SKKN Tích hợp bộ môn Ngữ văn để tạo hứng thú và hiệu quả học tập trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

pdf 35 trang sklop7 24/07/2024 1090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp bộ môn Ngữ văn để tạo hứng thú và hiệu quả học tập trong dạy học Lịch sử ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tích hợp bộ môn Ngữ văn để tạo hứng thú và hiệu quả học tập trong dạy học Lịch sử ở trường THCS

SKKN Tích hợp bộ môn Ngữ văn để tạo hứng thú và hiệu quả học tập trong dạy học Lịch sử ở trường THCS
 Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 
 PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài 
 Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo rất coi trọng việc dạy và học bộ môn Lịch 
sử. Đúng như Hồ Chí Minh đã khẳng định trong hai câu thơ mở đầu trong cuốn “Lịch sử 
nước ta”: 
“Dân ta phải biết sử ta 
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” 
 Không chỉ ở nước ta mà ở các nước tiên tiến trên thế giới cũng chú trọng việc dạy 
môn Lịch sử vì nó đào tạo con người có bản sắc dân tộc. Nhưng trong thực tế cũng không 
ít người cho rằng, môn Lịch sử là bộ môn học thuộc nặng về ghi nhớ những sự kiện năm 
tháng dài lê thê và xếp vào môn phụ, vì vậy ảnh hưởng không tốt vào mục tiêu đào tạo và 
giáo dục thế hệ trẻ. Bởi nhiều lí do, trong đó có lí do cuộc sống kinh tế thị trường ngày 
nay, khi hầu hết các giá trị đều qui đổi thành hàng hóa, tiền bạc và lợi nhuận thì kiến thức 
từ các môn tự nhiên được phụ huynh và học sinh hết sức đề cao. Ngược lại các môn khoa 
học xã hội, đặc biệt như môn Sử, Địa thì học sinh chỉ học cho qua loa, đại khái, thậm chí 
còn cảm thấy “chán ngán” nếu như giáo viên dạy môn đó không cải tiến phương pháp, dạy 
theo lối truyền thống... Câu hỏi “Học Lịch sử để làm gì?” cũng sẽ được qui về giá trị lợi 
ích mà nó đem lại. Điều này cũng được phản ánh rõ nét nhất bằng các kì thi tốt nghiệp 
THPT và kì thi ĐH, Cao đẳng những năm gần đây, số học sinh chọn thi môn Lịch sử ngày 
càng ít, thậm chí ở nhiều hội đồng thi còn không có em nào chọn thi môn Lịch sử. 
 Ở các trường THCS nói chung, đa số học sinh còn lười học và chưa có sự say mê 
môn học Lịch sử, ngay cả khi hỏi đến những mốc quan trọng nhất của lịch sử dân tộc nhiều 
em cũng không trả lời được, khi được giải đáp về câu hỏi đó thì cũng không hiểu gì về sự 
kiện lịch sử ấy. 
 Nếu không sớm cải cách môn Lịch sử ở cấp học phổ thông, khắc phục tình trạng sa 
sút đến mức báo động như hiện nay thì sẽ tạo ra những hẫng hụt về kiến thức lịch sử Việt 
Nam và thế giới, để lại những hậu quả rất đáng lo ngại trong kế thừa các giá trị di sản lịch 
sử và văn hóa dân tộc, trong gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, trong định hướng phát triển 
nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam, nhất là khi giao lưu và đối thoại với các nền văn 
minh, văn hóa trên thế giới. 
 Vì vậy, để khắc phục tình trạng thế hệ trẻ ngày càng mai một kiến thức lịch sử và 
không thích học môn Lịch sử, thì cần có rất nhiều chính sách và các biện pháp giáo dục 
học sinh trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm, kết quả học tập môn Lịch sử nói chung và 
lịch sử dân tộc nói riêng. Để giải quyết hiện trạng đó không phải một sớm một chiều và 
 1 Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 
 - Áp dụng cho nhiều bài học Lịch sử cấp THCS phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ 
năng, giới hạn trong việc tạo kĩ năng tích hợp liên môn cho giáo viên và học sinh, giúp học 
sinh hình thành kĩ năng, phương pháp học tập tốt hơn. 
 - Các tài liệu về phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử. 
5. Phương pháp nghiên cứu thực hiện đề tài 
 - Nghiên cứu, phân loại các tác phẩm văn học dân gian và văn học viết để đưa vào 
bài giảng. 
 - Đọc các tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học và phát huy tính tích cực, chủ 
động học tập của học sinh. 
 - Thực nghiệm có đối chứng. 
 - Khảo sát kết quả, bài học kinh nghiệm. 
 - Dự giờ đồng nghiệp để có so sánh đối chiếu. 
 - Chú trọng sinh hoạt nhóm để trao đổi kinh nghiệm 
6. Kế hoạch nghiên cứu 
 - Từ tháng 08 năm 2017 đến tháng 10 năm 2017: thu thập các tài liệu liên quan đến 
đề tài. 
 - Từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 02 năm 2018: 
 + Kết hợp thao giảng, dự giờ đồng nghiệp và trao đổi, rút kinh nghiệm qua từng tiết 
dạy. 
 + Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh và làm bài để từ đó có điều chỉnh 
và bổ sung hợp lí. 
 - Tháng 03 năm 2018: tiến hành viết sáng kiến kinh nghiệm. 
7. Cấu trúc sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) 
 SKKN gồm phần mở đầu, phần nội dung, kết luận và khuyến nghị. 
 Phần nội dung gồm có 3 chương: 
 Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài. 
 Chương 2: Thực trạng vấn đề hứng thú học tập môn Lịch sử của học sinh THCS 
 hiện nay. 
 Chương 3: Một số giải pháp để tạo hứng thú, hiệu quả học tập cho học sinh THCS 
thông qua việc tích hợp với môn Ngữ văn trong dạy học Lịch sử. 
 3 Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 
 Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói 
chung và dạy học Lịch sử nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm 
phát huy tính tích cực, hứng thú của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. 
 Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học 
với môn Lịch sử, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường 
tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau “Từ những năm 60 của 
thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương 
trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết 
các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này” 
 Từ năm học 2012 – 2013, Bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức liên môn 
vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tuy nhiên đây là một hình thức dạy học mới, 
giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy, việc vận 
dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các bộ môn còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. 
 1.2.2. Cơ sở thực tiễn 
 Môn Lịch sử là bộ môn có vai trò quan trọng, qua đó học sinh có thể hiểu biết về 
lịch sử dân tộc và thế giới, từ đó hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Tuy nhiên, 
thực trạng của việc dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện còn những 
tồn tại đó là nội dung của nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan với nhiều sự kiện lịch sử 
nặng về chiến tranh cách mạng, ít đề cập về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, chưa xen kẽ với 
văn học, khoa họcnên chưa tạo được sự hứng thú học sử đối với học sinh. Học sinh còn 
hiểu một cách rời rạc, không nắm được mối quan hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh 
vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn. 
 Yêu cầu hiểu biết lịch sử, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt cho giáo viên 
lịch sử nhiệm vụ: Làm thế nào nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử, kích thích sự 
hứng thú học sử cho học sinh. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên dạy sử không 
chỉ có kiến thức vững vàng về bộ môn Lịch sử, mà còn phải có những hiểu biết vững chắc 
về các bộ môn Địa lý, Ngữ văn, Nghệ thuật, Khoa họcđể vận dụng vào bài giảng lịch sử 
làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng. 
1.3. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 
 1.3.1. Khái niệm hứng thú và hứng thú học tập 
 Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối với 
cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm trong quá trình hoạt động. 
 5 Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 
 Dạy học tích hợp là một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở học sinh những năng 
lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, 
kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa là đảm bảo để mỗi học 
sinh biết cách vận dụng kiến thức học được trong nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ, 
khó khăn, bất ngờ, qua đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, một người lao 
động có năng lực. Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập trong nhà trường phải được gắn 
với các tình huống của cuộc sống mà sau này học sinh có thể đối mặt, vì thế nó trở nên có 
ý nghĩa đối với các em. Với cách hiểu như vậy, dạy học tích hợp phải được thể hiện ở cả 
nội dung chương trình, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hình thức tổ 
chức dạy học. 
 Như vậy, thực hiện dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển 
cá nhân mỗi học sinh, giúp các em thành công trong vai trò của người chủ gia đình, người 
công dân, người lao động tương lai. 
 Dạy học tích hợp là định hướng về nội dung và phương pháp dạy học, trong đó giáo 
viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều 
lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những 
kiến thức, kĩ năng mới, phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải 
quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. 
 * Tầm quan trọng của tích hợp trong dạy học 
 - Thứ nhất, do mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều ít nhiều có mối 
liên hệ với nhau. Nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm tương đồng và cùng một nguồn 
cội  Để nhận biết và giải quyết các sự vật, hiện tượng ấy, cần huy động tổng hợp các 
kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay 
đang ngày càng xuất hiện các môn khoa học “liên ngành”. 
 - Thứ hai, trong quá trình phát triển của khoa học và giáo dục, nhiều kiến thức, kĩ 
năng chưa hoặc chưa cần thiết trở thành một môn học trong nhà trường, nhưng lại rất cần 
trang bị cho HS để các em có thể đối mặt với những thách thức của cuộc sống. Do đó cần 
tích hợp giáo dục các kiến thức và kĩ năng đó thông qua các môn học. 
 - Thứ ba, do tích hợp mà các kiến thức gần nhau, liên quan với nhau sẽ được nhập 
vào cùng một môn học nên số đầu môn học sẽ giảm bớt, tránh được sự trùng lặp không cần 
thiết về nội dung giữa các môn học nhằm giảm tải cho học sinh. 
 - Thứ tư, khi người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp, sử dụng các 
hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống, ngoài giúp học sinh chủ động, tích cực say mê học 
tập còn lồng ghép được các nội dung khác nhau như: bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo 
 7 Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử Năm học: 2017- 2018 
 Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ 
 CỦA HỌC SINH THCS HIỆN NAY 
2.1. Thực trạng vấn đề hứng thú học tập của học sinh THCS trong môn Lịch sử 
 Tính hứng thú học tập nói chung và trong môn Lịch sử nói riêng được biểu hiện 
thông qua nhiều đặc điểm sắc thái khác nhau, trước hết nó được nhìn nhận, biết đến thông 
qua những thái độ, xúc cảm của người học cụ thể như thái độ của người học như nào đối 
với môn Lịch sử trên những bình diện thích học, không thích học hay chỉ là bình thường, 
sau đó là những đánh giá về vai trò, vị trí của môn học trong quá trình dạy và học. Tuy 
nhiên, không phải với bất cứ học sinh nào cũng có cái nhìn, lời đánh giá chính xác về môn 
học đó. Vậy thì thái độ của học sinh THCS đối với môn Lịch sử được thể hiện như nào 
chúng ta đi vào tìm hiểu. 
 Cuộc khảo sát về thái độ học tập của 250 học sinh ở một trường THCS (trong đó có 
197 phiếu hợp lệ) cho được kết quả như sau: 
 Bảng 2.1: Thái độ của HS đối với môn Lịch sử 
 Thái độ Số lượng Tỷ lệ % 
 Rất thích học 10 5,08 
 Thích học 40 20,30 
 Bình thường 136 69,04 
 Không thích học 11 5,58 
 Qua bảng 2.1, đã phản ảnh được rằng một số học sinh đã có sự yêu thích đối với 
môn Lịch sử nhưng cũng có đến 70% các em học sinh có thái độ “bình thường” đối với 
môn học này. Thái độ bình thường ở đây có thể quy ra một cách cụ thể thành những biểu 
hiện như thờ ơ, hờ hững với môn học Lịch sử - môn học được cho là nhiều chữ, nhiều sự 
kiện. Qua kết quả khảo sát chúng ta thấy, học sinh THCS hiện nay và thực tế từ rất lâu các 
em đều không quan tâm nhiều đến môn Lịch sử, đó là tình trạng chung của nhiều môn xã 
hội khác cũng không riêng gì với môn sử vì đa số các em HS bây giờ đều chú trọng, quan 
tâm đến các môn khoa học tự nhiên – các môn này sẽ cho các em nhiều lựa chọn trong học 
tập cũng như trong công việc sau này... 
 Qua đó có thể thấy, vấn đề hứng thú học tập lịch sử của học sinh THCS hiện nay là 
chưa cao, hầu hết các em học sinh không có hứng thú với môn học này. Xuất phát từ chính 
thực tế đó đặt ra một nhiệm vụ phải làm sao để các em có thể tích cực hơn trong môn Lịch 
sử, có thể hứng thú hơn với môn học này để góp phần nâng cao chất lượng, kết quả môn 
 9 

File đính kèm:

  • pdfskkn_tich_hop_bo_mon_ngu_van_de_tao_hung_thu_va_hieu_qua_hoc.pdf