SKKN Vận dụng mô hình "Lớp học đảo ngược" vào dạy học trực tuyến môn Vật lý nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng mô hình "Lớp học đảo ngược" vào dạy học trực tuyến môn Vật lý nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng mô hình "Lớp học đảo ngược" vào dạy học trực tuyến môn Vật lý nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Thế kỉ XXI với sự bùng nổ của khoa học và công nghệ, lượng tri thức của nhân loại tăng lên nhanh chóng. Cho dù nhà trường tốt đến mấy cũng không thể dạy đủ và dạy hết tri thức cho học sinh (HS), không thể đáp ứng hết nhu cầu học tập của người học cũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội. Xã hội hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải chuẩn bị cho mình những hành trang nhất định để hội nhập và phát triển. Trong đó năng lực tự học (NLTH) là năng lực cốt lõi cần hình thành từ sớm cho mỗi cá nhân, nhất là trong độ tuổi HS. Vì vậy, bồi dưỡng tự học cho HS là một công việc có vị trí cực kì quan trọng trong các nhà trường phổ thông. Chỉ có tự học, tự bồi đắp tri thức bằng nhiều con đường, nhiều cách thức khác nhau thì mỗi HS mới có thể bù đắp được những thiếu khuyết về tri thức khoa học. Do vậy, nhà trường phải giúp cho từng HS thay đổi triệt để quan niệm và phương pháp học tập phù hợp với yêu cầu của thời đại, góp phần giúp các em hình thành và rèn luyện khả năng tự nghiên cứu và tự học suốt đời. Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng đã nêu lên mục tiêu cụ thể: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhập và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Để thực hiện tốt mục tiêu trên giáo viên (GV) cần thay đổi phương pháp dạy học để HS có thể tự học, tự nghiên cứu tri thức và phát triển năng lực của từng cá nhân. Trên thực tế trước tình hình dịch bệnh đang còn chưa kiểm soát thì việc dạy học trực tuyến là một giải pháp giúp ngành giáo dục vẫn đảm bảo việc dạy và học, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn cho học sinh. Tuy nhiên với đối tượng học sinh THCS việc ngồi lâu trước màn hình máy tính sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là đôi mắt của học sinh. Vì vậy sử dụng mô hình lớp học đảo ngược sẽ giúp học sinh phát huy năng lực tự học tốt hơn. Như vậy việc học của học sinh sẽ không còn nhàm chán và thụ động, học sinh sẽ hào hứng trước mỗi giờ vào học. Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược - Flipped Classroom là một trong những phương pháp dạy học hiện đại và đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Qua phương pháp dạy học này, người học sẽ phải tự tiếp cận kiến thức ở nhà, tự mình trải nghiệm, khám phá, tìm tòi các thông tin liên quan về bài học thay vì tiếp thu kiến thức một cách thụ động từ giáo viên. Mô hình này giúp việc học tập hiệu quả hơn, giúp người học tự tin hơn, làm chủ quá trình học tập của chính bản thân mà không còn bị động, phụ thuộc trong quá trình khám phá tri thức. 1 - Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tự học ứng dụng thực tế và hiệu quả mô hình đã đề ra. - Phân tích, xử lí thống kê số liệu thực nghiệm sư phạm. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau: 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đề tài. - Phân tích, tổng hợp những nguồn tài lệu thu được. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra thực trạng việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tuyến tại một số trường THCS với việc phát triển năng lực tự học cho học sinh. - Thảo luận trao đổi ý kiến với các giáo viên giàu kinh nghiệm dạy môn Khoa học tự nhiên về nội dung kiến thức, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học trong quá trình dạy học. - Thăm dò ý kiến học sinh năng lực tự học sau khi học xong các tiết học vận dụng mô hình lớp học đảo ngược mà đề tài đưa ra. 5.3. Phương pháp toán học thống kê - Sử dụng phương pháp toán học thống kê để xử lí kết quả điều tra về định lượng, chủ yếu tính điểm trung bình, tính phần trăm. 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu đề tài - Về lý luận: Góp phần làm rõ cơ sở lí luận về vấn đề hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS THCS, làm rõ khái niệm, vai trò đặc điểm của mô hình lớp học đảo ngược. - Về thực tiễn: + Điều tra, đánh giá được thực trạng việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học nhằm phát triển năng lực tự học cho HS THCS. + Xác định được các tiêu chí và bộ công cụ đánh giá sự phát triển năng lực tự học cho HS THCS. + Đưa ra được quy trình tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho HS THCS. + Thiết kế được kế hoạch bài dạy trực tuyến theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho HS THCS. + Đánh giá được năng lực tự học của HS thông qua các tiêu chí và bộ công cụ đã xác định ở trên. 7. Cấu trúc của sáng kiến Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của sáng kiến được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh. 3 - Thiết kế các tiến trình bồi dưỡng NLTH cho HS theo mô hình lớp học đảo ngược đã xây dựng. 2. Ý nghĩa của đề tài đối với hoạt động giáo dục 2.1. Đối với học sinh 2.2. Về phía giáo viên 3. Hướng phát triển của đề tài Qua thời gian nghiên cứu chúng tôi nhận thấy đề tài có thể phát triển không chỉ ở môn Vật lý mà có thể áp dụng ở các phân môn khác để đổi mới phương pháp dạy học và phát triển năng lực tự chủ tự học cho học sinh. Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi rút ra những kinh nghiệm sau: - Phải có sự chuẩn bị chu đáo về ý tưởng, về xây dựng đề cương, tham khảo tài liệu có liên quan. - Đề tài được lựa chọn phải gắn liền với thực tiễn giảng dạy của giáo viên. - Để có một để tài chất lượng và vận dụng vào thực tiễn có hiệu quả thì giáo viên phải có sự đầu tư cho nội dung của đề tài. - Bên cạnh đó, giáo viên nên lắng nghe ý kiến đóng góp của giáo viên bộ môn và học sinh để từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân, khắc phục những hạn chế để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn. 4. Đề xuất, kiến nghị + Mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tuyến có thể sử dụng để giảng dạy nhiều nội dung chương trình Vật lý + Cần xây dựng nền tảng CNTT và triển khai bồi dưỡng, nâng cao trình độ CNTT cho GV, tạo điều kiện để đáp ứng tốt hơn cho quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực như hiện nay. Bên cạnh đó, tự bản thân mỗi giáo viên cũng không ngừng nâng cao trình độ CNTT của mình. + Việc tổ chức dạy học để bồi dưỡng NLTH và đánh giá sự phát triển NLTH của HS cần được tiếp tục triển khai nghiên cứu. Trên đây là kết quả bước đầu mà tôi đã nghiên cứu dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học trực tuyến. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. 5
File đính kèm:
- skkn_van_dung_mo_hinh_lop_hoc_dao_nguoc_vao_day_hoc_truc_tuy.pdf