SKKN Phương pháp tổ chức trò chơi dân gian trong giờ học nội khóa bộ môn Giáo dục thể chất ở trường THCS
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp tổ chức trò chơi dân gian trong giờ học nội khóa bộ môn Giáo dục thể chất ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phương pháp tổ chức trò chơi dân gian trong giờ học nội khóa bộ môn Giáo dục thể chất ở trường THCS
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới kinh tế, xã hội một cách toàn diện. Ngành giáo dục và đào tạo cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của xã hội, giáo dục và đào tạo trong những năm gần đây đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Đổi mới giáo dục cần đi từ tổng kết thực tiễn để phát huy ưu điểm, khắc phục các biểu hiện hạn chế, lạc hậu, yếu kém, trên cơ sở đó tiếp thu vận dụng các thành tựu hiện đại của khoa học giáo dục trong nước và quốc tế vào thực tiễn nước ta. Có thể nói, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá là hai mặt thống nhất hữu cơ của quá trình dạy học, đổi mới phương pháp dạy học phải dựa trên kết quả đổi mới kiểm tra đánh giá và ngược lại đổi mới kiểm tra đánh giá để thúc đẩy và phát huy hiệu quả khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Thể dục là môn học yêu cầu về vận động rất lớn. Trong quá trình học tập, thông qua các hoạt động, học sinh được rèn luyện thân thể, nâng cao sức khoẻ. Nhiều năm qua, nội dung giảng dạy môn Thể dục ở cấp THCS còn nặng về bài tập đơn điệu, ít đổi mới, cộng thêm điều kiện cơ sở vật chất của các trường còn khó khăn nên việc thực hiện các phương pháp dạy học mới còn nhiều hạn chế. Mặc dù sách giáo viên của bộ môn Thể dục đã có nhiều cải tiến, nhiều trò chơi được đưa vào hướng dẫn tiết dạy với mục đích làm phong phú thêm hình thức tổ chức dạy học. Tuy nhiên, việc thực hiện thường xuyên còn chưa được chú trọng. Nhiều giáo viên còn e ngại với việc thay đổi phương pháp đã ăn sâu vào nếp nghĩ, cách làm, cũng như sự chuẩn bị cần rất chu đáo của các hoạt động dưới hình thức trò chơi này. Điều này càng cần phải có một hệ thống các trò chơi giúp các thầy, cô dễ dàng tham khảo và ứng dụng trong công việc, đồng thời học sinh cũng có sự chuyển biến khi tham gia tiết học, tăng hiệu quả của bộ môn. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp phần vào việc đổi mới và hoàn thiện phương pháp giảng dạy cũng như nhằm củng cố và giúp các em học sinh khắc sâu kiến thức, kĩ năng môn học, giúp các em yêu thích môn học hơn. Tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Phương pháp tổ chức trò chơi dân gian trong giờ học nội khóa bộ môn giáo dục thể chất ở trường THCS”. 1/20 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG GIỜ HỌC NỘI KHÓA BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG THCS 1.1. Cơ sở lý luận. Trò chơi là hoạt động không thể thiếu trong đời sống con người. Mọi lứa tuổi đều có nhu cầu vui chơi giải trí. Tuỳ thuộc các độ tuổi, nhu cầu này không giống nhau cả về nội dung và hình thức. Đặc biệt đối với học sinh THCS, trò chơi được coi như một món ăn không thể thiếu để thỏa mãn nhu cầu của các em. Thông qua trò chơi các em thể hiện được khả năng của mình, khám phá hiểu biết thêm cuộc sống, được lĩnh hội kiến thức trong không gian đầy ắp tiếng cười, tiếng vỗ tay đồng thời tạo ra được bầu không khí vui vẻ, đoàn kết, thân ái giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện. Vì vậy việc tổ chức các trò chơi cho học sinh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giờ GDTC. PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho rằng: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Trẻ em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng trống để chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi thuở trước - đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ ở các thành phố mà còn ở cả các vùng nông thôn, nơi mà đang dần bị đô thị hóa mạnh mẽ. Vì thế giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn với những trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”. Trong chương trình môn Thể dục ở trường THCS, trò chơi chiếm một vị trí quan trọng, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh sự phát triển toàn diện của cơ thể học sinh. Trò chơi được sử dụng rộng rãi trong các giờ thể dục, trong hoạt động nội khóa và hoạt động ngoại khóa. Trò chơi có thể được giáo viên đưa vào phần khởi động, phần cơ bản, cũng có khi là phần kết thúc. Các nội dung trò chơi hầu như tiết nào cũng có nhất là ở khối lớp 6, 7 có tiết không chỉ có một trò chơi mà có thể đưa 2 – 3 trò chơi vào tiết dạy. 1.2. Cơ sở thực tiễn. Trò chơi là nhu cầu tự nhiên của con người có ý nghĩa giáo dục toàn diện, là phương tiện nhằm thu hút và giáo dục học sinh nhanh nhất trong thời gian ngắn nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Trò chơi góp phần điều hòa và cân bằng nguồn năng lượng dư thừa trong quá trình trao đổi chất, đảm bảo sự hoạt động bình thường trong cơ thể học sinh và luôn tạo ra không khí vui vẻ, đoàn kết thân ái. Ngoài nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, khả năng hoạt bát, phản xạ trong các tình huống khác nhau trò chơi còn giáo dục phẩm chất, ý chí, sự nỗ lực cố gắng, trí thông minh dũng cảm quên mình, đức tính khiêm tốn thật thà, khả năng vận dụng những bài học vào thực tế cuộc sống. Đối với học sinh trò chơi được 3/20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG GIỜ HỌC NỘI KHÓA BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG THCS 2.1. Vài nét về tình hình nhà trường Trường THCS mà tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này, được thành lập từ năm 1974, trường nằm tại trung tâm của một Quận trên địa bàn TP Hà Nội. Kết quả học tập của học sinh ngày một tiến bộ, trong những năm gần đây số lượng học sinh thi vào cấp ba luôn đứng vào tốp đầu của Quận. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu cũng được nhà trường quan tâm đúng mức, hàng năm nhà trường có nhiều học sinh dự thi học sinh giỏi và đạt nhiều giải cấp Quận, Thành phố ở các môn học (trong đó có Giáo dục thể chất). Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được vẫn còn một số tồn tại như: nhiều em học sinh còn chưa thực sự yêu thích, học lệch, học yếu một số môn khoa học; riêng bộ môn Giáo dục thể chất nhiều học sinh còn lười tập luyện, thể chất yếu, không duy trì được trạng thái vận động lâu. 2.2. Thực trạng sử dụng trò chơi dân gian trong giờ học nội khóa bộ môn giáo dục thể chất Đứng trước tình hình trên, là một giáo viên dạy bộ môn GDTC, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng trò chơi dân gian trong giờ học nội khoá của giáo viên môn Thể dục trong nhà trường và sự yêu thích bộ môn, kết quả học tập bộ môn Thể dục của các em học sinh lớp 6. * Mục đích khảo sát: Nhằm đánh giá thực trạng sử dụng trò chơi dân gian của giáo viên môn Thể dục, từ đó xác lập cơ sở thực tiễn cho việc vận dụng trò chơi dân gian trong kiểm tra đánh giá môn Thể dục THCS. * Đối tượng khảo sát: 3 giáo viên giảng dạy bộ môn Thể dục và 95 học sinh lớp 6A4, 6A6 của trường THCS mà tôi chọn nghiên cứu. * Nội dung khảo sát: - Điều tra thực trạng sử dụng trò chơi dân gian môn Thể dục. - Kết quả học tập giữa học kì I của học sinh lớp 6A4, 6A6. - Đánh giá mức độ yêu thích của học sinh khi học tập môn Thể dục. * Kết quả khảo sát: Bảng 1: Tổ chức trò chơi dân gian trong quá trình dạy học bộ môn Thể dục TT Tần suất sử dụng trò chơi dân gian Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Có sử dụng, tần suất ít. 2 75 2 Có sử dụng, tần suất nhiều. 1 25 3 Không sử dụng. 0 0 Qua bảng 1 ta thấy: Các giáo viên đều sử dụng trò chơi dân gian, tuy nhiên tần suất có khác nhau. 2/3 giáo viên không mấy khi sử dụng vì nhiều lý do như học sinh ít chủ động, hoặc ngại thay đổi hình thức dạy học đã thành nếp quen. Điều này khiến cho việc dạy và học bộ môn còn nhiều bất cập, được thể hiện một phần qua bảng khảo sát thứ 2 và thứ 3 về kết quả học tập và mức độ yêu thích môn học của học sinh. 5/20 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH XÂY DỰNG CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG GIỜ HỌC NỘI KHÓA BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG THCS 3.1. Nội dung kiến thức Muốn thực hiện dạy tốt được nội dung trò chơi trước hết cần phải hiểu rõ trò chơi là gì? Phân loại trò chơi từ đó lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp với đối tượng nội dung bài dạy, địa điểm, sân bãi, dụng cụ, hoàn cảnh chơi. 3.1.1. Trò chơi là gì? - Trò chơi là một hoạt động tự do, tự nguyện không hề bị gò ép bắt buộc vì thế tạo nên sự hấp dẫn lôi cuốn thu hút học sinh bởi lẽ các em hoàn toàn chủ động trong suy nghĩ, sự lựa chọn và hành động. Từ đó các em có thể phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của mình để giành thế có lợi, phần thắng về phía mình mà không phụ thuộc và bị người khác chi phối. Trong không khí náo nức, phấn khởi được tự do tham gia, sự cổ vũ của tập thể giúp các em phát huy cao nhất năng lực, sở trường của mình. - Trò chơi được giới hạn bởi không gian và thời gian: Mục đích và nội dung của mỗi trò chơi phụ thuộc vào người tổ chức trò chơi vì thế phải có không gian đáp ứng cho từng trò chơi. Mặt khác, dù bất kỳ quy mô chơi như thế nào thì trò chơi có một thời gian nhất định: thời gian chuẩn bị, thời gian nghe, nhìn, thời gian chơi thử và chơi thật. Do vậy người tổ chức chơi hướng dẫn chơi phải tính toán và hình dung được: Chơi trò chơi này ở đâu, thời gian là bao nhiêu cho hợp lý và hiệu quả nhất, để vừa đáp ứng được mục đích, yêu cầu đề ra, vừa đảm bảo được kế hoạch chung của hoạt động. - Trò chơi là một hoạt động sáng tạo: Đây chính là đặc trưng quan trọng tạo nên sự hấp dẫn, thu hút người tham gia trò chơi cho đến kết quả cuối cùng luôn là một ẩn số và đầy những yếu tố bất ngờ mà không ai biết được. Đó cũng chính là thời gian dành cho sự sáng tạo của người tham gia trò chơi. - Trò chơi là một hoạt động có quy tắc: Trò chơi nào cũng vậy, dù đơn giản hay phức tạp, thì những người tham gia chơi đều phải tuân thủ những quy tắc nhất định. Điều đó làm hấp dẫn thêm trò chơi vì người chơi đều bình đẳng với nhau và cùng tuân theo những quy định mới mà không bị ràng buộc, chi phối bởi bất kỳ điều kiện khách quan, chủ quan nào. - Trò chơi là một hành động giả định: Dù rằng trò chơi đó có nguồn gốc từ đâu nhưng bao giờ trò chơi cũng tạo ra cuộc sống khác hẳn với cuộc sống bình thường đang diễn ra, do đó trò chơi luôn tạo nên cho người chơi một nhận thức, một cảm giác với thực tại. 3.1.2. Phân loại trò chơi Do tính phong phú, đa dạng của trò chơi, việc phân loại trở nên khó khăn. Có nhiều cách phân loại khác nhau, năm 1969 nhà nghiên cứu Roger Gaillois tìm ra một cách phân loại mà cho đến nay được nhiều người đồng tình đó là: - Trò chơi thi đấu: Loại này bao gồm những trò chơi diễn ra giữa 2 người hay 2 phe, giữa nhiều người hay nhiều phe mà kết quả bao giờ cũng có người thắng, kẻ thua. Loại trò chơi này thường thu hút được rất nhiều người tham gia. 7/20 - Căn cứ vào địa điểm, sân bãi, dụng cụ: Chọn trò chơi tùy thuộc vào địa điểm, dụng cụ, sân bãi. Địa điểm chơi phụ thuộc vào số người tham gia. Cấu trúc nội dụng, hình thức tổ chức trò chơi có liên quan trực tiếp đến điều kiện, dụng cụ, sân bãi. - Căn cứ vào thời gian và hoàn cảnh: Tổ chức trò chơi có liên quan đến quỹ thời gian thực hiện. Thời gian chơi quyết định tới chọn trò chơi. Mặt khác, trò chơi chịu ảnh hưởng trực tiếp vào điệu kiện, hoàn cảnh (nắng, mưa) cụ thể để lựa chọn các hình thức tổ chức và loại trò chơi cần thiết. Việc lựa chọn trò chơi rất quan trọng, có tính chất quyết định đến tác dụng giáo dục và kết quả của trò chơi, đòi hỏi tổ chức cần hợp lý về nội dung, điều kiện cho phù hợp. b) Lựa chọn trò chơi: Để tiến hành tổ chức - hướng dẫn một trò chơi cho học sinh công việc rất quan trọng mang tính quyết định là phải biết chọn trò chơi. Để chọn trò chơi đúng mong muốn, phải nắm vững những yêu cầu sau đây: - Xác định được mục đính, yêu cầu của trò chơi định lựa chọn. - Đối tượng chơi ở lứa tuổi nào? Nam hay nữ? - Số lượng các em tham gia và tình trạng sức khỏe của các em? - Người tổ chức và hướng dẫn phải hiểu thấu đáo từ luật chơi đến diễn biến, kết quả, thời gian vật chất của trò chơi. - Trò chơi đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của các em nhưng nhất thiết phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối về tính mạng, về tài sản của cá nhân và tập thể. c) Chuẩn bị địa điểm và phương tiện: Sau khi đã chọn được trò chơi theo yêu cầu đề ra, người tổ chức và hướng dẫn phải nghiên cứu thật kỹ cách chơi (luật, cách thức chơi) và phương pháp tổ chức trò chơi. Đồng thời phải hình dung và sớm có phương án lựa chọn địa điểm, phương tiện để chơi, cụ thể là: - Địa điểm vừa đủ cho số người chơi và đáp ứng được nội dung của trò chơi. - Địa điểm phải thoáng, mát, sạch sẽ không có các chướng ngại vật, đá sỏi...không gây nguy hiểm và làm mất vệ sinh cho người chơi. - Phương tiện được xếp đặt đúng vị trí, các dấu quy ước phải làm cho rõ để mọi người đều dễ dàng sử dụng. Nếu chuẩn bị tốt địa điểm và phương tiện chơi thì kết quả tổ chức trò chơi sẽ cao và an toàn cho người chơi. 9/20
File đính kèm:
- skkn_phuong_phap_to_chuc_tro_choi_dan_gian_trong_gio_hoc_noi.pdf