SKKN Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường THCS Thái Thịnh trong giai đoạn hiện nay

pdf 66 trang sklop7 18/07/2024 1240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường THCS Thái Thịnh trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường THCS Thái Thịnh trong giai đoạn hiện nay

SKKN Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường THCS Thái Thịnh trong giai đoạn hiện nay
 MỞ ĐẦU 
 1. Lý do nghiên cứu 
 Môi trường giáo dục là nơi đào tạo những lớp người có tri thức để phục 
vụ xã hội. Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là giường cột của nước nhà. 
Môi trường giáo dục lành mạnh là điều kiện tiên quyết để đào tạo thế hệ trẻ 
trở thành những công dân tốt có tài năng, đạo đức. Trường học là nơi rèn 
đức, luyện tài, trang bị kiến thức cho học sinh. Trong môi trường này, học 
sinh phải biết về trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với thầy cô, bạn 
bè và các mối quan hệ khác. 
 Vậy thực trạng văn hoá học đường ngày nay như thế nào? Phần lớn thế 
hệ trẻ trong nhà trường hiện nay có kiến thức rất rộng, nhanh nhạy trong 
nắm bắt thông tin có sức khoẻ tốt, tinh thần cầu thị trong học tập, khả năng 
ứng dụng những kiến thức học vào thực tiễn cao, quý trọng thầy cô, đoàn kết 
với bạn bè sống có kỷ cương, không ngừng phấn đấu vươn nên trong học tập 
và trong cuộc sống. Nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ đang 
ứng xử một cách vô văn hoá. Nhà tư vấn tâm lý Phạm Thị Thuý cho rằng: 
Văn hoá ứng xử học đường Việt Nam đã ở vào cấp độ báo động đỏ. Quá 
nhiều hành vi thiếu văn hoá của cả học sinh và giáo viên. Văn hoá học 
đường đang xuống cấp nghiêm trọng, là sự xuống cấp đáng sợ nhất của một 
nền giáo dục. Hiện có rất nhiều người đồng tình với ý kiến này khi cho rằng 
văn hoá ứng xử học đường đang bị xem nhẹ. Nhà trường chỉ tập trung vào 
việc dạy kiến thức tự nhiên xã hội mà quên đi giáo dục nhân cách sống cho 
học sinh. Thực tế cho thấy trong môi trường học đường, nơi văn hoá được 
coi trọng, được xây dựng và phát huy lại đang diễn ra những điều thiếu văn 
hoá. Trong môi trường giáo dục hai mối quan hệ chính là quan hệ giữa thầy 
và trò và quan hệ giữa các trò với nhau. Trong đó mối quan hệ giữa thầy và 
trò là mối quan hệ cốt lõi nhất để xây dựng môi trường giáo dục. Theo thống 
kê của Bộ giáo dục đào tạo, từ đầu năm học 2009-2010 đến nay cả nước đã 
xảy ra hơn 1600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học, trong 
đó có các vụ án hình sự ngày càng gia tăng. Học sinh đánh nhau không chỉ 
dùng chân tay hay cặp sách nữa mà là những hình ảnh các học em sinh mặc 
đồng phục tuổi từ 10 đến 18 cầm dao, phớ, kiếm và cả súng tự chế hay súng 
mua chui trên thị trường để “xử nhau” chỉ vì những lí do rất trẻ con như 
“nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông hoặc chỉ đơn giản là 
đánh cho bõ ghét. 
 Không dừng lại ở việc đánh lộn lẫn nhau học trò hiện nay yêu quá sớm, 
yêu nhiều và quan niệm yêu gắn liền với tình dục đã để lại những hậu quả 
 1 
 gương, những cô giáo thiếu tinh thần trách nhiệm, những học trò bàng quan 
với việc học với tương lai, cuộc đời, chúng ta có thể thấy rằng việc giáo dục 
giới trẻ hiện nay đang là vấn đề cấp thiết được cả xã hội quan tâm. Việc xây 
dựng được môi trường giáo dục mà ở đó thầy đúng nghĩa là thầy, trò đúng 
nghĩa là trò, trong môi trường giáo dục đó chỉ có tình yêu thương, sự kính 
trọng, bao dung biết ơn và hoà hiếu đó là mơ ước của tất cả mọi người. 
Nhưng đáng buồn thay thực trạng văn hoá ứng xử của thế hệ trẻ trong nhà 
trường đang xuống cấp một cách nghiêm trọng cả về đạo đức lối sống và ý 
thức sống. 
 Đã đến lúc chúng ta phải thấy được sự cần thiết của việc giáo dục tư 
tưởng đạo đức và lối ứng xử có văn hoá cho thế hệ trẻ. Xây dựng một thế hệ 
trẻ có sức khoẻ, có trí lực, lòng nhiệt huyết, luôn trau dồi về lý tưởng và đạo 
đức cách mạng. Ngoài ra trong cuộc sống luôn chấp hành nghiêm chỉnh các 
chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, gương mẫu 
trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của người công dân. 
 Ở trường trung học cơ sở Thái Thịnh – quận Đống Đa – thành phố Hà Nội 
hiện nay, vấn đề văn hóa ứng xử của học sinh là tương đối tốt. Tuy nhiên 
không phải là không có những biểu hiện đáng lưu tâm từ phía các thầy cô 
giáo và học sinh trong nhà trường. 
 Đề tài này trình bày về vấn đề Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng 
xử cho học sinh trường THCS Thái Thịnh trong giai đoạn hiện nay. 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp nhằm 
giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường THCS Thái Thịnh trong giai 
đoạn hiện nay. 
 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 
 3.1. Khách thể nghiên cứu 
 Hoạt động quản lí của hiệu trưởng trường trung học cơ sở thái Thịnh 
 3.2. Đối tượng nghiên cứu 
 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh 
trường THCS Thái Thịnh trong giai đoạn hiện nay 
 4. Giả thuyết khoa học 
 Việc giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường THCS Thái Thịnh đã 
có một số tiến bộ tuy nhiên còn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của giáo 
dục trong giai đoạn mới. Nếu có biện pháp quản lý hạt động giáo dục văn hóa 
ứng xử tích cực và phù hợp hơn thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục 
toàn diện tại trường trung học cơ sở Thái Thịnh - quận Đống Đa. 
 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài: Khái niệm 
 3 
 Chương 1 
 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ 
 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH 
1.1. Quản lý giáo dục 
 1.1.1.Khái niệm quản lý giáo dục 
 Quản lý là một khái niệm rộng. Nó bao gồm cả sự quản lý sinh học, quản 
lý kỹ thuật và quản lý xã hội. Trên cơ sở các cách tiếp cận khác nhau nên có 
nhiều cách diễn đạt khái niệm về quản lý khác nhau nhưng chúng đều có một 
điểm chung thống nhất như sau: “Quản lý là quá trình tác động có định 
hướng, phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng 
quản lý để đạt được mục tiêu quản lý trong một môi trường luôn biến động. 
Chủ thể quản lý tác động bằng các chế định xã hội, tổ chức về nhân lực, tài 
lực và vật lực, phẩm chất và uy tín, chế độ chính sách, đường lối chủ trương 
trong các phương pháp quản lý và công cụ quản lý để đạt mục tiêu quản lý”. 
 Quản lý giáo dục là quản lý trong lĩnh vực giáo dục. Bàn về khái niệm 
này có nhiều ý kiến khác nhau, sau đây tôi xin nêu một số quan niệm cơ bản 
của các nhà khoa học. 
 Trong tập bài giảng “Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục” tác giả 
Đặng Quốc Bảo có nêu: Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là điều hành 
phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu 
cầu phát triển của xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triên giáo dục thường 
xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người. 
Cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc 
dân. [1] 
 Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: Quản lý giáo dục là hệ thống tác 
động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm 
cho hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của 
Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt 
Nam, mà điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống 
giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. [10] 
 Như vậy, có thể thấy quản lý giáo dục là quá trình tác động có định 
hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo 
dục ở từng cơ sở và toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu giáo dục đã 
định. 
 1.1.2. Các chức năng của quản lý giáo dục 
 “Chức năng quản lý giáo dục là một thể thống nhất giữa hoạt động tất 
yếu của chủ thể quản lý nảy sinh từ sự phân công, chuyên môn hóa trong hoạt 
động quản lý nhằm thực hiện mục tiêu” 
 5 
 tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn 
giáo, văn học nghệ thuật nhằm cung cấp cho sinh hoạt về ăn, mặc và các 
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn 
hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu 
hiện của nó là loài người đã sản sinh nhằm đáp ứng những nhu cầu của cuộc 
sống và đòi hỏi của sự sinh tồn ” 
 Văn hóa dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu Lê Văn Quán là: ”những tri 
thức khoa học văn hóa, sự hiểu biết, trình độ học vấn, trình độ tiếp thu và vận 
dụng những kiến thức khoa học. Hệ thống kiến thức được con người sáng tạo 
và tiếp thu, tích lũy, bổ sung và luôn luôn đổi mới qua các thế hệ thông qua 
lao động, sản xuất, đấu tranh giữa con người với tự nhiên và xã hội. Qua đó 
con người tiếp xúc, giao tiếp với nhau, hình thành nên những tập tục, những 
cách đối nhân xử thế nhất định. Sự hiểu biết được sử dụng làm nền tảng và 
định hướng cho nếp sống, nếp suy nghĩ, đạo lý, tâm hồn và hoạt động của mỗi 
dân tộc đạt tới chân, thiện, mỹ trong mối quan hệ giữa con người với con 
người, giữa con người với môi trường xã hội và tự nhiên” [10; 32] 
 Có thể nói văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con 
người sáng tạo, tích lũy, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong hoạt 
động sản xuất, nếp suy nghĩ, cách sống và sự tương tác giữa con người với tự 
nhiên và xã hội. Những giá trị này được cộng đồng chấp nhận, vận hành trong 
xã hội.. Từ những nhận định trên có thể rút ra một số nhận xét như sau: 
 Thứ nhất: văn hóa bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần chứ 
không chỉ đơn thuần là văn hóa tư tưởng hay văn hóa nghệ thuật. 
 Thứ hai: văn hóa là sự sáng tạo của con người hướng tới chân, thiện, mỹ. 
Do đó nó là dấu hiệu tộc loại để phân biệt con người với động vật. 
 Thứ ba: nói tới văn hóa là nói tới hệ thống với chức năng tổ chức xã hội, 
tính giao tiếp với chức năng điều tiết xã hội, tính lịch sử với chức năng, tính 
nhân bản với chức năng giao tiếp. 
 Thứ tư: văn hóa về bản chất là quá trình phát triển mang tính người, là 
cái đặc trưng cho một cộng đồng dân tộc. 
 Từ những định nghĩa và nội dung xem xét trên ta có thể đưa ra định 
nghĩa văn hóa như sau : Văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần 
được sáng tạo, tích luỹ trong lịch sử nhờ quá trình hoạt động thực tiễn của 
con người. Các giá trị này được cộng đồng chấp nhận, vận hành trong đời 
sống xã hội và liên tiếp truyền lại cho thế hệ sau. 
 Văn hóa đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển. Văn hoá chính là 
yếu tố then chốt trong chính sách phát triển một quốc gia, là nguồn gốc bắt rễ 
của sự phát triển. Văn hoá là nền tảng để xây dựng một đời sống tinh thần 
lành mạnh, đồng thời cũng là động lực của sự phát triển. 
 7 
 chất với những gì mang tính khách quan, thì mặt khác ở hiện tại người ta còn 
quan tâm tới một biểu hiện hết sức đáng chú ý của văn hóa, đó là ứng xử, văn 
hóa ứng xử, đó là văn hóa ứng xử của con người. 
 Vì vậy trong cơ cấu hệ thống, văn hóa ứng xử là một bộ phận, quá trình 
cấu thành tổng thể của văn hóa và đến lượt nó văn hóa ứng xử lại là một hệ 
thống bao gồm những tiểu hệ thống cấu thành. 
 Khi phản ứng lại những tác động khác nhau trong giao tiếp, con người 
thể hiện văn hóa của mình qua thái độ, hành vi, cách sử dụng ngôn ngữ để thu 
phục người khác.Vì vậy qua cách ứng xử, người ta có thể đánh giá người này 
có văn hóa hay không có văn hóa. 
 Nếu xem văn hóa ứng xử là một hoạt động thì đó là hành vi nhằm thực 
hiện các khuôn mẫu mang tính lý tưởng kết tinh những giá trị và chuẩn mực 
mà cá nhân và cộng đồng hướng tới. Văn hóa ứng xử là một phương diện để 
thể hiện nhân cách và bản lĩnh của con người trong hoạt động thực tiễn gắn 
với trình độ văn hóa. 
 Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là ngôn ngữ của cử chỉ là phương tiện 
thể hiện văn hóa của con người, nó phản ánh quá trình hoạt động tạo ra lối 
suy nghĩ của con người. Ngôn ngữ gắn liền với học vấn và tính cách của con 
người, nó cho phép chia sẻ xúc cảm, tình cảm, ý nghĩ, tư tưởng, kinh nghiệm, 
khát vọng, trí nhớ, nhu cầu, tư tưởng của con người. Thông qua ngôn ngữ con 
người có thể hiểu được sự phát triển của văn hóa cá nhân và thời đại của văn 
hóa xã hội. Vì vậy khía cạnh văn hóa ứng xử thể hiện qua cách nói, viết và 
hành động. Điều đầu tiên thể hiện một người có văn hóa ứng xử là thái độ biết 
tôn trọng bản thân và người khác (đối tượng mình giao tiếp), ứng xử có văn 
hóa thể hiện rất đa dạng như trên đã nêu, nó thể hiện bằng: tính cách, cảm 
xúc, tình cảm.. .Tóm lại ứng xử có văn hóa là ứng xử thông minh nhất đem lại 
hiệu quả nhất, thông qua việc ứng xử và bản chất ứng xử có văn hóa cần có. 
 Như vậy, theo cách hiểu trên, văn hóa ứng xử chính là: “Hệ thống tinh 
tuyển những nếp ứng xử, khuôn mẫu ứng xử, chuẩn mực ứng xử, trong mối 
quan hệ ứng xử giữa con người và các đối tượng khác nhau, thể hiện qua 
ngôn ngữ, hành vi, nếp sống, tâm sinh lý...trong quá trình phát triển và hoàn 
thiện đời sống, đã được tiêu chuẩn hóa, xã hội hóa, trở thành chuẩn mực của 
cá nhân, nhóm xã hội, toàn bộ xã hội; phù hợp với đời sống xã hội, với đặc 
trưng, bản sắc văn hóa một dân tộc, một quốc gia... được cá nhân, nhóm xã 
hội, cộng đồng, toàn bộ xã hội, thừa nhận và làm theo” [7; 27]. 
 Còn dưới góc độ xã hội học, văn hóa ứng xử được hiểu là “hệ thống 
các khuôn mẫu ứng xử được thể hiện ở thái độ, kỹ năng ứng xử của cá nhân 
và cộng đồng người trong mối quan hệ với môi trường thiên nhiên, xã hội và 
bản thân, trên cơ sở những chuẩn mực văn hóa- xã hội nhất định để bảo tồn, 
 9 

File đính kèm:

  • pdfskkn_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_van_hoa_ung_xu_cho_hoc_sinh.pdf