SKKN Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm
1/15 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Tên đề tài “Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm.” II. Lí do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, Tiếng Anh là một ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, khoa học, y học, kỹ thuật trên toàn thế giới. Chính vì vậy, bộ môn Tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy trong các trường Tiểu học, THCS, THPT việc dạy và học ngoại ngữ ngày càng được coi trọng. Tuy nhiên trong quá trình dạy và học, giáo viên và học sinh gặp khó khăn về nhiều mặt. Chính vì vậy, chương trình dạy học mới được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển, nhằm tạo bước chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả của giáo dục phổ thông. Đổi mới dạy học là một biện pháp then chốt, có tính đột phá trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật, phương pháp dạy học mới, tích cực giúp tạo sự hứng thú, tích cực và chủ động trong quá trình dạy và học. Mỗi phương pháp đều có những tác dụng, đặc điểm vận dụng khác nhau. Do vậy, người giáo viên cần phải lựa chọn, kết hợp nhiều phương pháp với nhau để phát huy hết tính tích cực, niềm say mê học tập và trinh phục kho tàng kiến thức của học sinh. Trong các hoạt động dạy học đó, hoạt động theo cặp, nhóm phù hợp với đặc thù của bộ môn Tiếng Anh. Trong năm học 2022 - 2023, tôi đã từng áp dụng dạy học theo cặp, nhóm vào giảng dạy môn Tiếng Anh 7 và 9 “Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm.” Hoạt động này rèn luyện cho học sinh hình thức học tập kết hợp giữa cá nhân, cặp, nhóm, tương tác giữa các nhóm, phát triển kỹ năng làm việc nhóm. Khuyến khích mọi học sinh tham gia vào các hoạt động của bài học, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và yêu thích với môn học. III. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ tình hình thực tế giảng dạy Tiếng Anh ở trường THCS , bản thân tôi thấy được hạn chế của học sinh trong việc học Tiếng Anh, từ khâu lĩnh hội từ mới, ngữ liệu mới cho đến việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ các em học. Để giúp các em dễ dàng, hồn nhiên tiếp cận với một ngôn ngữ mới đó, đề tài “Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm.” Là sự kết hợp các phương pháp quan sát, nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu tài liệu, tổng kết kinh nghiệm để xác định và đề xuất những biện pháp, thủ thuật nhằm nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS. Trên cơ sở những 3/15 + Thứ nhất, làm tăng sự tham gia của học sinh. Nếu một chủ đề trong lớp được năm hay sáu nhóm thảo luận trong cùng một thời gian thì điều này có nghĩa là số lượng học sinh được nói và thời gian thảo luận của từng cá nhân được tăng lên từ năm đến sáu lần. Hơn nữa, sự tham gia vào cặp - nhóm không những cuốn hút được những học sinh tích cực mà còn lôi kéo được cả những học sinh rụt rè nữa. Học sinh sẽ thấy thoải mái hơn khi giao tiếp trong các nhóm nhỏ, do đó, có thể tự diễn đạt những suy nghĩ của mình một cách tự nhiên hơn. + Thứ hai, thông thường học sinh thích hoạt động theo nhóm hơn là phải trả lời giáo viên trước lớp. Lí do là vì, khi giao tiếp trong nhóm nhỏ, kiểu ngôn ngữ học sinh dùng để diễn đạt thường cụ thể, thân mật và họ có điều kiện để thử nghiệm ngôn ngữ mà không bị áp lực từ bên ngoài. + Điểm lợi thứ ba của hoạt động thảo luận theo cặp và theo nhóm là, trong khi tiến hành những hoạt động giao tiếp này, học sinh có nhiều điều kiện để giúp đỡ nhau hơn, các em sẽ học nhau một cách hữu thức hay vô thức thông qua việc chữa lỗi cho nhau và bổ sung kiến thức cho nhau và cùng nhau phát triển các kĩ năng. B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI I. Cơ sở lí luận Với định hướng lấy người học làm trung tâm, việc lựa chọn phương pháp giảng dạy thường phức tạp hơn việc xây dựng các mục tiêu giảng dạy rất nhiều. Thông thường, giáo viên có thể tiến hành công việc này theo hai giai đoạn. Trong giai đoạn thứ nhất, giáo viên cần tìm kinh nghiệm của người học và các phương pháp học tập mà họ ưa thích để trên cơ sở đó, với kinh nghiệm sẵn có của mình, giáo viên có thể lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp. Ở giai đoạn thứ hai, giáo viên cần thu hút sự tham gia tích cực của học sinh vào việc lập kế hoạch cho các chương trình học tập của họ. Công việc này có thể thực hiện được bằng cách khuyến khích học sinh suy nghĩ, tham gia vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Do đó việc tổ chức hoạt động học tập trong các giờ học nói chung và trong giờ học ngoại ngữ nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng và rất cần được giáo viên chú ý trong việc thiết kế chương trình, nội dung của bài giảng. Hai hình thức tổ chức lớp học phổ biến là làm việc theo cặp (Pairwork) và làm việc theo nhóm (Groupwork) để làm cho giờ học thêm sôi nổi, học sinh hứng thú với bài học, học sinh tự do sáng tạo, thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua các yêu cầu của hoạt động, học sinh cũng có thể chia sẻ những hiểu biết của mình về bất kì một lĩnh vực với bạn học đồng thời cũng học được những cái hay từ bạn học của mình. Thông qua những hoạt động cặp, nhóm, những áp lực trong học tập được giảm xuống. 5/15 quan trọng hơn cả là tâm lý ngại giao tiếp làm cho việc đưa tiếng Anh vào môi trường sinh hoạt còn nhiều hạn chế. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học đồng thời làm cho mục tiêu dạy học ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp khó có thể thực hiện được. Trong quá trình áp dụng hoạt động theo cặp, nhóm tôi nhận thấy đa số học sinh chủ động tham gia, đặc biệt là học sinh khá giỏi, còn học sinh yếu kém thì sao? Để thu hút học sinh yếu, kém tham gia vào hoạt động thì giáo viên phải khai thác từ học sinh khá giỏi, phân cặp, nhóm có cả hai đối tượng trên. Dưới đây là bảng thống kê kết quả đầu năm học (kiểm tra việc nắm được nội dung bài học) Số hs Điểm 9, 10 Điểm trên 5 Điểm dưới 5 được Lớp kiểm tra SL % SL % SL % 7A 40 5 12,5 25 62,5 10 25 9B 38 3 7,9 23 60,5 12 31,6 IV. Cách thức tổ chức hoạt động theo cặp – nhóm 1. Tổ chức cặp - nhóm Tổ chức cặp nhóm như thế nào cho hiệu quả cao là một vấn đề cần được quan tâm. Chúng ta nên chọn một trong số các cách tổ chức cặp, nhóm sau: + Theo cặp, nhóm bạn bè. Đây là hình thức cơ bản nhất để tạo không khí thoải mái khi làm việc trong các cặp và nhóm. Có hai cách thành lập cặp và nhóm. Thứ nhất là để các học sinh tự thành lập các cặp và nhóm của mình. Nếu cách làm thứ nhất gặp khó khăn, giáo viên có thể chọn cách thứ hai là yêu cầu học sinh viết tên các bạn theo cặp hoặc nhóm, trên cơ sở đó giáo viên sẽ quyết định các cặp hoặc nhóm cho luyện tập. + Theo khả năng của học sinh. Cũng có hai cách tổ chức cặp, nhóm theo trình độ học sinh. Thứ nhất là tổ chức cặp, nhóm hỗn hợp giữa học viên khá, giỏi với học sinh kém hơn. Hình thức này tạo điều kiện cho các học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Cách thứ hai là tổ chức các cặp, nhóm học sinh có cùng trình độ. Hình thức này có ưu điểm là giáo viên có thể giao các loại hình bài tập phù hợp với trình độ từng loại học sinh, mặt khác giáo viên có điều kiện giúp đỡ học sinh kém hơn. + Tổ chức cặp, nhóm ngẫu nhiên. Giáo viên có thể tổ chức cặp, nhóm một cách ngẫu nhiên, không theo một quy định cụ thể nào. Ví dụ: tổ chức cặp, nhóm theo chỗ ngồi như các học sinh ngồi sát nhau, theo bàn học, theo hai bàn học, theo cặp, nhóm ngồi xa nhau, theo tháng sinh trong năm, theo màu sắc của áo các học sinh đang mặc, theo cùng hoặc khác nhau về quốc tịch, giới tính, 7/15 Học sinh hoạt động theo nhóm, trình bài của nhóm trước lớp. 3. Một số vấn đề thường gặp trong việc tổ chức hoạt động cặp - nhóm và cách khắc phục Hoạt động theo cặp nhóm có nhiều lợi thế, nhưng nếu hai hoạt động này không được tổ chức một cách phù hợp thì chúng rất dễ phản tác dụng và trong trường hợp này, thay vì lớp học được tổ chức theo hình thức hoạt động chung, nó sẽ trở thành một cái “chợ vỡ” vượt ra khỏi tầm kiểm soát của giáo viên. Gặp trường hợp này, cách khắc phục là giáo viên phải đưa ra những hướng dẫn rõ ràng để đảm bảo tất cả học sinh đều hiểu và có thể tiến hành hoạt động sau khi nghe hướng dẫn. Chủ đề thảo luận cũng ảnh hưởng đến hứng thú của học sinh nên giáo viên cũng cần lựa chọn những chủ đề thảo luận thú vị, phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh, lôi cuốn tất cả học sinh đều tích cực tham gia. Hơn nữa, giáo viên cũng cần phân biệt tính chất “tiếng ồn” được tạo ra bởi hoạt động cặp – nhóm. Nếu tiếng ồn là do kết quả thảo luận của học sinh tạo nên thì đó được gọi là thứ âm thanh tốt “good noise” và không nên cố gắng để làm giảm mà chỉ nên nhắc để học sinh điều chỉnh. Một vấn đề cũng thường gặp khi tiến hành tổ chức hoạt động cặp – nhóm là học sinh có thể mắc quá nhiều lỗi mà giáo viên không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, giáo viên cũng có thể khắc phục bằng cách đưa ra những hướng dẫn cụ thể trước khi tiến hành hoạt động và thông qua hình thức kiểm tra sau khi cho học sinh tiến hành thảo luận. Việc này có thể giúp giáo viên phát hiện và sửa những lỗi mà học sinh gặp phải nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên việc sửa lỗi cũng 9/15 Giáo viên chuẩn bị sẵn các mảnh ghép có liên quan đến nội dung bài học, cho học sinh chọn cặp, nêu nhiệm vụ cho thời gian để hoàn thành nhiệm vụ. Ví dụ: English 7 I Learn Smart World Unit 10 Lesson 2.2 Grammar 5. Các hình thức luyện tập theo nhóm Tùy thuộc vào từng hoạt động trong bài học mà giáo viên có thể sử dụng một số hình thức hoạt động theo nhóm như sau: a. Chain game: Đối với hoạt động nhóm này, tôi đã áp dụng rất nhiều vào các tiết dạy trong chương trình Tiếng Anh 7 Unit 5 Lesson 1.2 Pronunciation - Speaking Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm, nêu yêu cầu của hoạt động, đặt thời gian cụ thể để các nhóm thực hành: Student 1: I have a bottle of water in the fridge. Student 2: I have a bottle of water and a carton of milk in the fridge. Student 3: I have a bottle of water, a carton of milk and a can of beans in the fridge. b. Mindmap: Với hoạt động này học sinh làm việc ở lớp hoặc ở nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên nêu chủ đề, giao nhiệm vụ của từng nhóm và cho thời gian cụ thể để các nhóm hoàn thành. Sau đó đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe và bổ sung nếu thấy cần thiết hoặc đặt thêm câu hỏi. Hoạt động này áp dụng đối với học sinh khối 8 và 9 sẽ dễ dàng hơn còn học sinh khối 6 và 7 giáo viên phải hướng dẫn cặn kẽ và chi tiết hơn. 11/15 Ví dụ: English 9 unit 1, 2, 3 and 4 A closer look 1 Pronunciation d. Building beehives: V. Một vài ví dụ minh họa 1. Tiếng Anh 9 Unit 5 Wonders Viet Nam - Skills 1 and Skills 2 Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tiếp cận nội dung bài học thông qua tranh, chia nhóm để học sinh hoạt động: Where is the wonder? How to When is get here? it held? Name of wonders What How are long ? activities ? Who is worship ped?
File đính kèm:
- skkn_tao_hung_thu_phat_huy_tinh_tich_cuc_va_chu_dong_cua_hoc.docx