn công nghệ 7 là một trong những bộ môn có khả năng đưa giáo dục môi trường vào một cách thuận lợi nhất vì các nội dung trong chương trình công nghệ đều có khả năng đề cập nội dung giáo dục môi trường. Vì vậy cần thiết phải có phương pháp dạy học tích hợp bảo vệ môi trường cụ thể để đạt được hiệu quả cao hơn trong giáo dục học sinh. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 2.1. Về phía học sinh: - Đa số học sinh ít quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. - Nhiều em còn chưa ý thức được bảo vệ môi trường để làm gì do các em chưa nhận thức được rằng môi trường có tác dụng quan trọng trong cuộc sống mà chỉ học để đối phó. - Phần lớn học sinh chưa đầu tư thời gian và công sức vào việc tìm hiểu, cũng như chưa thấy rõ tầm quan trọng của bảo vệ môi trường. 3 thì cũng phải đảm bảo được nội dung của bài giảng. Kiến thức giáo dục môi trường không phải muốn đưa vào bài học nào cũng được mà phải căn cứ vào nội dung của bài học có liên quan đến vấn đề môi trường mới có thể tìm chỗ thích hợp để đưa vào. Sau đây là 1 số phương pháp có thể áp dụng trong giảng dạy tích hợp môi trường ở môn công nghệ 7, có bài thì chỉ cần sử dụng một phương pháp nhưng có bài lại áp dụng nhiều phương pháp cùng lúc để đạt được hiệu quả cao nhất. * Phương pháp đàm thoại Đàm thoại là phương pháp dạy học có lịch sử lâu đời và được sử dụng thường xuyên trong giảng dạy Công nghệ ở trường phổ thông từ trước đến nay. Đàm thoại về thực chất là phương pháp dạy học mà ở đó giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt, hướng dẫn học sinh tìm hiểu và lĩnh hội nội dung của bài học. Như vậy, hệ thống câu hỏi là cốt lõi của phương pháp đàm thoại. Ví dụ: Dạy mục II.3: Biện pháp hóa học: Bài 13: Phòng trừ sâu bệnh hại Câu hỏi: Quá trình sử dụng các loại thuốc hóa học trong phòng trừ sâu, bệnh hại đã gây ra những tác hại xấu gì cho môi trường? Hình 11.2 - Khu nhà ổ chuột ở Ấn Độ Từ đó học sinh thấy những tác hại của các loại thuốc hóa học đến môi trường, sức khỏe con người và mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn. Sau đó cho học sinh trả lời, giáo viên tổng hợp ý kiến, nhận xét và kết luận chuẩn kiến thức. Với phương pháp này giáo viên có thể đặt các câu hỏi trực tiếp về bảo vệ môi trường rồi cho học sinh trả lời ngay tại chỗ. * Ví dụ : Công Nghệ 7 - Bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng Học sinh vừa mới tìm hiểu xong cây rừng góp phần điều hòa khí hậu, làm giảm ô nhiễm môi trường nên giáo viên có thể đặt câu hỏi: Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng? Học sinh sẽ đưa ra câu trả lời: Ngăn chặn, nghiêm cấm các hành động phá hoại rừng, tuyên truyền với mọi người không chặt phá rừng. Từ đó hình thành được cho các em ý thức bảo vệ rừng. * Phương pháp sử dụng các tài liệu trực quan 5 - Trước tiên giáo viên yêu cầu học sinh nêu hiện tượng gì ở hình 1 và 2, thực trạng gì ở hình 3 và 4 ? Học sinh sẽ nhận xét là: hình 1, 2: hạn hán và lũ lụt. Hình 3, 4: thực trạng đốt rừng, chặt phá rừng lấy gỗ. - Sau đó tiếp tục cho học sinh trả lời: các thực trạng và các hiện tượng trên có liên quan với nhau không? Vì các em vừa mới được học Bài 22: Vai trò của rừng nên các em sẽ trả lời được là có liên quan. - Giáo viên lại cho các em xem các hình ảnh sau: 7 Nhóm 1,2: Em hãy cho biết khi bón phân có ảnh hưởng như thế nào đến đất, năng suất và chất lượng nông sản? Nhóm 3,4: Em hãy cho biết khi bón phân quá liều lượng, không hợp lí gây ảnh hưởng xấu tới môi trường như thế nào? Bước 2: Học sinh làm việc nhóm trong vòng 5 phút. Bước 3: Giáo viên tóm tắt các ý kiến thảo luận, nhận xét và sau đó chuẩn kiến thức. Ảnh hưởng của phân bón đến đất, năng suất và chất lượng nông sản: Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. Ảnh hưởng của phân bón tới môi trường: Nếu bón phân không hợp lí sẽ làm đất bị mất độ phì nhiêu, giảm năng suất và đất bị suy thoái, không những vậy, nó còn làm ô nhiễm nguồn nước ngầm sâu dưới lòng đất. Liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường ở Việt Nam. *Phương pháp thuyết trình: Với phương pháp này giáo viên tự thuyết trình một vấn đề về môi trường cho học sinh nghe sau đó rút ra kết luận để hình thành ý thức cho học sinh. * Ví dụ : Công nghệ 7 - Bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại Qua phần biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại bằng biện pháp hóa học trong trồng trọt giáo viên có thể thuyết trình: Biện pháp này có tác dụng diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công nhưng dễ gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi, làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, giết chết các sinh vật khác ở ruộng. Hàng năm số người bị ngộ độc thuốc trừ sâu, bệnh hại ở nước ta có hàng ngàn trường hợp, nguyên nhân do ăn rau, quả có thuốc trừ sâu không rửa sạch, do không đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc và phun thuốc không đúng kĩ thuật (như không đảm bảo thời gian cách li đúng quy định, phun thuốc không đều, phun ngược chiều gió, phun lúc mưa...) Từ đó giáo dục học sinh trong sản xuất, nên sử dụng các loại thuốc thảo mộc (HBVT, cây thuốc lá, cây duốc cá, cây củ đậu...) và thuốc vi sinh như chế phẩm BT, chế phẩm virut, nấm trừ sâu hại có tác dụng diệt sâu, bệnh hại tốt mà không làm ô nhiễm môi trường, không gây độc như thuốc hoá học. *Phương pháp ngoại khóa, thực hành, tham quan thiên nhiên : Phương pháp này là phương pháp đưa học sinh đi tham quan trực tiếp những địa điểm môi trường như vườn trường, cánh đồng, vườn rau sạch...yêu cầu học sinh phân tích những yếu tố môi trường tại đó để có biện pháp bảo vệ môi trường cụ thể. Cũng có thể tổ chức cho các em các cuộc thi tìm hiểu về môi trường, mời các chuyên gia môi trường về tại trường để trao đổi và thảo luận cho các em (nếu có điều kiện). * Ví dụ : Dựa vào bài 11: Mục I.2 Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính, trong tiết học thực hành: GV có thể tổ chức cho học sinh giâm một số cành để trồng ở vườn cây thuốc nam như giâm cành đinh lăng, cành lá mật gấu, lá lốt... yêu cầu học sinh thực hành tại phòng thực hành. Học sinh sẽ làm theo hướng dẫn của giáo viên, sau đó sẽ trồng ra vườn cây thuốc nam của nhà trường, qua đó các em sẽ thấy được tầm quan trọng của các loại cây thuốc nam, từ đó hình thành cho các em sự 9 Ví dụ: Công nghệ 7 – bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại. Ở phần biện pháp sinh học như sử dụng một số loại sinh vật như nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch, các chế phẩm sinh học có tác dụng diệt sâu hại tốt mà không làm ô nhiễm môi trường như thuốc hóa học nên phải có ý thức bảo vệ chúng. Từ đó giáo viên liên hệ đến việc bảo vệ các giống cây trồng trong trồng trọt. Liên hệ ở địa phương, trường học của học sinh: Trong một lần đi học ngang đường, em đã thấy người dân đổ rác bừa bãi ngoài đường, phố..., một số nguồn nước chưa được bảo vệ. Hoặc tại trường học chứng kiến cảnh tượng các bạn học sinh ăn quà vặt vứt rác khắp sân trường, một số học sinh thì hái hoa, bẻ gãy cành cây.. Chứng kiến việc làm đó, em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống? Qua tình huống này, giáo viên cũng muốn nhắc nhở học sinh, mọi người đó là trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ nơi mình sinh sống chính là bảo vệ môi trường để góp phần thực hiện cuộc vận động“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Minh họa dạy một số bài tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường kết hợp nhiều phương pháp dạy học: b.2.3. Giáo án mẫu: Giáo án 1: Tiết 18- Bài 19: CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được: 1. Kiến thức: Biết được ý nghĩa, quy trình và nội dung các khâu kỹ thuật chăm sóc cây trồng như: làm cỏ, vun xới, tưới nước, tiêu nước, bón phân thúc. 2. Kỹ năng: - HS thực hiện được: Các công việc chăm sóc cây trồng - HS thực hiện thành thạo: Cách làm cỏ, vun xới. 3. Thái độ: - Thói quen: Có kiến thức lao động, có kĩ thuật, tinh thần chịu khó, cẩn thận. - Tính cách: Yêu thích lao động, ham học hỏi. 4. Phát triển năng lực: - Năng lực quan sát, tìm tòi kiến thức. - Năng lực tổng hợp kiến thức, trình bày ý kiến trước tập thể. 5. Giáo dục: - Ý thức lao động có kĩ thuật, chịu khó lao động. - Ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh - Ý thức bảo vệ môi trường chống ô nhiễm. II. Phương pháp: Quan sát tìm tòi + Hỏi đáp tìm tòi - Chuẩn bị của GV - HS: + GV: Tranh vẽ một số phương pháp tưới nước, máy chiếu. + HS: Tìm hiểu các phương pháp chăm sóc cây trồng ở địa phương III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra (Vì tiết trước thực hành) 3. Bài mới 11
File đính kèm:
- skkn_phuong_phap_tich_hop_giao_duc_bao_ve_moi_truong_trong_d.doc